LÊN KẾ HOẠCH ĐỌC SÁCH HẰNG TUẦN ĐỂ MỖI NGÀY ĐỌC ĐƯỢC MỘT CUỐN - ATSUSHI INNAMI - ĐỌC NHANH, HIỂU SÂU, NHỚ LÂU TRỌN ĐỜI

LÊN KẾ HOẠCH ĐỌC SÁCH HẰNG TUẦN ĐỂ MỖI NGÀY ĐỌC ĐƯỢC MỘT CUỐN

ATSUSHI INNAMI

ĐỌC NHANH - HIỂU SÂU - NHỚ LÂU TRỌN ĐỜI

---o0o---

Hãy gói gọn thời gian để chọn sách cho một tuần trong một ngày.
LÊN KẾ HOẠCH ĐỌC SÁCH HẰNG TUẦN ĐỂ MỖI NGÀY ĐỌC ĐƯỢC MỘT CUỐN - ATSUSHI INNAMI - ĐỌC NHANH, HIỂU SÂU, NHỚ LÂU TRỌN ĐỜI

LÊN KẾ HOẠCH ĐỌC SÁCH HẰNG TUẦN ĐỂ MỖI NGÀY ĐỌC ĐƯỢC MỘT CUỐN

ATSUSHI INNAMI

ĐỌC NHANH - HIỂU SÂU - NHỚ LÂU TRỌN ĐỜI

---o0o---

 Đặt mục tiêu mỗi tuần sau cuốn

Như tôi đã viết, mỗi tuần tôi đọc từ 10-14 cuốn, mỗi tháng đọc từ 50-60 cuốn, một năm khoảng 700 cuốn.

Nhưng đây là công việc của tôi, nên bạn không nhất thiết phải cố gắng đạt đến mức ấy. Công việc hằng ngày của tôi không chỉ có đọc sách và viết bình luận, mà còn cả viết nội dung.

 Tôi muốn bạn đặt ra mục tiêu như thế này: một tuần sáu cuốn sách, một tháng 25 cuốn, một năm 300 cuốn. Khi nghe thấy “một năm 300 cuốn” chắc hẳn không ít người phản ứng rằng: “Đó là một việc quá sức”.

Thế nhưng, nếu nắm được phương pháp và hình thành thói quen sử dụng một dòng mẫu”, “một dòng tóm tắt” để đọc lướt mà tôi đã nói ở trên thì việc đọc sáu cuốn một tuần sẽ không còn là việc khó khăn nữa.

Lý do tôi nói “một tuần sáu cuốn” là tôi muốn bạn đọc “một ngày một cuốn”. Vậy một ngày còn lại thì sao?

Như tôi đã trình bày ở trên, khi biến việc đọc sách trở thành “nhịp điệu cuộc sống” thì điều cơ bản đầu tiên là “đọc sách mỗi ngày”.

Hãy cho mình một ngày tự do”. Có thể ngày đó là “ngày không đọc sách”, hoặc là ngày dành ra để đọc lại cuốn mà mình đã không có thời gian để xem trước đây.

Bạn nhất định phải xây dựng lịch đọc cho mỗi ngày

Có một việc quan trọng cần làm trong “ngày tự do”, đó là “lập ra thời gian biểu đọc sách cho tuần kế tiếp”.

Nếu có thể thì hãy chọn “ngày tự do” vào Chủ nhật. Vào ngày đó, hãy lập kế hoạch đọc sách cho một tuần tiếp theo. Cụ thể là: thứ Hai đọc cái này, thứ Ba đọc cái này... cho đến hết thứ Bảy.

Điều quan trọng hơn cả khi quyết định thực hiện kế hoạch “mỗi ngày đọc một cuốn sách là bạn phải quyết định trước bạn sẽ đọc cuốn nào trong ngày tiếp theo. Bởi vì chỉ khi có kế hoạch ngày mai đọc cuốn gì rồi bạn mới đủ quyết tâm để hoàn thành xong cuốn mà hôm nay bạn đang đọc dở.

