CHỈ RA HAI CÁI VỌNG THẤY

CHỈ RA HAI CÁI VỌNG THẤY

KINH LĂNG NGHIÊM - HÀNH GIẢI

-----oo0oo-----

Cúi mong Phật mở rộng lòng từ, ban cho con mắt đại huệ, khai thị cho chúng con tâm giác sáng tỏ thanh tịnh. Nói xong A Nan buồn khóc cúi lạy, vâng nghe lời dạy.
CHỈ RA HAI CÁI VỌNG THẤY

A Nan bạch Phật rằng: Bạch Thế Tôn, như Phật Thế Tôn vì chúng con giảng nói tướng nhân duyên, tự nhiên, các tướng hòa hợp và chẳng hòa hợp, tâm còn chưa khai ngộ, nay lại nghe khi thấy mà có tướng thấy thì chẳng phải là tánh thấy bèn càng thêm mê muội.

Cúi mong Phật mở rộng lòng từ, ban cho con mắt đại huệ, khai thị cho chúng con tâm giác sáng tỏ thanh tịnh. Nói xong A Nan buồn khóc cúi lạy, vâng nghe lời dạy.

Khi ấy Thế Tôn thương xót A Nan cùng đại chúng, đang muốn diễn bày đại tổng trì, con đường tu hành vi diệu các tam ma đề, nên mới bảo A Nan rằng: Ông tuy nhớ giỏi nhưng chỉ thêm phần đa văn, đối với xa ma tha quán chiếu vi mật, tâm còn chưa rõ. Nay ông hãy lắng nghe kỹ, ta sẽ vì ông phân biệt chỉ bày, cũng khiến cho những người hữu lậu ở tương lai được quả Giác ngộ.

Do thói quen (nghiệp) lâu đời nên chúng sanh chúng ta khi nói đến thấy thì phải thấy cái gì. Do thói quen mà thấy có sắc tướng, “mờ tối thành có hư không, trong cái hư không mờ tối ấy, kết cái mờ tối thành sắc, sắc xen lẫn với vọng tưởng…”. Cho nên khi nói “thấy mà chẳng có tướng thấy, đó là tánh thấy” thì sanh nghi ngờ.

Xa ma tha quán chiếu vi mật là chỉ quán vi mật. Chỉ quán vi mật thì mới thấy được sự vọng thấy điên đảo phân biệt Đức Phật sắp chỉ dạy.

CHỈ RA HAI CÁI VỌNG THẤY

A Nan bạch Phật rằng: Bạch Thế Tôn, như Phật Thế Tôn vì chúng con giảng nói tướng nhân duyên, tự nhiên, các tướng hòa hợp và chẳng hòa hợp, tâm còn chưa khai ngộ, nay lại nghe khi thấy mà có tướng thấy thì chẳng phải là tánh thấy bèn càng thêm mê muội.

Cúi mong Phật mở rộng lòng từ, ban cho con mắt đại huệ, khai thị cho chúng con tâm giác sáng tỏ thanh tịnh. Nói xong A Nan buồn khóc cúi lạy, vâng nghe lời dạy.

Khi ấy Thế Tôn thương xót A Nan cùng đại chúng, đang muốn diễn bày đại tổng trì, con đường tu hành vi diệu các tam ma đề, nên mới bảo A Nan rằng: Ông tuy nhớ giỏi nhưng chỉ thêm phần đa văn, đối với xa ma tha quán chiếu vi mật, tâm còn chưa rõ. Nay ông hãy lắng nghe kỹ, ta sẽ vì ông phân biệt chỉ bày, cũng khiến cho những người hữu lậu ở tương lai được quả Giác ngộ.

Do thói quen (nghiệp) lâu đời nên chúng sanh chúng ta khi nói đến thấy thì phải thấy cái gì. Do thói quen mà thấy có sắc tướng, “mờ tối thành có hư không, trong cái hư không mờ tối ấy, kết cái mờ tối thành sắc, sắc xen lẫn với vọng tưởng…”. Cho nên khi nói “thấy mà chẳng có tướng thấy, đó là tánh thấy” thì sanh nghi ngờ.

Xa ma tha quán chiếu vi mật là chỉ quán vi mật. Chỉ quán vi mật thì mới thấy được sự vọng thấy điên đảo phân biệt Đức Phật sắp chỉ dạy.

