NHÂN TỪ TRONG CƯ XỬ HẰNG NGÀY - ANÀLAYO – TỪ BI VÀ TÍNH KHÔNG TRONG TƯ TƯỞNG PHẬT GIÁO SƠ KỲ

Một người học được cách sẵn lòng đi cùng với những gì người khác mong muốn, ham thích. Ở đây tự sẵn lòng được thực hành bởi cả ba vị tăng. Vậy nên điều chính yếu không phải đơn thuần là tuân thủ theo sự lãnh đạo của môt nhân cách mạnh mẽ. Thay vì thế, đoạn văn này ngụ ý không nêu lên một thái độ hạnh phúc của bản thân hoặc có được mọi sự theo đường lối ta muốn...
NHÂN TỪ TRONG CƯ XỬ HẰNG NGÀY - ANÀLAYO – TỪ BI VÀ TÍNH KHÔNG TRONG TƯ TƯỞNG PHẬT GIÁO SƠ KỲ

NHÂN TỪ TRONG CƯ XỬ HẰNG NGÀY

ANÀLAYO – TỪ BI VÀ TÍNH KHÔNG TRONG TƯ TƯỞNG PHẬT GIÁO SƠ KỲ

---o0o---

        Một mô tả chi tiết đưa ra một nền tảng như thế về Từ có thể được xác định ra trong Cũlagosinga sutta (Tiểu kinh Rừng sừng bò) và những bản song hành của nó thuật lại về đời sống hài hòa của ba vị tăng, sau đây là phần tương ứng tôi dịch về sự mô tả này từ phiên bản Madhyama – àgama (Trung A – hàm) trọn vẹn, bởi nó giúp đưa ra những phương diện thực tiễn tương hợp với đời sống hàng ngày.

Có ba người con dòng quý tộc cùng ở trong đó, Tôn giả A – na – luật – đà, Tôn giả Nan – đề, Tôn giả Kim – tì – la.

Ba Tôn giả ấy làm như vậy. Nếu ai khất thực đi về trước thì trải giường, múc nước, mang đồ rửa chân ra, để sẵn ghế rửa chân, khăn lau chân, bình đựng nước, chậu rửa. Nếu có thể ăn hết đồ ăn đã xin được thì cứ ăn. Nếu còn dư thì cho vào đồ chứa đậy kín và mang cất. Ăn xong, cất bình chứa, rửa tay chân, lấy tọa cụ vắt lên vai, vào nhà ngồi tĩnh tọa. Nếu ai khất thực đi về sau, có thể ăn hết đồ ăn thì cứ ăn. Nếu không đủ thì lấy đồ dư của người trước đem ra ăn cho đủ. Nếu còn dư nữa thì đem đổ chỗ đất sạch hay trong nước không có trùng. Người ấy lấy đồ đựng của người kia rửa, lau thật sạch rồi đem treo một bên, dọn dẹp giường chiếu, nhặt ghế rửa chân, thâu khăn lau chân, cất đồ rửa chân, bình nước và chậu rửa, dọn dẹp nhà ăn sạch sẽ rồi thâu khăn lau chân, cất đồ rửa chân, bình nước và chậu rửa, dọn dẹp nhà ăn sạch sẽ rồi thâu cất bát, rửa tay chân, lấy tọa cụ vắt trên vai, vào nhà tĩnh tọa. Ngồi đến xế, trong các tôn giả ấy, nếu ai đang tĩnh tọa mà trở dậy trước, thấy bình nước và chậu rửa chân không có nước thì phải đem đi lấy. Nếu xách nổi thì tự xách, bằng không thì vẫy tay một Tỳ - kheo khác, hai người cùng khiêng, mỗi người khiêng một phía, không nói chuyện với nhau.

        Đoạn văn này cung cấp một sự mô tả sống động về cách những hoạt động hàng ngày có thể thấm đượm một tinh thần nhân từ ra sao. Sự mô tả tương quan với một chủ đề đã được phác họa trong Chương 1, tức là sự cần thiết phải đảm nhận trách nhiệm như một phương diện của từ bi. Ở đây, các vị tăng được mô tả rằng họ chăm sóc cho những nhu cầu chung trong một cách thức có trách nhiệm, cung ứng những điều kiện lý tưởng cho việc họ thực hành thiền định. Mặc dù sự mô tả này là chuyên biệt cho đời sống nhà tu ở Ấn Độ cổ đại, những điểm chủ yếu của nó có thể dễ dàng được áp dụng cho hoàn cảnh sinh hoạt của mỗi người trông thế giới hiện đại.

        Người nào trở về đầu tiên thì chuẩn bị mọi thứ sẵn dùng cho những người về sau. Người nào về chót trông chừng rằng mọi thứ được lưu giữ đúng cách và dọn sạch, làm việc này trong một con đường không tồn tại môi trường tự nhiên. Sau khi điều này xảy ra dưới mục đích trọn vẹn là tạo những điều kiện thích ứng cho việc thực hành thiền định của họ, việc thực hành thiền định được nêu với ưu tiên rõ rệt rằng, nếu có điều gì cần được làm, họ chỉ truyền đạt bằng dấu hiệu, không nói năng. Cùng với sự hợp tác lặng lẽ như thế, họ gặp mặt đều đặn để thảo luận Pháp hoặc chỉ thiền định cùng nhau.

