KINH BỒ TÁT HƯ KHÔNG TẠNG BỔN NGUYỆN VÀ THƯA HỎI PHẬT - KINH ĐẠI TẬP NHỮNG ĐIỀU BỒ TÁT HƯ KHÔNG TẠNG HỎI PHẬT – Quyển 5 - KINH ĐẠI TẬP - BỘ III

KINH BỒ TÁT HƯ KHÔNG TẠNG BỔN NGUYỆN VÀ THƯA HỎI PHẬT

KINH ĐẠI TẬP NHỮNG ĐIỀU BỒ TÁT HƯ KHÔNG TẠNG HỎI PHẬT – Quyển 5

KINH ĐẠI TẬP - BỘ III

---o0o---

Lại nữa, này thiện nam! Bồ-tát biết sắc là vô thường nên giữ giới, cho đến biết sắc như cỏ cây, ngói đá nên giữ giới. Khi Bồ- tát giữ giới như vậy thì nhận biết được chân như của sắc, vì biết chân như của sắc nên biết chân như của giới, biết chân như của giới nên đạt được chân như của hồi hướng, biết chân như của hồi hướng nên đạt được chân như của Bồ-đề,...
KINH BỒ TÁT HƯ KHÔNG TẠNG BỔN NGUYỆN VÀ THƯA HỎI PHẬT - KINH ĐẠI TẬP NHỮNG ĐIỀU BỒ TÁT HƯ KHÔNG TẠNG HỎI PHẬT – Quyển 5 - KINH ĐẠI TẬP - BỘ III

Lại nữa, này thiện nam! Bồ-tát biết sắc là vô thường nên giữ giới, cho đến biết sắc như cỏ cây, ngói đá nên giữ giới. Khi Bồ- tát giữ giới như vậy thì nhận biết được chân như của sắc, vì biết chân như của sắc nên biết chân như của giới, biết chân như của giới nên đạt được chân như của hồi hướng, biết chân như của hồi hướng nên đạt được chân như của Bồ-đề, đạt được chân như của Bồ-đề nên biết được chân như của hữu tình, đạt được chân như của hữu tình nên rõ được chân như của ngã, được chân như của ngã nên đạt được chân như của tất cả pháp, nhận biết chân như của tất cả pháp nên phi chân như là chân như chẳng vọng, chân như chẳng khác, tức tùy theo đó mà giữ giới. Này thiện nam! Đó là đạo xuất thế gian của Bồ-tát. Như thế, nhận biết về thọ, tưởng, hành, thức là vô thường mà giữ giới, cho đến biết sắc là vô hình tướng mà giữ giới. Lúc giữ giới như vậy thì biết được chân như của thức, biết được chân như của thức nên đạt được chân như của giới, biết được chân như của giới nên đạt được chân như của hồi hướng, được chân như của hồi hướng nên đạt được chân như của Bồ-đề, được chân như của Bồ-đề nên đạt được chân như của hữu tình, được chân như của hữu tình nên đạt được chân như của ngã, được chân như của ngã nên đạt được của tất cả pháp, được chân như của tất cả pháp nên phi chân như là chân như chẳng vọng, chân như chẳng đổi khác, tùy theo đó mà giữ giới. Này thiện nam! Đó là đạo xuất thế gian của Bồ-tát.

Trích “Kinh Bồ Tát Hư Không Tạng Bổn Nguyện Và Thưa Hỏi Phật”

Hán dịch: Đời Đường Sa Môn Tam Tạng Bất Không

Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo

Nhà Xuất Bản Hồng Đức

 

Bài viết liên quan