KHÔNG CÓ SỰ ĐỐI ĐÃI ĐẶC BIỆT NÀO MỚI CHÍNH LÀ SỰ TỬ TẾ THẬT SỰ ĐỐI VỚI CON NGƯỜI - AKIO SHIBATA – CÁCH TẠO NÊN NHỮNG NHÂN VIÊN HẠNH PHÚC ---o0o---

KHÔNG CÓ SỰ ĐỐI ĐÃI ĐẶC BIỆT NÀO MỚI CHÍNH LÀ SỰ TỬ TẾ THẬT SỰ ĐỐI VỚI CON NGƯỜI

AKIO SHIBATA – CÁCH TẠO NÊN NHỮNG NHÂN VIÊN HẠNH PHÚC
---o0o---

Trong thế giới này, người khuyết tật và người không khuyết tật cùng tồn tại là chuyện bình thường. Nếu tại nơi có người khuyết tật, trong trường hợp có khó khăn gì xảy ra, lúc đó không liên quan đến chuyện “anh là nhân viên” hay “anh là khách hàng” mà chỉ cần mọi người hỗ trợ, giúp đỡ nhau với “tư cách con người” là được rồi.
KHÔNG CÓ SỰ ĐỐI ĐÃI ĐẶC BIỆT NÀO MỚI CHÍNH LÀ SỰ TỬ TẾ THẬT SỰ ĐỐI VỚI CON NGƯỜI - AKIO SHIBATA – CÁCH TẠO NÊN NHỮNG NHÂN VIÊN HẠNH PHÚC ---o0o---

Dĩ nhiên, những nhân viên khác cũng rất chú ý trong việc cư xử, dõi theo cô ấy. Tuy nhiên, không có sự theo dõi một cách đặc biệt nào dành cho cô ấy chỉ vì cô ấy là người khuyết tật. Lý do là vì nếu có ai đó thay cho cô ấy xin lỗi khách hàng, hay đối ứng hộ cô ấy thì vĩnh viễn chẳng có gì thay đổi cả.

Những người phụ trách ở nơi làm việc thường xuyên khích lệ cô ấy, dù khó đến đâu cũng được “hãy thử nói chuyện bằng giọng nói đi” (thay vì chỉ dùng bút viết).

Nhờ việc luyện tập phát âm nghiêm khắc cùng với mẹ từ những ngày còn nhỏ, nên dù có nói chậm và đôi lúc bị ngắt quãng nhưng cô ấy vẫn có thể nói chuyện được. Chỉ là, cái “ngôn từ” đó được truyền tải đến đối phương theo kiểu nào thì bản thân cô ấy không biết chắc được.

“Nếu mọi người nghĩ mình nói chuyện bằng cái giọng kỳ cục thì phải làm sao đây? Nếu đối phương không hiểu được ý mình muốn nói…” Chính vì những bất an đó nên dù gì cô ấy cũng đã chọn việc dùng bút viết thay vì dùng lời nói.

Tôi cũng hiểu được rằng cách thức tiếp cận đó của nhân viên khách sạn là điều hết sức tự nhiên. Nếu nói như vậy có khi gây ra hiểu nhầm cũng nên. Cũng có khi sẽ có người không hài lòng, bất mãn và nghĩ rằng khách sạn thiếu sự quan tâm, thông cảm đối với những người khuyết tật.

Nhưng đối với những người không nghe được hay có khuyết tật như cô ấy, một nhiệm vụ hết sức bình thường lại trở thành “việc đặc biệt” chẳng phải là đang tạo ra ranh giới hay sao?

Tôi nghĩ rằng sự tử tế đối với con người không phải là như vậy.

Trong thế giới này, người khuyết tật và người không khuyết tật cùng tồn tại là chuyện bình thường. Nếu tại nơi có người khuyết tật, trong trường hợp có khó khăn gì xảy ra, lúc đó không liên quan đến chuyện “anh là nhân viên” hay “anh là khách hàng” mà chỉ cần mọi người hỗ trợ, giúp đỡ nhau với “tư cách con người” là được rồi.

Nói rõ hơn, chẳng phải người khỏe mạnh cũng có những lúc được giúp đỡ nhờ sự tử tế của những người khuyết tật hay sao. Mặc dù vậy, vì họ là người khuyết tật nên có những người tự suy nghĩ, quyết định rằng “những việc như thế không cần làm cũng được”, hay “không được để cho họ làm như những người bình thường”… Đây là điều hết sức kỳ quặc.

Những nhân viên trong khách sạn của chúng tôi hoàn toàn không có ý nghĩ sẽ “đối xử đặc biệt” đối với những người khuyết tật. Ai cũng nghĩ rằng mình sẽ chỉ giúp bao bọc những phần khó khăn một cách hết sức bình thường và tự nhiên. Cảm giác này chẳng thể truyền đạt dễ dàng bằng lời nói được.

Nhờ những người xung quanh đã dõi theo cô ấy một cách tự nhiên và cô ấy cũng tiếp nhận một cách bình thường, thản nhiên, nên mọi người có thể tiếp tục cùng nhau làm việc bình thường, kết quả là cô ấy đã dần thay đổi. Không phải chỉ dùng giấy bút mà dần dần cô ấy đã nói chuyện bằng lời nhiều hơn.

Cô ấy nói rằng:

“Từ khi đi học ở trường cấp một cho đến đại học, mỗi lần tôi định làm một cái gì đó thì luôn bị nói rằng “bạn thì không cần đâu”, được đối xử một cách đặc biệt nên chỉ tạo ra toàn những kỷ niệm buồn và đáng tiếc mà thôi. Nhưng ở đây mọi người luôn đối xử (chú ý) với một người như tôi một cách nghiêm khắc, đối diện với chính tôi. Nhờ vào đó, mà tôi đã học được rằng chỉ cần cố gắng làm thì sẽ làm được. Tôi đã nhận được sự tự tin và dũng khí to lớn. Tôi đã học được rất nhiều thứ, và tôi rất hạnh phúc.”

---o0o---

Trích “Cách tạo nên những nhân viên hạnh phúc”

Tác giả: Akio Shibata

Người dịch: Hoàng Linh

NXB Lao Động, 2018

Ảnh: nguồn internet

 

Bài viết liên quan