QUÁN BẢN TẾ - LUẬN TRUNG QUÁN – PHẨM XI - PHÁP SƯ ẤN THUẬN GIẢNG

QUÁN BẢN TẾ

LUẬN TRUNG QUÁN – PHẨM XI

PHÁP SƯ ẤN THUẬN GIẢNG

–––––o0o–––––

Có thuyết cho rằng: Vô thỉ là nói không có nguyên thỉ. Nhưng  cũng có thuyết nói: Vô thỉ chính là hữu thỉ, nhân vì “không có cái ban đầu đối với cái này”, vì vậy nên gọi là vô thỉ; đây có thể nói trong Phật pháp là điều biệt giải. Đức Phật thường nói vô thỉ lai bản tế bất khả đắc, có người đem bản tế hỏi Phật, Phật quở trách và không trả lời. Vì sao Phật không giải...
QUÁN BẢN TẾ - LUẬN TRUNG QUÁN – PHẨM XI - PHÁP SƯ ẤN THUẬN GIẢNG

Từ đây cho đến hai phẩm kế tiếp , lấy sự tương tục của sanh tử làm cảnh, thêm vào là dùng chánh lý để quan sát. Giờ đây trước tiền là quán sát Bản tế. Trong các kinh dức Thích tôn nói: “chúng sinh vô thỉ dĩ lai, sinh tử bản tế bất khả đắc” (chúng sinh từ vô thỉ đến nay, bản tế sinh tử là cái không thể nắm bắt được). Sao gọi là Bản tế? Sao lại là bắt khả đắc? Ý của chữ Bản tế có nghĩa là bản nguyên biên tế, là sát cận với thời gian tối sơ, là nguyên thỉ. Chỉ thấy dòng sinh tử của chúng sinh tuông trào không dứt, muốn tìm về nguồn cội ban sơ của ban đầu, nhưng thế nhân cứ luôn muốn tìm cho bằng được. Nói về sinh mệnh của một con người, là đề cập tới biên tế nguyên thỉ của sinh mệnh; nói về vũ trụ, là nói về hình thành tối sơ của thế giới. Đứng về mặt hiện tương , mà tìm cầu cầu cái tối sơ, tối cứu cánh, hoặc tối căn bản này, là điều hoàn toàn bắt khả đắc. Giả sử cho là khả đắc, thì nên tra cứu xem có hay không có thượng đế, hay là thần tên gọi khác chỉ Thượng đế. Riêng vấn đề này, Phật pháp phủ nhận đệ nhất nhân (nguyên nhân ban đầu), chỉ nói nó là vô thỉ. Nhưng ý nghĩa của vô thỉ như thế nào? Có thuyết nói: Ý nghĩa của vô thỉ là có nhân; như nói hữu thỉ, đó là buổi ban sơ không sinh bởi nhân duyên. Có thuyết cho rằng: Vô thỉ là nói không có nguyên thỉ. Nhưng  cũng có thuyết nói: Vô thỉ chính là hữu thỉ, nhân vì “không có cái ban đầu đối với cái này”, vì vậy nên gọi là vô thỉ; đây có thể nói trong Phật pháp là điều biệt giải. Đức Phật thường nói vô thỉ lai bản tế bất khả đắc, có người đem bản tế hỏi Phật, Phật quở trách và không trả lời. Vì sao Phật không giải đáp? Có người cho rằng: Sự thực là không thể nói, giống như khi hỏi Thạch nữ nhi là đen hay là trắng; bởi nó không giúp ích cho việc giải thoát sinh tử mà còn gây chướng ngại đường đạo, sở dĩ vậy nên Ngài khai thị phương pháp tu hành hết sức thực tiễn. Có người lại nghĩ, có lẽ vì căn tánh chúng sinh đần độn, không đủ tư cách để lý giải, vì vậy nên Phật không nói, phải là người đại căn Ngài mới có thể nói. Chân nghĩa của bản tế được đức Thích tôn giải thuyết là bất khả đắc, và đây là phần dành cho Luận chủ (Trung quán) khai thị. Như trước đã nói, tác nghiệp và tác giả, cảm thọ và người thọ tất cả đều bất khả đắc, điều này vốn không nói hiện tượng thế tục bất khả đắc. Nhưng với người chấp có chân thực tính, họ cho rằng phải thực có mới tồn tại, họ không bằng lòng về chính kiến của Luận chủ, vì thế họ dẫn lời Phật: “sinh tử bản tế bất khả đắc” làm giáo chứng, nhân đó họ thành lập có cảm thọ và người thợ, có tác nghiệp và tác giả, có ba tướng hữu vi, có cả nhân duyên sinh diệt, khứ laiv.v... Ngoại nhân đã đề xuất bản tế bất khả đắc, Luận chủ cùng vì lòng đại từ mà phương tiện mở dây cởi trói, chỉ dẫn họ từ bỏ chấp trước, đi vào bản tính không tịnh bằng chính kiến duyên khởi.