        Tiểu kinh sừng bò và những song hành của nó cũng cung cấp những chỉ dấu về thái độ trong tâm ý làm nền cho sự sống chúng hài hòa như thế. Đây là phần tương thích từ trong Kinh Madhyama – àgama (Trung A – hàm, ở đó A – na – luật – đà thông báo với Đức Phật về cách ông xử sự để sống an lạc mà không thiếu bất cứ thứ gì:

Bạch Thế Tôn, con nghĩ rằng con nhờ có thiện lợi, có đại công đức, vì con tu tập cùng với các vị đồng phạm hạnh như vậy. Bạch Thế Tôn, con thường hướng đến các đồng phạm hạnh này tu thân nghiệp từ hòa, thấy nhau hay không thấy nhau cũng như vậy; và tu khẩu nghiệp từ hòa, ý nghiệp từ hòa, thấy nhau hay không thấy nhau cũng như vậy. Bạch Thế Tôn, con tự nghĩ: ‘Nay ta hãy tự xả bỏ tâm mình mà tùy theo tâm các Hiền giả này.’ Rồi con xả bỏ tâm mình để tùy theo tâm các Hiền giả này. Con chưa từng có một điều gì mà không xứng ý. Bạch Thế Tôn, con nhờ như vậy mà được an ổn, không có gì thiếu thốn.

Phật hỏi Tôn giả Nan – đề, đáp cũng như vậy. Phật lại hỏi Tôn giả Kim – tì  - la rằng, đáp cũng như vậy. Phật lại hỏi Tôn giả Kim – tì – la rằng:

Ông có thường an ổn, không có gì thiếu thốn chăng?

Tôn giả Kim – tì  - la bạch rằng:

Bạch Thế Tôn, con thường an ổn không có gì thiếu thốn.

Phật lại hỏi:

Này Kim – tì  - la, vì sao ông thường được an ổn, không có gì thiếu thốn?

Tôn giả Kim – tì  - la bạch rằng:

Bạch Thế Tôn, con nghĩ rằng con nhờ có thiện lợi, có đại công đức, vì con tu tập cùng với các đồng phạm hạnh như vậy. Bạch Thế Tôn, con thường hướng đến các đồng phạm hạnh này tu thân nghiệp từ hòa, thấy nhau hay không thấy nhau cũng như vậy; và tu khẩu nghiệp từ hòa, ý nghiệp từ hòa, thấy nhau hay không thấy nhau cũng như vậy. Bạch Thế Tôn, con tự nghĩ: ‘Nay ta hãy tự xả bỏ tâm mình mà tùy theo tâm các Hiền giả này’. Rồi con xả bỏ tâm mình để tùy theo tâm các Hiền giả này. Con chưa từng có một điều gì mà không xứng ý. Bạch Thế Tôn, con nhờ như vậy mà thường được an ổn, không có gì thiếu thốn.”

Thế Tôn khen rằng:

Lành thay! Lành thay! Này A – na – luật đà, các ông thường cùng nhau hòa hiệp an ổn, không tranh chấp như vậy, cùng một tâm, cùng một thầy, cùng hiệp nhất như nước với sữa.

        Sự mô tả trên cung ứng vài chỉ dẫn hữu ích. Một là nó làm nổi bật một thái độ của sự tán thưởng hướng về kẻ khác, một đề mục tôi sẽ quay lại dưới đây khi thảo luận về Hỷ. Mỗi người trong ba vị tăng đều coi là một lợi lạc và một đại hạnh khi có được những bạn đồng hành như thế. Tấm gương nêu lên trong cung cách này gợi ý về sự có thể tạo thành một việc thực hành mang tính thường lệ để thu nhập lợi ích mà một người rút ra từ những người bên cạnh, thậm chí còn vui mừng trong tâm thức vì có thể kết hợp với họ, ta thương xem những gì kẻ khác làm cho ta là đương nhiên. Tạo nỗ lực đối lại một khuynh hướng như thế có thể là một điểm hữu ích trong sự vun bồi từ bi và nhân từ. Căn cứ trên sự tán thưởng chân thành, khi ấy mettà có được biểu hiện bằng thân, khẩu, và ý. Những biểu hiện về mettà không chỉ hạn hẹp vào những thị hiện rõ ràng cho kẻ khác và sẽ được kẻ khác nhận biết như chúng là vậy. Thay vì thế, chúng cũng có thể diễn ra một cách “không ai nhìn thấy”, bằng lối xử sự kín đáo. Ở đây, sức mạnh của mettà không cần gây chấn động để được nhìn nhận công khai. Một tâm trí bắt rễ ăn sâu vào mettà, bất cứ biểu hiện bên ngoài nào của mettà cũng là đủ đầy với chính nó, dù cho không ai chú ý.

        Một chỉ dẫn ý nghĩa khác là hành vi như thế đòi hỏi sự sẵn lòng buông xả những ham thích của riêng mình. Một người học được cách sẵn lòng đi cùng với những gì người khác mong muốn, ham thích. Ở đây tự sẵn lòng được thực hành bởi cả ba vị tăng. Vậy nên điều chính yếu không phải đơn thuần là tuân thủ theo sự lãnh đạo của môt nhân cách mạnh mẽ. Thay vì thế, đoạn văn này ngụ ý không nêu lên một thái độ hạnh phúc của bản thân hoặc có được mọi sự theo đường lối ta muốn có. Sống an lạc không thiếu thứ gì chính là việc buông xả sự ham muốn mọi thứ theo con đường của riêng ta.

---o0o---

Trích “Từ bi và Tính Không trong tư tưởng Phật giáo sơ kỳ”

Tác giả: Anàlayo

Người dịch: Nguyễn Tiến Văn

NXB Hồng Đức, 2019

Ảnh: nguồn internet

Bài viết liên quan