KIẾN THỨC SO VỚI SỰ THÔNG THÁI - TRÍCH "5 BÀI HỌC ĐỂ ĐỜI" - JOHN IZZO

KIẾN THỨC SO VỚI SỰ THÔNG THÁI

5 BÀI HỌC ĐỂ ĐỜI - JOHN IZZO

–––––o0o–––––

Quyển sách này ra đời bởi khao khát muốn hiểu rõ những điều thật sự quan trọng, những bài học về một cuộc đời hạnh phúc và ý nghĩa. Càng thêm tuổi, tôi càng thấy mình nôn nóng hơn trước những câu hỏi mà tôi đã chất chứa cả đời: Điều gì mới thật sự quan trọng? Tôi sẽ nghĩ gì vào phút cuối cuộc đời? Khi mà tôi chi còn chừng này thời gian, thì sử dụng nó như thế nào mới là...
KIẾN THỨC SO VỚI SỰ THÔNG THÁI - TRÍCH

KIẾN THỨC SO VỚI SỰ THÔNG THÁI

5 BÀI HỌC ĐỂ ĐỜI - JOHN IZZO

–––––o0o–––––

Để sống ý nghĩa và trọn vẹn cuộc đời này, chúng ta cần có sự thông thái hơn là kiến thức. Sự thông thái khác biệt so với kiến thức, và về cơ bản thì nó quan trọng hơn kiến thức. Chúng ta đang sống trong thời đại mà kiến thức (số lượng dữ kiện) nhân đôi sau mỗi 6 tháng, nhưng sự thông thái lại thiếu vắng. Kiến thức là sự tích lũy thông tin, trong khi thông thái là khả năng nhận thức được điều gì quan trọng và điều gì không quan trọng. Chúng ta không thế tìm ra ý nghĩa chân chính của cuộc sống trừ khi biết được điều gì thật sự quan trọng.

Công việc đầu tiên của tôi là mục sư trong Nhà thờ thuộc Giáo hội Thiên Chúa giáo. Những năm 20 tuổi, tôi dã có đặc ân được tiếp xúc nhiều với những người đang hấp hối. Qua các trải nghiệm đó, tôi khám phá ra rằng cái chết của mỗi người rất khác nhau. Một số người chết đi khi đã sống một cuộc đời đầy ý nghĩa hầu như không tiếc nuối. Những người này đi đến đoạn cuối đường đời và cảm nhận một cách sâu sắc rằng họ đã sống một cuộc đời trọn vẹn. Những người khác nhìn lại quãng đường đã quá cay đắng vì đã bỏ lỡ những điều thật sự quan trọng. Ngay từ khi còn là một chàng trai trẻ, tôi đã nhận ra rằng một số người tìm thấy bài học cuộc sống và số khác thì không.

Cái chết chưa từng là một khái niệm trừu tượng đối với tôi. Cha tôi qua đời ở tuổi mới 36 tuổi. Ngày nọ, cha đã lỡ buổi hẹn picnic và ra đi. Cha chưa kịp sống trọn cuộc đời mình, và giờ thì nó đã kết thúc rồi. Chẳng hề có cơ hội khởi đầu lại. Đến năm 28 tuổi, tôi đã tổ chức hàng chục tang lễ và ngồi cạnh nhiều người trong những ngày cuối cùng của cuộc đời họ. Tôi xem cơ hội ở cạnh những người trong phút lâm chung như một món quà vĩ đại. Có lẽ nhờ vào những trải nghiệm này mà tôi đã luôn đi tìm những bài học sống một cuộc đời trọn vẹn và có ý nghĩa. Khi còn rất trẻ, tôi đã thề rằng khi đến lượt mình, tôi sẽ không tiếc nuối khi nhìn lại quãng đời mình đã sống.

Vợ tôi là y tá, và từ khi còn trẻ, em cũng nhiều lần chứng kiến những thực tế về cái chết của con người. Em từng làm việc ở phòng phẫu thuật, ở khoa ung thư nhi và phòng cấp cứu. Vợ chồng tôi thường nói về cái chết. Chúng tôi cố gắng nhận thức sự hiện diện của nó trong cuộc sống.

Leslie, vợ tôi, đã có vài lần suýt chết. Em bị dị tật tim bẩm sinh, và từ lúc mới vài ngày tuổi, em đã phải trải qua nhiều ca phẫu thuật lớn. Thế nhưng 3 năm trước, chúng tôi đã có một trải nghiệm nhắc chúng tôi nhớ lại sự mong manh của sinh mạng con người.

Khi đó, em nhập viện để tiến hành một ca phẫu thuật thông thường không nguy hiểm đến tính mạng. Đến tận hôm nay, tôi vẫn có thể nhớ cô con gái Sydney khi đó mới 10 tuổi nói rằng: “Mẹ, thật sự thì mẹ đâu có cần phải mổ lần này đâu, đúng không ạ?”. Leslie an ủi con bé, và sáng hôm sau, em nhập viện để phẫu thuật.