CHỈ HAI THỨ VỌNG THẤY

A Nan, tất cả chúng sanh luân hồi trong thế gian đều do hai cái vọng thấy điên đảo phân biệt. Ngay nơi tâm tánh mà phát sanh, ngay đó mà nghiệp luân chuyển.

Thế nào là hai cái vọng thấy? Một là vọng thấy biệt nghiệp của chúng sanh. Hai là vọng thấy đồng phận của chúng sanh.

Tánh thấy không có tướng gì để thấy nên hằng hằng không ô nhiễm, hằng hằng giải thoát. Còn sanh tử là do vọng thấy tướng và chạy theo chúng mà thành ra luân chuyển. Biết được bản chất của hai cái vọng thấy này bèn giải thoát.

Thế mới biết sanh tử hay Niết bàn cũng đều từ một cái thấy này.

Tánh thấy là ngay nơi tâm tánh mà không phát sanh, ngay đó mà không luân chuyển để thành nghiệp.

Thế nào là vọng thấy biệt nghiệp?

A Nan, như người thế gian bị bệnh nhặm mắt, ban đêm nhìn đèn sáng, riêng thấy có bóng tròn năm màu bao quanh. Ý ông nghĩ sao? Cái bóng sáng tròn hiện ra nơi ngọn đèn là sắc tướng của ngọn đèn hay sắc tướng của cái thấy?

A Nan, nếu sắc tướng này của ngọn đèn thì những người không nhặm mắt sao chẳng cùng thấy, mà chỉ riêng người nhặm mắt mới thấy cái bóng tròn? Nếu đó là sắc tướng của cái thấy thì cái thấy đã thành sắc tướng thì người nhặm mắt kia thấy bóng tròn thì gọi là gì?

Lại nữa, A Nan, nếu bóng tròn ấy rời đèn mà riêng có, thì khi nhìn những vật chung quanh như bình phong, màn, bàn ghế cũng phải có bóng tròn hiện ra. Còn nếu rời cái thấy mà riêng có thì lẽ ra chẳng phải mắt thấy. Tại sao chỉ người nhặm mắt mới thấy bóng tròn?

Thế nên phải biết, ánh sáng thật ở nơi đèn, cái thấy bị bệnh làm ra có bóng tròn. Bóng tròn và cái thấy có bóng tròn đều là bệnh nhặm. Cái thấy được bệnh nhặm thì vốn chẳng bệnh.

Rốt cuộc chẳng nên nói cái bóng tròn ấy là ngọn đèn hay cái thấy, hoặc trong đó chẳng phải đèn hay chẳng phải cái thấy. Ví như mặt trăng thứ hai, chẳng phải mặt trăng thật, cũng chẳng phải là bóng của mặt trăng. Vì sao thế? Bởi thấy mặt trăng thứ hai là do dụi mắt mà có. Những người trí không nên nói rằng căn nguyên của mặt trăng thứ hai do dụi mắt mà thành là hình tướng hay chẳng phải hình tướng, là lìa cái thấy hay chẳng phải cái thấy.

Bóng tròn do mắt nhặm tạo thành cũng như thế, trong đó muốn gọi cái gì là ngọn đèn, cái gì là cái thấy còn không được, huống hồ phân biệt không phải ngọn đèn hay không phải cái thấy.

Hiện giờ chúng sanh chúng ta đang thấy tất cả cảnh vật là bóng sáng tròn năm màu do vọng thấy biệt nghiệp tức do nhặm mắt mà có. Năm màu là năm ấm. Những người không thấy bóng sáng năm màu là những Bồ tát không nhặm mắt, ở các vị tánh thấy không bị ngăn che bởi năm màu vọng thấy.

Cái bóng tròn năm màu chẳng do nơi đèn, chẳng lìa khỏi đèn, chẳng ở nơi cái thấy, chẳng lìa cái thấy. Nó không chỗ có, vô sở hữu ; không thể nắm bắt, bất khả đắc, như hoa đốm giữa hư không, như trăng trong nước, như bóng trong gương, như thấy nước nơi dợn nắng…

Cái thấy được bệnh nhặm, thấy được bóng sáng năm màu vốn vô sở hữu, bất khả đắc, như huyễn, cái thấy ấy thì vốn chẳng bệnh. Cái thấy vô sở hữu, bất khả đắc, như huyễn này chính là tánh thấy. Đây là ‘‘như huyễn tam muội’’, là một chủ đề chính của kinh này.

