GIÁ TRỊ CỦA VIỆC TRÒ CHUYỆN CÙNG NGƯỜI LỚN TUỔI - TIẾN SĨ JOHN IZZO - 5 BÀI HỌC ĐỂ ĐỜI

GIÁ TRỊ CỦA VIỆC TRÒ CHUYỆN CÙNG NGƯỜI LỚN TUỔI

TIẾN SĨ JOHN IZZO - 5 BÀI HỌC ĐỂ ĐỜI

-------o0o-------

Giá trị của việc trò chuyện cùng người lớn tuổi giúp chúng ta sống và tư duy cùng với họ. Giúp chúng ta rút ngắn quá trình trưởng thành mặc dù độ tuổi của chúng ta không lớn như các vị. Nhưng có lẽ trưởng thành trong mỗi người không nằm ở độ tuổi cao hay thấp mà ở giá trị bên trong của chúng ta.
GIÁ TRỊ CỦA VIỆC TRÒ CHUYỆN CÙNG NGƯỜI LỚN TUỔI - TIẾN SĨ JOHN IZZO - 5 BÀI HỌC ĐỂ ĐỜI

Trò chuyện về người già về cách sống không phải là một việc quá phổ biến trong xã hội thời nay. Chúng ta đang sống trong một nền văn hóa hướng về tuổi trẻ, một nền văn hóa mặc định rằng những điều mới mẻ và hiện đại là có giá trị nhất (cho dù đó là một chiếc laptop, xe hơi hay một con người). Thế thì tại sao việc lắng nghe tiếng nói của những bậc cao niên, lại đáng giá đến như vậy? Nếu ta còn trẻ hoặc đang ở độ tuổi trung niên, thì tại sao ta lại tìm đến những người cao tuổi để học các bài học? Tại sao chúng tôi không trò chuyện cùng những người có vẻ đang sống hạnh phúc ở nhiều độ tuổi khác nhau?

Người La Mã có câu: “Ngôi nhà không có nổi một người già thì phải đi mua lấy một người .” Suốt hàng ngàn năm trước, nhân loại đã tôn sùng những người cao tuổi, và chắc chắn điều này có nguyên nhân của nó. Trong một kiếp sống 75 năm, dù có thêm bớt 20 năm đi nữa, thì chúng ta vẫn không có nhiều thời gian học không qua trải nghiệm (cách thức cay đắng mà Khổng Tử đã nói ở trên).

Năm qua, tôi đã có cơ hội sống cùng vài bộ tộc ở Tanzania. Chính lúc ở cùng các bộ tộc đó, nơi mà ai cũng kính “lão”, tôi đã nảy ra ý tưởng về dự án này. Ở một bộ tộc trong số đó, tộc Irak (không phải Iraq), một người sẽ tham gia vào hội đồng bô lão khi bước sang tuổi 50. Có một hội đồng dành cho nam và một dành cho nữ. Họ dành cả cuộc đời để chuẩn bị gia nhập hội đồng gồm những người có quyền đưa ra những quyết định quan trọng cho cả tộc. Tôi đã gặp một tộc 49 tuổi (cùng tuổi với tôi) và chỉ còn một năm nữa là trở thành bô lão. Anh nói với tôi rằng việc sắp trở thành một bậc cao niên thì “tuyệt vời hơn cả tuyệt vời” luôn. Người ta có thể dễ dàng cảm nhận được anh đã dành cả đời để chuẩn bị cho giây phút đó.

Khi các tộc nhân mô tả quá trình này, họ đã hỏi chúng tôi: “Hội đồng bô lão hoạt động như thế nào trong xã hội của các anh? Chúng tôi, 15 người đàn ông Bắc Mỹ, sắp hoặc đã bước qua tuổi 50, đã giải thích với một thoáng bối rối rằng chúng tôi không hẳn là có một hội đồng bô lão; rằng trong xã hội chúng tôi, người già thường được đưa vào trong các viện dưỡng lão hoặc sống tách biệt với người trẻ. Chúng tôi sống trong một xã hội coi trọng tuổi trẻ hơn.

Các bô lão của tộc Tanzania sửng sốt: Làm sao có thể như thế được! Sau khi bàn bạc với nhau, họ hết mực khuyên chúng tôi hãy trở về nhà. Thành lập một hội đồng, và “hãy khiến những người trẻ tuổi lắng nghe”. Trong khoảnh khắc ngồi hiên ngang trên dãy núi vùng Đông Phi, chúng tôi đã cho rằng đó là một ý tưởng tuyệt vời. Nó nhắc nhở tôi rằng trong phần lớn lịch sử nhân loại, con người đã mặc nhiên thừa nhận tuổi tác thường mang đến sự khôn ngoan đáng để lắng nghe. Chúng ta đã đánh mất kinh nghiệm này trong xã hội của mình.