Những việc diễn ra trong 72 giờ sau đó cho đến tận bấy giờ vẫn còn mờ mịt đối với tôi. Ca mổ diễn ra thuận lợi, em choáng váng và sau đó là khó chịu. Bọn trẻ và tôi ở lại trong bệnh viên cùng với em vào buổi tối hôm đó. Em cảm thấy khá hơn vào ngày hôm sau, và tôi rời khỏi phòng bệnh vào đầu buổi tối để em có thể nghỉ ngơi. Tôi nói với vợ mình rằng tôi phải hoàn thành vài việc ở văn phòng, và rằng tôi sẽ đến thăm em vào trưa hôm sau. Cha con chúng tôi đoán rằng em sẽ xuất viện trong ngày thôi.

Khoảng 11 giờ trưa sáng hôm sau, tôi gọi đến bệnh viện, và vợ tôi thốt ra những lời mê sảng. Em nói chuyện với tôi bằng những câu chữ mà tôi không tài nào hiểu được. Tôi vội vã đến bệnh viện và nhanh chóng biết rằng giữa đêm qua, em đã bị đột quỵ ở tuổi 37. Em bị hoa mắt và được chuyển đến phòng chăm sóc đặc biệt của khoa thần kinh. Sau đó, bác sĩ chuyên khoa thần kinh yêu cầu tôi đưa ra một quyết định khó khăn nhất trong đời, tính đến thời diểm đó. “Vợ anh bị đột quy và chúng tôi không biết nguyên nhân. Bây giờ, chúng ta phải quyết định xem có cho cô ấy điều trị bằng thuốc làm loãng máu hay không. Nó có thể cứu mạng cô ấy, hoặc gây xuất huyết nhiều hơn, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra cơn đột quy. Quyền lựa chọn là của anh”. Với những thông tin mà mình có được, tôi đã quyết định cho phép dùng thuốc. Những ngày kế tiếp thật căng thẳng và đáng sợ.

Khi một việc như thế xảy ra, mỗi người chúng ta đều có cảm nhận riêng của mình. Tôi không thể lên tiếng thay cho trải nghiệm của vợ mình, nhưng vài tháng sau đó, dòng cảm xúc dấy lên mạnh mẽ trong tôi. Lúc nào tôi cũng bận họp hành và công việc. Thậm chí trong thời gian Leshe hồi phục tại nhà, tôi vẫn tiếp tục quay cuồng với công việc, và khi hồi tưởng lại thì tôi nhận ra rằng tôi đã không ở cạnh vợ mình như tôi hằng mong muốn. Tôi đã liên tục tự hỏi rằng: Đây có thật là cách sống đúng đắn hay không? Điều gì mới thật sự quan trọng?

Anh bạn Jim Kouzes của tôi đã nói rằng “nghịch cảnh giúp chúng ta gặp gỡ con người thật của mình”, và tôi không chắc rằng tôi thích cái con người mà mình đang gặp. Trong khi vợ tôi đang chậm rãi hồi phục và tôi buồn bã nhìn em khổ sở nỗ lực mỗi ngày để làm được những việc đơn giản mà trước đó được xem là điều hiển nhiên, thì đồng thời, tôi cũng cố gắng suy nghĩ về phần đời còn lại của mình. Cơn đột quỵ đó nhắc nhở cả hai chúng tôi rằng cuộc sống thật mong manh, nhưng nó cũng có tác dụng như một hồi chuông cảnh tỉnh.

Vào cuối năm đó, Leslic gần như đã hồi phục hẳn và tôi rất biết ơn vì điều đó. Tôi cảm thấy rằng chúng tôi đã được ân xá. Nhưng chúng tôi phải trải qua một lần thử thách. Niềm tin của chúng tôi vào sự vững chắc của sức khỏe và cuộc sống đã vỡ vụn trước trải nghiệm này. Cuộc sống rất ngắn ngủi. Và tôi bất đầu tự hỏi bản thân: Tôi đã thật sự khám phá ra điều gì mới là quan trọng hay chưa? Nếu sinh mạng của tôi kết thúc vào lúc này, thì tối có thể nói rằng tôi đã khám phá ra những bài học cuộc sống không? Trong những ngày tháng tôi sắp bước sang tuổi 50 và vợ tôi đã bình phục sau cơn đột quỵ, tôi đã bắt đầu cuộc hành trình mà tôi chia sẻ trong quyển sách này, một cuộc hành trình tìm kiến “bài học để đời”.

Quyển sách này ra đời bởi khao khát muốn hiểu rõ những điều thật sự quan trọng, những bài học về một cuộc đời hạnh phúc và ý nghĩa. Càng thêm tuổi, tôi càng thấy mình nôn nóng hơn trước những câu hỏi mà tôi đã chất chứa cả đời: Điều gì mới thật sự quan trọng? Tôi sẽ nghĩ gì vào phút cuối cuộc đời? Khi mà tôi chi còn chừng này thời gian, thì sử dụng nó như thế nào mới là khôn ngoan? Đâu là bài học về một cuộc đời hạnh phúc và ý nghĩa?

–––––o0o–––––

Trích “5 Bài Học Để Đời”

Tác giả: John Izzo

Biên dịch: TGM Books

NXB Phụ Nữ

 

Bài viết liên quan