KHÔNG NHÌN VÀO HỌC LỰC, KHÔNG HỎI CHUYỆN QUÁ KHỨ. CÁCH ĐÁNH GIÁ TỐT NHẤT LÀ NHÌN VÀO CHÍNH CON NGƯỜI ĐÓ - AKIO SHIBATA – CÁCH TẠO NÊN NHỮNG NHÂN VIÊN HẠNH PHÚC

KHÔNG NHÌN VÀO HỌC LỰC, KHÔNG HỎI CHUYỆN QUÁ KHỨ. CÁCH ĐÁNH GIÁ TỐT NHẤT LÀ NHÌN VÀO CHÍNH CON NGƯỜI ĐÓ

AKIO SHIBATA – CÁCH TẠO NÊN NHỮNG NHÂN VIÊN HẠNH PHÚC
---o0o---

Tôi nghĩ điều này thật thú vị. Nhưng tôi có thể hiểu được lý do trở thành như thế. Bởi vì ở khách sạn của chúng tôi, mọi người đều đối xử với bất kỳ ai bằng “sự tử tế đối với con người.”
KHÔNG NHÌN VÀO HỌC LỰC, KHÔNG HỎI CHUYỆN QUÁ KHỨ. CÁCH ĐÁNH GIÁ TỐT NHẤT LÀ NHÌN VÀO CHÍNH CON NGƯỜI ĐÓ - AKIO SHIBATA – CÁCH TẠO NÊN NHỮNG NHÂN VIÊN HẠNH PHÚC

Khi tuyển dụng nhân viên, tôi không xem bản khai lý lịch và kinh nghiệm làm việc. Tôi không biết người đó có học lực tốt hay không, cũng không để ý về quá khứ đã xảy ra như thế nào.

Khi tôi nói điều đó, nhiều người đã giật mình và cảm thấy ngạc nhiên, kiểu như “Ơ, nếu thế thì làm thế nào có thể tuyển được người tốt?” Nhưng bởi vì ngay từ ban đầu, tôi đã không nghĩ sẽ tuyển dụng “người tốt”.

Thường người ta được coi là “người tốt” trên thế giới này là những người có học lực và kinh nghiệm mà khi so sánh với người khác sẽ không thua kém, các kỹ năng được trang bị đầy đủ, với khả năng cạnh tranh và đem về kết quả tức thì cho chúng ta phải không?

Nếu nói ngược lại, chẳng phải những người đó sẽ có rất nhiều công ty khác muốn tuyển dụng họ hay sao. Vì vậy nên ở chỗ chúng tôi không yêu cầu lắm. Hơn cả những điều đó, tôi luôn quan sát những người mà tôi nghĩ là tốt về mặt nhân cách, những người mà tôi muốn bồi dưỡng, giáo dục, hoặc là những người dù cho bây giờ gặp nhiều chuyện, có hơi nản chí nhưng họ luôn muốn có cơ hội để thể hiện năng lực.

Dĩ nhiên, đây là một công ty bình thường nên tạm thời họ vẫn cần nộp sơ yếu lý lịch, nhưng tôi không nhìn cả mà đưa cho bên tổng vụ để họ quản lý mà thôi.

Có lần khi đang nói chuyện với một nhân viên, vì lý do nào đó mà chúng tôi nói chuyện về thời đi học.

Tôi tốt nghiệp trường cấp ba Tateiwamura của tỉnh Gifu, bây giờ đã được sáp nhập và trở thành một trường cấp ba với tên gọi khác. Câu chuyện sau xuất phát từ những chuyện về ngôi trường cấp ba đó mà ra.

Đột nhiên, người nhân viên nói rằng: “Thưa giám đốc, tôi đã không nói ra, nhưng tôi chưa tốt nghiệp cấp ba. Do gặp nhiều chuyện xảy ra nên tôi đã nghỉ học, từ đó cho đến khi làm việc ở đây, tôi đã một lần đi làm rồi nhưng…”

Tôi cũng lần đầu tiên nghe chuyện này. Nhưng tôi chỉ coi trọng hiện tại và tương lai của người đó, còn việc đã tốt nghiệp cấp ba hay chưa thì không thành vấn đề.

Khi tôi hỏi “Vậy à, vậy là anh không thích lắm đúng không?”, anh ấy đã trả lời tôi rằng “Vâng, đúng là như thế”.

“Vậy thì dùng sức mạnh cơ bắp để thi đấu, chơi, cố gắng là được.”

Tôi đã nói như thế rồi vỗ lên vai người đó, khuôn mặt của anh ấy chợt rạng rỡ, sáng bừng lên. Ngoài ra, nếu thử trở thành người trong cuộc xem, dù chẳng phải họ đã giấu giếm điều đó, nhưng thỉnh thoảng tự nhiên những câu chuyện thế này có khi lại tạo ra gánh nặng trong lòng họ.

Có lẽ vì tôi lúc nào cũng cảm thấy như thế nên kết quả là có rất nhiều kiểu người được tập trung đến khách sạn của chúng tôi, như là những người bỏ học cấp ba giữa chừng, những người rời nhà ra đi do không tìm được sự hòa thuận với cha mẹ, những đứa trẻ ranh mãnh, hư, tinh quái tham gia vào những nhóm đua xe, những đứa trẻ không thể tiếp xúc với mọi người một cách thoải mái, dễ dàng, dẫn đến việc không đi học…

Theo cách nhìn của xã hội, một khách sạn tập trung những con người đó sẽ có xu hướng bị cho rằng có thể trở thành một nơi lộn xộn, hỗn loạn; nhưng khách của chúng tôi là một trường hợp kỳ lạ, khi mà những con người đó trong quá trình làm việc ở khách sạn đã gặp được những người bạn, đồng nghiệp tốt, và mọi người đã trở thành gia đình, anh em của nhau.

Tôi nghĩ điều này thật thú vị. Nhưng tôi có thể hiểu được lý do trở thành như thế. Bởi vì ở khách sạn của chúng tôi, mọi người đều đối xử với bất kỳ ai bằng “sự tử tế đối với con người.”

Bởi vì chính bản thân tôi cũng không hề để ý về học lực và quá khứ nên nhân viên cũng hoàn toàn không suy nghĩ về điều đó.

Cho đến bây giờ, chuyện gì đã xảy ra cũng không sao. Bởi vì lúc này, ở đây, mọi người đều là những đồng nghiệp tốt cùng nhau làm việc, mọi người ai cũng đều được công ty coi trọng nên tôi muốn coi trọng mọi người như nhau. Hơn thế nữa, ngay bản thân tôi cũng có những phần chưa làm được, những phần còn thiếu sót; vì những phần đó được những người khác bao bọc, bảo vệ mà tôi làm được đến bây giờ nên tôi coi mọi người đều như nhau cả.

Cứ theo cách đó, dù không cần được dạy dỗ nhưng các nhân viên có thể hiểu được một cách hết sức tự nhiên.

---o0o---

Trích “Cách tạo nên những nhân viên hạnh phúc”

Tác giả: Akio Shibata

Người dịch: Hoàng Linh

NXB Lao Động, 2018

Ảnh: nguồn internet

Bài viết liên quan