Đại Thành chi sở thuyết.
bản tế bất khả đắc.
Sinh tử vô hữu thủy
Diệc phục vô hữu chung
Nhược vô hữu thủy chung
Trung đương vân hà hữu


Dịnh nghĩa:


Chỗ chỉ dạy của đức Phật
Ấy là bản tế bất khả đắc
Sinh tử không có lúc bắt đầu
Cũng không có kết thúc
Nếu không có thỉ chung
Thời ở giữa sao có được.


Sinh tử “bản tế bất khả đắc” được nói bởi bậc Đại thánh-đức Phật. Câu nói này của đức Phật được ngoại nhân dẫn chứng để thành lập tất cả. Nhưng đã nói sinh tử, sao còn nói bản tế bất khả đắc làm gì? Sinh và tử là chỉ sự dời đổi của sinh mệnh sự, dời đổi không thoát ly khỏi thời gian tướng. Thời gian là hình thái tất nhiên trong việc dời đổi của sinh tử. Có sinh tử, tất nhiên có một đầu mối là sinh, và một đầu mối là tử.Thời gian, tất nhiên có một đầu mối hướng tiền, một đầu mối hướng hậu. Do đó, có sinh tử tất nhiên có trước sau; có trước có sau lý đáng phải có thỉ có chung. Nhưng đức Thích tôn nói: sinh tử không có bắt đầu (thỉ), đây không những chỉ ra tính mâu thuẫn của thời gian, mà còn khai thị thực tính của sinh tử là không. Có khởi đầu (hữu thỉ), sinh và tử vẫn có cái khởi đầu chứ? Vấn đề này giống như hỏi con gà có trước hay trứng có trước; cha có trước hay con có trước, không thể giải đáp cùng dạng như vậy. “Sinh tử” đã không “hữu thỉ” thì cũng chẳng “hữu chung”. Thỉ là tối sơ, có tối sơ là có mở đầu, và nếu vậy phải có chung kết tối hậu; vô thỉ thì tự nhiên vô chung. Nên biết, thời gian là một khái niệm bất thực, thời gian không thể có cứu cánh chân thật nào. Vô luận nó là hình cong, hình xoắn ốc, hay trực tuyến, thời gian thì tất nhiên hướng về trước rồi lại hướng về sau; sở dĩ vậy nên sinh mệnh có thỉ chung, thời gian có quá khứ, vị lai. Nhưng hướng vọng về trước, nó là thời gian, tất nhiên là hướng thẳng về trước, và dứt khoát không thể phát hiện được manh mối của nó (thời gian), hướng vọng về sau, cũng chắc chắn không có cuối cùng. Thời gian cần có thỉ có chung, nhưng rốt ráo của thỉ chung lại là vô thỉ vô chung. Sự hư vọng bất thực của thời gian là như thế!


Không “có thỉ chung” cứu cánh, cũng như không có “trung” gian. Khi đã có mở đầu ắt phải có kết thúc, ngay giữa trung gian của thỉ chung mới có thể nói có “Trung” gian. Quả như không có thỉ và chung, thì trung của trung gian dựa vào đâu kiến lập? Có người nói: quá khứ, vị lai vĩnh viễn không thấy được biên tế, nhưng hiện tại là chân thực. Do đó, họ lấy hiện tại là chủ thể, và cho rằng hướng về trước có sơ nhân, hướng về sau có sở di (cái được sót lại), và từ trên quán đãi mà kiến lập tiền hậu và nhân quả. Đây là Tam thế gian của thỉ chung, là hiện tại giữa quá khứ và vị lai, vậy ở đây làm sao có thực hữu? Tách ly quá khứ vị lai, hiện tại cũng bất khả đắc. Có số ít người cho rằng hiện tại cũng không xác định được, thời gian có thể kéo dài rất lâu, cũng có thể cực ngắn chỉ trong một niệm. Lấy một niệm hiện tại của sát na mà nói, nó có hay không có tiền hậu? Quả như cực ngắn thì không có tướng tiền hậu, điều đó căn bản không thành được thời gian. Còn như có tướng tiền hậu, thì đấy không gì khác là sự hòa hợp giả danh giữa tiền hậu mà thôi. Thỉ, Chung, Trung, tìm cho ra tính chân thực của chúng là bất khả đắc, vì vậy nên nói bản tế bất khả đắc. Do đó, nói “Thụ cùng tam tế”.

Thị cố ư thử trung

Tiên hậu cộng diệc vô

Dịch nghĩa:

Cho nên với Thỉ, Chung, Trungnày

Trước sau đồng thời cũng không có.

 

Thỉ, Chung, Trung bất khả đắc, thì trước sau đồng thời cũng bất khả đắc. Sự sinh tử của hữu tình, của vạn vật vô tình, không phải trước có cái này, sau mới có cái kia, cũng không phải đồng thời có, cho nên tụng nói: “Cho nên nói thỉ chung trung này, trước sau đồng thời cũng không có”.

–––––o0o–––––

Trích “Luận Trung Quán”

Pháp Sư ấn Thuận Giảng

Tỳ Kheo Thích Tâm Trí dịch.

Nhà Xuất Bản Hồng Đức.

 

 

 

 

Bài viết liên quan