HAI CÁI ĐẦU BAO GIỜ CŨNG HƠN MỘT CÁI ĐẦU - DANIEL SMITH - TƯ DUY NHƯ STEPHEN HAWKING

HAI CÁI ĐẦU BAO GIỜ CŨNG HƠN MỘT CÁI ĐẦU

DANIEL SMITH - TƯ DUY NHƯ STEPHEN HAWKING

Người dịch: Nguyễn Việt Long

-------o0o-------

“Ông ấy luôn có khả năng tuyệt vời là định hình các thứ trong đầu, nhưng nói chung ông làm việc với các đồng nghiệp, những người này sẽ viết một công thức lên bảng; ông ấy nhìn chăm chú vào đó rồi hỏi cái gì sẽ đến tiếp theo”.
HAI CÁI ĐẦU BAO GIỜ CŨNG HƠN MỘT CÁI ĐẦU - DANIEL SMITH - TƯ DUY NHƯ STEPHEN HAWKING

“Lời nói cho phép truyền đạt các ý tưởng, giúp những con người làm việc với nhau để xây nên những thứ tưởng chừng không thể”.

_Stephen Hawking, Quảng Cáo Của British Telecom, 1993

---o0o---

Khi Hawking được coi là ngọn hải đăng cá nhân xuất sắc, thì nói chung ông đã làm việc trong không khí học thuật và đã tạo ra những liên minh gần gũi với bè bạn trong giới hàn lâm. Phần lớn các công trình quan trọng nhất của ông, như hiển nhiên là thế, xuất phát từ sự cộng tác chính thức.

Đã thành truyền thống khởi đầu từ những năm tuổi trẻ, Hawking đứng đầu nhóm bạn học phổ thông trong các cuộc phiêu lưu khoa học và triết học. Một đội hình đa dạng tung ra các ý tưởng, tuy thường phản ánh các mối quan tâm của vị thành niên, nhưng vẫn có ảnh hưởng lớn đến việc hướng Hawking vào những lĩnh vực thực sự thu hút trí tưởng tượng của ông. Thêm vào đó, đấy là sự gặp gỡ đích thực của các trí óc để rèn nên tình bằng hữu bền chặt. Quả thực, Hawking đã giữ được hầu hết quan hệ với nhóm nòng cốt gồm sáu bảy bạn thân suốt tuổi trưởng thành sau này.

Trong khi Hawking bị một số người trong số những người quen biết khi ông đã trưởng thành chê là có thái độ xa cách (ấn tượng này đôi khi được phóng đại vì những khó khăn của Hawking trong giao tiếp), ông vẫn luôn tỏ ra thành thạo trong việc kết bạn. Chẳng hạn, những người kiểu như Kip Thorne (xem trang 125) hẳn là bạn tâm giao, đồng thời cũng là người đối thoại ăn ý về các vấn đề trí tuệ. Nếu đặc trưng phổ biến của Hawking là “trí óc bị nhốt trong một thân thể" gợi lên hình ảnh về một linh hồn cô đơn và cách biệt, thì hiện thực đời sống của ông lại ủng hộ cho điều khẳng định của John Donne rằng “không ai là hòn đảo tách rời”.

Khi bắt tay vào nghiên cứu tại Cambridge, Hawking không hề có ảo tưởng rằng những câu hỏi và bí ẩn mênh mông mà ông đang dò tìm có thể được giải quyết bởi một người duy nhất, cho dù người đó có bộ óc trác tuyệt đến đâu chăng nữa. Điều hiển nhiên rút ra từ danh sách những người cộng tác dưới đây, Hawking rất thích nói ró lập trường kiên định với những người có thể giúp ông tiến lên trong nghiên cứu của mình. Nhưng như thế không có nghĩa rằng ông muốn có những kẻ lấy lòng ông hoặc chỉ những người có cái nhìn về Vũ trụ giống mình. Có thể lấy ví dụ ở tình bạn của ông với Martin Rees (hiện là Nam tước Recs xứ Ludlow), một người cùng thời gần gũi, cũng học tập dưới sự hướng dẫn của Dennis Sciama và có những khi làm Hiệu trưởng trường Trinity College thuộc Đại học Cambridge, Chủ tịch Hội Hoàng gia và Nhà Thiên văn Hoàng gia.