Mặt khác, bóng tròn sáng năm màu là từ ánh sáng ngọn đèn mà có, mặt trăng thứ hai là do ánh sáng mặt trăng thật mà có. Thế nên nơi năm màu chúng ta có thể thấy ra nguồn sáng của chúng là ngọn đèn, nơi mặt trăng thứ hai thì nguồn sáng của nó là mặt trăng thật.

Bản tánh của năm màu chính là nguồn sáng của ngọn đèn. Bản tánh của năm uẩn là quang minh, là ánh sáng của chính tánh thấy. Dầu năm màu hay năm uẩn là vô sở hữu, bất khả đắc, như huyễn, như mống cầu vồng thì chúng vẫn là sự biểu hiện từ ánh sáng căn bản hay tánh thấy. Thế nên, thấy năm màu, thấy năm uẩn là thấy ngay ánh sáng căn bản từ đó chúng được biểu hiện theo biệt nghiệp.

Thế nào là vọng thấy đồng phận?

A Nan, cõi Diêm Phù Đề trừ biển ra, trong đó đất liền có ba ngàn châu. Châu lớn ở giữa, bao quát từ đông sang tây có hai ngàn ba trăm nước lớn. Ngoài ra các châu nhỏ nằm trong các biển, trong đó có châu đến hai trăm ba trăm nước, hoặc mười, hoặc hai mươi, cho đến ba mươi, bốn mươi, năm mươi nước.

A Nan, nếu trong đó lại có một châu nhỏ chỉ có hai nước mà riêng những người trong một nước cùng chiêu cảm ác duyên, thì tất cả chúng sanh trong nước đó thấy nhìn thấy mọi cảnh không tốt. Hoặc thấy hai mặt trời, hoặc thấy hai mặt trăng, cho đến thấy nhiều ác tướng khác như vựng, thích, bội, quyết, tuệ, bột, phi lưu, phụ nhĩ, hồng nghê…chỉ nước này thấy, còn chúng sanh bên kia không thấy cũng không nghe.

Vọng thấy đồng phận là cọng nghiệp do nhiều vọng thấy biệt nghiệp gồm thành. Cùng chung một nghiệp nào thì sẽ thấy chung một nghiệp ấy.

Nhưng cũng chính nơi cái thấy cọng nghiệp này mà người ta nhận biết tánh thấy vốn chẳng bệnh, vốn không từng bị nghiệp làm nhiễm ô. Thấy núi thấy sông là cái vọng thấy đồng phận của con người. Còn cái thấy núi, thấy sông… cái thấy không có núi, không có sông… đây là tánh thấy vốn không nghiệp gì làm nhiễm ô được.

Cái thấy mà không có biệt nghiệp và đồng phận, ‘‘thấy mà do lìa tướng thấy’’, cái thấy ấy chính là tánh thấy.

Nơi hai vọng thấy thấy biệt nghiệp và đồng phận này, có hai thái độ chọn lựa, hai con đường khác nhau.

Con đường A La Hán là khi biết hoa đốm giữa hư không, ánh sáng năm màu của năm ấm là huyễn, bèn thật chứng huyễn, thật chứng hư không, không còn thấy hoa đốm sanh tử nữa.

Còn con đường Bồ tát thì biết hoa đốm giữa hư không, năm ấm là huyễn, nhưng vì không bỏ chúng sanh để cứu độ họ, cùng chia sẻ số phận vọng thấy của chúng sanh nên vẫn không từ bỏ sanh tử vọng thấy. Chỉ có điều khác với chúng sanh là vị này biết hoa đốm, năm ấm là vọng thấy, là như huyễn. Cho nên con đường Bồ tát là không chứng huyễn, chứng mộng, mà chứng như huyễn, như mộng. Do đó như huyễn tam muội chính là mạng sống của Bồ tát trong sanh tử.

Vị A La Hán học Không và chứng Không. Vị Bồ tát học Không mà chẳng chứng Không, Học Không Bất Chứng, như đầu đề một phẩm trong kinh Đại Bát Nhã. Học Không bất chứng là Như huyễn tam muội.

-----oo0oo-----

Trích: "Kinh Lăng Nghiêm - Hành Giải"

Dịch và giảng giải: Đương Đạo

NXB Thiện Tri Thức-2016

Ảnh: Nguồn internet

Bài viết liên quan