ĐỨC PHẬT KHUYÊN CHÚNG TA NÊN CÓ MỘT THÁI ĐỘ TÔN TRỌNG VÀ BẤT BẠO ĐỘNG - KINH DOANH VÀ ĐỨC PHẬT THỊNH ĐẠT BẰNG THIỆN NGHIỆP -LLOYD FIELD

Những lời dạy của Đức Phật khuyên chúng ta nên có một thái độ tôn trọng và bất bạo động đối với không chỉ tất cả các chúng sinh có tri giác mà còn với tổng thể thế giới tự nhiên.
ĐỨC PHẬT KHUYÊN CHÚNG TA NÊN CÓ MỘT THÁI ĐỘ TÔN TRỌNG VÀ BẤT BẠO ĐỘNG - KINH DOANH VÀ ĐỨC PHẬT THỊNH ĐẠT BẰNG THIỆN NGHIỆP -LLOYD FIELD

ĐỨC PHẬT KHUYÊN CHÚNG TA NÊN CÓ MỘT THÁI ĐỘ TÔN TRỌNG VÀ BẤT BẠO ĐỘNG

KINH DOANH VÀ ĐỨC PHẬT THỊNH ĐẠT BẰNG THIỆN NGHIỆP
LLOYD FIELD
–––––o0o–––––

Chúng ta sẽ áp dụng những bài học của thế giới tự nhiên vào trong các hoạt động kinh doanh và kinh tế như thế nào? Chúng ta nên phối hợp các khái niệm và quy mô, sự phức tạp, và sự liên hệ hỗ tương mà Capra, Schumacher, và những người khác đã đề xuất như thế nào? Câu trả lời chính là điều mà tôi gọi là Kinh tế học Phật giáo – mặc dù tôi ghi nhận và biết ơn trường phái Kinh tế Tự nhiên (mà chúng ta đã thảo luận ở chương 4).

Theo cách nói của Schumacher, Kinh tế học Phật giáo không phải là một khái niệm kinh tế với những bản chất truyền thống, mà là một ý tưởng: một chương trình được xây dựng bởi nhiều người khi bản thân họ trở nên nhiệt tình với nó. Quay trở lại với Phong trào Sarvodaya mà chúng ta đã thảo luận trước đây. Điều mà Tiến sĩ Ari T. Ariyaratne chứng minh qua Sarvodaya là các luận cứ kinh tế không phải là những luận cứ khoa học. Thay vào đó, kinh tế học là một bài thuyết trình trên những sự đồng ý quản lý con người theo đuổi các hoạt động sản xuất và phân phối của họ trong xã hội.
Thậm chí có thể có một khái niệm Kinh tế học Phật giáo tuân theo những Nguyên tắc Hướng dẫn của Chánh Mạng, nằm trong Bát Chánh Đạo, một chân lý trong Tứ Diệu Đế của Đức Phật. Nguyên tắc Hướng dẫn này bao gồm Không gây hại – đối với các chúng sinh có tri giác hay đối với môi trường – trong nghĩa rộng nhất của nó. Bởi vì con người phải sống và sống một cách chân chính, nên họ phải giải quyết các nhu cầu kinh tế của mình mà không gây ra đau khổ.

Điều trọng yếu của Kinh tế học Phật giáo là sự đơn giản, vấn đề sinh thái và bất bạo động. Theo quan điểm của Kinh tế học Tự nhiên, điều tuyệt diệu của phong cách sống theo đạo Phật chính là sự đơn giản. Schumacher gọi điều này là “nhỏ một cách kinh ngạc lại có nghĩa là dẫn đến những kết quả hài lòng một cách phi thường.” Từ quan điểm của Kinh tế học Phật giáo, mục đích của đời sống kinh tế là đạt được sự hạnh phúc tối đa với một mức tiêu dùng tối thiểu. Điều đó nghĩa là nền kinh tế hợp lý nhất là sản xuất tại địa phương cho các nhu cầu của địa phương hay cộng đồng.

Những lời dạy của Đức Phật khuyên chúng ta nên có một thái độ tôn trọng và bất bạo động đối với không chỉ tất cả các chúng sinh có tri giác mà còn với tổng thể thế giới tự nhiên.
Mặc khác, nói chung trên thực tiễn kinh tế hiện đại trong thế giới công nghiệp ít hay thậm chí không quan tâm đến việc tái sử dụng các nguồn lực và vấn đề môi trường sau khi các hoạt động sản xuất diễn ra. Việc sinh sống dựa vào các nguồn lực không thể tái sử dụng thay vì các năng lượng tái sử dụng về cơ bản là một sự ăn bám. Ví dụ như một nhà kinh tế học truyền thống, khi xem xét các số liệu thống kê chứng tỏ sự tăng lên trong số lượng các thùng dầu nhiên liệu được dùng để trở hàng hóa từ nhà sản xuất đến với người tiêu dùng sẽ coi đó như một bằng chứng của sự phát triển kinh tế, do có nhiều hàng hóa hơn đang được đưa ra thì trường. Trong khi đó, một nhà kinh tế học Phật giáo lại nhìn chính các số liệu trên như là một sự gia tăng không đáng mong đợi sự tiêu dùng và những ảnh hưởng tiêu cực của nó đối với môi trường.

–––––o0o–––––
Trích “Kinh Doanh Và Đức Phật”
Tác giả: Lloyd Field
Người dịch: Trịnh Đức Vinh
NXB Tôn Giáo, 2010.

 

Bài viết liên quan