Hai người thỉnh thoảng có “chọi” nhau, như vào năm 2011 khi Rees công khai phê bình Hawking vì những bình luận của ông về sự tồn tại của Thượng Đế. Rees nói: “Stephen Hawking là một người xuất sắc mà tôi biết đã bốn chục năm... Tôi biết [ông ấy] đủ nhiều để hiểu rằng ông ấy đọc rất ít triết học, thần học còn ít hơn. Do đó tôi nghĩ chúng ta không nên gán bất cứ sức nặng nào vào những quan điểm của ông ấy về chủ đề này”. Đó là lời quở trách đối với một người mà ít ai cảm thấy đủ tự tin để động đến – nhất là trước công chúng. Nhưng tình bạn của họ vẫn sống, để đến năm 2015, Recs viết một bài ca tụng cuộc đời của Hawking trên tạp chỉ Neu Statesman (Nhà chính khách mới) với nhan để “Cuộc đời của Hawking là chiến thắng vang dội của trí tuệ trước nghịch cảnh”. Lại một lần nữa, tiếng vọng của Einstein vang lên trong cuộc đời của chính Hawking. Trong khi người đời thích kể các câu chuyện về những thiên tài cô độc, sự thật thường là những trí tuệ vĩ đại nảy nở trong khung cảnh có bạn có bè. Ví dụ, suốt đời Einstein vẫn hay trình bày những ý tưởng của mình cho người bạn gần gũi Michele Besso để được góp ý và đã “cuỗm” năng khiếu toán của một anh bạn nối khố khác là Marcel Grossmann khi xây dựng thuyết tương đối tổng quát. Năm 1902, ông còn lập ra một salon không chính thức là Akademie Olympia làm nơi bạn bè tụ họp, khi ông sống ở Thụy Sĩ. Trong khi đó, Hawking không ngại tán chuyện về vũ trụ học cả trong khung cảnh công khai lẫn riêng tư.

Có những ưu điểm thực tiễn khác đối với Hawking trong việc “luôn theo dòng sự kiện” với những người cùng thời. Cụ thể, bằng việc duy trì các kênh giao tiếp mở mà ông có thể thu thập được thông tin quý báu cùng trong giới học thuật dang cạnh tranh rất mạnh với nhau. Chẳng hạn, tình bạn ông xây dựng với Jayant Narlikar cho phép ông đối chọi công khai với những lí lẽ của Fred Hoyle tại Viện Hàn lâm Nghệ thuật Hoàng gia (Royal Academy), một hành động mà xét về một số khía cạnh đã “phóng” Hawking vào tầm nhận thức rộng lớn hơn của công chúng.

Cho đến ngày nay, phòng làm việc của Hawking tại Khoa Toán ứng dụng và vật lí lí thuyết (DAMTP) của Đại học Cambridge có tiếng là nơi giao tiếp xã hội mạnh mẽ và khuyến khích chia sẻ tích cực các ý tưởng. Thông lệ là các thành viên của khoa nghỉ giải lao với cà phê buổi sáng và trà buổi chiều, tạo ra sân chơi cho việc truyền bá mọi ý tưởng mới mẻ nhất và chuyện phiếm. Khi chuyện trò nở như ngô rang thì ai cũng được lợi, cử Hawking trở xuống. Như ông đã giải thích trong lần phỏng vấn đài phát thanh năm 1992:

“Tôi cho rằng về thiên tính tôi có phần hướng nội...  Nhưng tôi nói nhiều như cậu bé con. Tôi cần có những cuộc tranh luận với những người khác để kích thích mình. Tôi thấy điều đó giúp ích nhiều trong việc tối miêu tả những ý tưởng của mình cho những người khác. Ngay cả khi những tranh luận ấy không đưa ra được gợi ý nào, thì việc chỉ đơn thuần là phải tổ chức suy nghĩ của mình sao cho tôi có thể giải thích chúng cho người khác cũng thường chỉ cho tôi con đường mới tiến về phía trước”.

Tầm quan trọng của đối thoại là chủ đề ông thường nhắc đi nhắc lại trong nhiều năm. Hãy nghe lời ông nói trong một quảng cáo khác cho hãng viễn thông BT từ hồi năm 1993 (và kinh ngạc trước khả năng truyền đạt những lời sâu sắc trong một bối cảnh không thích hợp như vậy):

“Những thành tựu vĩ đại nhất của nhân loại có được bằng nói chuyện và những thất bại lớn nhất của nhân loại bằng cách không nói chuyện. Không được để xảy ra giống như thế. Những hi vọng lớn lao nhất của chúng ta có thể trở thành hiện thực trong tương lai. Với công nghệ trong tay, các khả năng là không giới hạn. Tất cả những gì chúng ta cần làm là đảm bảo chúng ta luôn giữ mạch nói chuyện”.

  • Cùng Hợp Sức

“Ông ấy luôn có khả năng tuyệt vời là định hình các thứ trong đầu, nhưng nói chung ông làm việc với các đồng nghiệp, những người này sẽ viết một công thức lên bảng; ông ấy nhìn chăm chú vào đó rồi hỏi cái gì sẽ đến tiếp theo”.

_Martin Rees, New Statesman, 2015

-------o0o-------

Trích: Tư Duy Như Stephen Hawking

Tác giả: Daniel Smith

Người dịch: Nguyễn Việt Long

NXB: Kim Đồng, 2020

Ảnh: nguồn internet

 

Bài viết liên quan