Câu chuyện này cũng giống với lên lịch làm việc.

Một người bạn của tôi đã từng nói, phương pháp tốt nhất để tiến hành một cách hiệu quả các lịch trình là lên lịch trước cho ngày tiếp theo. Nếu có lịch của ngày kế tiếp rồi thì bạn sẽ không thể lừng khừng trong ngày hôm nay được. Bạn phải đưa ra được kết quả trong một khoảng thời gian có hạn nhất định. Tương tự như vậy, nếu dành quá nhiều ngày để đọc một cuốn sách thì bạn sẽ không thể thực hiện “lời hẹn tiếp theo” được.

Khi có lịch cho ngày tiếp theo rồi, bạn sẽ buộc phải tìm cách để có thể đọc xong cuốn này trong ngày hôm nay.

 Điều này cũng giống như những người hay nói: “Tôi bận quá nên không có thời gian đọc sách”. Nếu đã lên lịch “ngày hôm nay đọc cuốn này”, “ngày mai đọc cuốn kia” thì bạn sẽ có động cơ để nhanh chóng kết thúc công việc, hoặc cố gắng dậy sớm để có thời gian đọc.

_ Nếu cứ giữ suy nghĩ “lúc nào có thời gian đọc cũng được” thì chắc chắn thời gian đọc sách của bạn sẽ bị các hoạt động khác “xâm chiếm”. Để tránh mắc phải tình trạng này thì việc “lên lịch đọc sách cho một tuần” là một phương pháp chắc chắn có thể giúp được bạn.

“Lúc nào đọc cũng được” sẽ thành “chưa biết đến bao giờ mới đọc”

Để thực hiện phương pháp viết vào sổ tay “một dòng tóm tắt” mà tôi đã đề cập đến ở Chương 3. bạn hãy viết trước tên của cả sáu cuốn sách mà bạn định đọc trong tuần tới vào sổ tay và sau khi đọc xong thì điện trích dẫn và tóm tắt nội dung cuốn sách vừa đọc vào sau tên sách. Với những người chỉ thích tích trữ sách mà không đọc thì ngay từ bây giờ hãy quyết định thứ tự và thời điểm đọc sách.

Ở thời điểm hiện tại, tôi cũng vẫn đang lập kế hoạch và đọc theo kế hoạch. Vì một tuần tôi phải viết bình luận của hơn 10 cuốn sách nên việc này rất có ích cho tôi.

Tuy nhiên, thỉnh thoảng cũng có những chuyện không lường trước xảy ra gây không ít ảnh hưởng đến lịch đọc sách.

Tôi đọc xong một cuốn, viết bình luận, đọc cuốn tiếp theo, viết bình luận... cứ thế tạo thành một vòng tròn mà đôi khi khiến tôi bị stress vô cùng. Ngược lại, nếu có một lịch trình chặt chẽ thì dù lượng công việc có tương đương đi chăng nữa tôi cũng vẫn có được sự thoải mái về mặt tâm lý.

Hãy gói gọn thời gian để chọn sách cho một tuần trong một ngày. Việc này giống như việc lên kế hoạch đi du lịch, nó không quá khó và chắc chắn sẽ khiến bạn có cảm giác háo hức.

Nếu có thể biến việc “lên kế hoạch đọc sách cho một tuần” và “một tuần đọc sáu cuốn sách” trở thành “nhịp điệu cuộc sống thì chắc chắn là bạn có thể đọc được 300 cuốn sách trong một năm. Bạn hãy thử xem sao..

---o0o---

Trích: “Đọc Nhanh -Hiểu Sâu- Nhớ Lâu Trọn Đời”

Atsushi Innami

Dịch: Chi Anh

Nhà Xuất Bản Công Thương – Thaiabooks- 2019

Ảnh Internet