Thú vị là, những tộc nhân Irak đã nói với chúng tôi rằng họ thường mời nam nữ thanh tham gia vào hội đồng đáng tự hào này với vai trò khách mời, bởi vì có một số người tuy tuổi còn trẻ nhưng rất khôn ngoan. Thật là một bài học đáng giá. Tuổi tác thường mang đến sự thông thái, nhưng chúng ta có thể có được điều đó sớm hơn – ta có thể khám phá bài học cuộc sống vào bất kỳ độ tuổi nào.

Xuyên suốt dự án này chúng tôi đã có cơ hội được phỏng vấn nhiều cụ già người bản địa. Trong những nền văn hóa bản địa ở Canada và Mỹ, chỉ một số người cao tuổi mới được gọi là “bô lão”. Không giống với phong tục của tộc Irak, tuổi tác không giúp một người thành bô lão trong tộc, và không hề có quá trình đề cử và bình chọn nào cả. Thay vì vậy, đến một giai đoạn, mọi người sẽ thấy rõ ràng rằng một cá nhân đã trở nên uyên bác và bắt đầu thừa nhận đó là một bậc bô lão. Trong những nền văn hóa này, các bô lão được tôn kính vì những điều mà người khác có thể học hỏi từ họ. Các xã hội này cũng thường tôn vinh linh hồn tổ tiên vì cùng lí do, vì món quà của sự thông thái mà họ đã truyền đạt.

Nhiều quan điểm truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác đã mất đi trong một xã hội ngày càng đô thị hóa và di động hơn. Nhiều năm trước, tôi đã gặp một cậu bé ở Brazil, cậu nói với tôi rằng người bạn tốt nhất của cậu là một ông lão trên con phố nơi cậu sống. Kiểu tình bạn này là một món quà mà nhiều người trẻ trong cái thế giới được gọi là phát triển này không có được, đôi khi nói bị xã hội từ chối, và đôi khi nó bị từ chối bởi chính sự không muốn lắng nghe của chúng ta. Khi nhìn lại cuộc đời mình, một trong những điều mà tôi ước đó là giá như tôi đã đi tìm sự thông thái nơi những người có nhiều trải nghiệm sống hơn mình, thay vì luôn luôn mặc định rằng học hỏi từ những sai lầm là con đường cơ bản dẫn đến sự khôn ngoan. Chúng ta vô cùng cần đến những người già, những người đã sống lâu và đã được sự uyên bác.

Một trong những lập luận đằng sau công trình nghiên cứu của tôi là một mặc định đơn giản: ta nhận ra sự thông thái khi ta nhìn thấy nó.

Một người bạn của tôi, và là một trong những người mà chúng tôi đã phỏng vấn, từng thường xuyên làm việc với các nhóm dân tộc bản địa ở Canada. Vài năm trước, anh (không phải người bản xứ) đi dạo cùng với một cụ già người bản địa, một bà lão nhỏ bé cao chưa đến 1,2 m. Sau một lúc, bà ngước nhìn anh và nói: “Cậu biết không, nếu cậu sống trong xã hội của chúng tôi thì cậu sẽ là một bô lão đấy.” Người phụ nữ này chỉ mới đi dạo với anh bạn của tôi, Bob, và bằng cách nào đó, bà đã biết rằng bà đang nhìn thấy sự thông thái. Câu chuyện trên phản ánh quá trình mà chúng tôi đã được thực hiện để viết nên quyển sách này. Chúng tôi đã yêu cầu mọi người nghĩ về “chặng đường đời” của họ và kể với chúng tôi về “một” người mà họ nhìn nhận là “một người già khôn ngoan”

235 người mà chúng tôi đã phỏng vấn đều ở độ tuổi từ 59 đến 105. Mặc dù đa số họ đều đến từ Bắc Mỹ, nhưng họ lại đa dạng về chủng tộc, tôn giáo,văn hóa, địa lý, chuyên môn và đại diện đủ ba thế hệ. Chúng tôi đã đi tìm đáp án cho những câu hỏi sau từ những người thợ cắt tóc và giáo viên địa phương cho đến các chủ doanh nghiệp và những người nội trợ, từ tộc trưởng người bản địa cho đến các nghệ sĩ: Chúng ta phải khám phá những điều gì trước khi chết? Những người đã đi gần hết quãng đời của mình có thể truyền đạt cho chúng ta điều gì về cuộc sống?

-------o0o-------

Trích: “5 Bài Học Để Đời”

Tiến sĩ John Izzo

Dịch: TGM Book

Nhà Xuất Bản Phụ Nữ-2018

Ảnh: nguồn internet

Bài viết liên quan