PHÁP NGỮ CỦA HÁM SƠN THIỀN SƯ  - CHANG CHEN – CHI - TRÍCH "THIỀN ĐẠO TU TẬP" - Như Hạnh dịch

“Các hành giả vô minh không biết Chân lý, chấp trước cái “tâm linh tuyệt đối” tưởng tượng, mà thật ra là căn do khiến họ trôi lăn trong luân hồi từ thời vô thủy. Chỉ những kẻ ngu mới gọi cái tâm linh tuyệt đối chấp trước này là bổn lai nhân”.
PHÁP NGỮ CỦA HÁM SƠN THIỀN SƯ  - CHANG CHEN – CHI - TRÍCH 

PHÁP NGỮ CỦA HÁM SƠN THIỀN SƯ

TRÍCH “THIỀN ĐẠO TU TẬP” - CHANG CHEN CHI

Như Hạnh dịch – NXB Hồng Đức 2017

     Về vấn đề lớn này. Đạo, mọi người đều sở hữu nó từ đầu. Đạo luôn luôn ở cạnh chư vị. Điều khó khăn là từ vô thủy đến giờ diệu giác vẫn bị che khuất bởi các hạt giống của tham ái, các dòng tư tưởng, sự lưu xuất của tư lương phân biện, và lề lối suy tưởng tập tục đã ăn sâu. Vì thế, chúng ta chưa bao giờ nắm giữ được chính giác, thay vì thế chỉ luẩn

quẩn giữa những chiếc bóng vọng tưởng về tâm, thân, và thế gian. Chính vì thế mà trôi lăn mãi trong luân hồi.

Xưa, chư Phật, Tổ hiện thân trong thế giới này, sử dụng hàng vạn lời lẽ và nhiều phương pháp dạy, hoặc Giáo hoặc Thiền. Tất cả lời dạy của chư Phật, Tổ chẳng là gì khác hơn những dụng cụ để đập tan sự “chấp trước” quen thói thâm nhiễm tư tưởng chúng sinh. Không có Pháp theo ý nghĩa một cái gì thực hay cụ thể trong cái mà chư Phật, Tổ trao truyền cho chúng ta. Cái gọi là tu tập hay dụng công chỉ là một phương pháp tịnh luyện những chiếc bóng của lối suy tưởng tập tục và dòng tư tưởng của chúng ta. Tập trung tất cả sức lực để đến cứu cánh này gọi là “dụng công”. Nếu hốt nhiên các tư tưởng vọng động dừng lại, ta thấy rõ rệt tự tâm mình bổn lai thanh tịnh, chân thật mênh mông, rực rỡ viên mãn và không có các đối tượng. Đó gọi là Ngộ. Không có gì ở ngoài tâm, không có gì để dụng công, và không có gì để ngộ ... Tuy nhiên, các dục vọng chấp ngã đã tích tập từ lâu và bắt rễ trong chúng ta, rất khó mà dứt bặt.

May thay, trong kiếp này, nhờ sự trợ giúp và chỉ dạy của các [chân] sư, hạt giống Bát Nhã ở trong chư vị có cơ tăng trưởng. Nhờ thế, lòng mộ đạo và quả quyết của chư vị được thức tỉnh. Nhưng chư vị phải nhận thức rằng không dễ gì nhổ được lập tức các gốc rễ của luân hồi đã ăn sâu trong chư vị từ thời vô thủy. Công việc này không phải là tầm thường! Chỉ có những người có ý chí và sức mạnh đủ can đảm để đảm đương một gánh nặng như vậy và dấn thân tới trước

không chút do dự hay rụt rè, mới vào được Đạo. Còn đối với những người khác, dịp ấy thật sự là hết sức mong manh. Một châm ngôn xưa nói: “Vấn đề này cũng như một chống lại vạn quân địch”. Lời ấy đúng biết nhường nào! Nói chung, vào thời này, Phật giáo đang ở thời kỳ mạt pháp, có rất nhiều hành giả tu Đạo, nhưng có ít người thực ngộ. Kẻ mò mẫm, kẻ dụng công cần mẫn thì nhiều nhưng người thụ ích và tầm Đạo vẫn hiếm. Sao vậy? Ấy là bởi vì phần đông hành giả không hiểu phải dụng công ra sao và khởi sự tu tập ra sao ngay từ lúc đầu. Họ chỉ lo chất đầy tâm trí bằng những chữ nghĩa và khái niệm có được qua suy tưởng, hoặc họ đạc lượng vật bằng tâm phân biện, hoặc họ dằn nén dòng tư tưởng, hoặc tự làm chóa mắt bởi những mê hoặc hư ảo. Có người chất đầy đầu óc những lời bí hiểm của chư Tổ, và coi những lời dạy hoặc kiến giải này là của mình. Họ đâu có biết tất cả những thứ ấy là vô ích. Đó là ý nghĩa của là minh câu nói: “Thâu đạt kiến thức dưới tay kẻ khác là đóng cửa sự tự giác Ngộ”. Bước đầu của sự tu Thiền là phải quên tất cả những kiến văn giác trị và chuyên tâm vào một ý tưởng (Nhất niệm).Thâm tín rằng tự tâm mình bổn lai thanh tịnh, không có một mảy may dấu vết của hiện hữu nào, trạm nhiên, viên mãn, biến tại khắp thái hư. Từ khởi thủy, không có thân, tâm, hay thế giới, không một vọng niệm hay dục vọng nhiễm cấu. Ngay vào khoảnh khắc này, [sự xuất hiện của] tâm này [thật ra] phi hữu. Tất cả các tướng trước mắt tôi cũng đều là ảnh không có tự tính. Chúng chỉ là những chiếc bóng trong tâm. Với cái tri thức rõ rệt này, ta phải dụng công như sau: Tìm cho ra cái điểm mà tư tưởng ta khởi dậy và biến mất. Xem một tư tưởng hiện hành ở đâu và biến mất ở đâu. Giữ điểm này trong tâm trí và cố phá thấu nó, cố nghiền nát nó bằng tất cả sức mạnh. Nếu chư vị có thể nghiền nó ra từng mảnh tất cả sẽ tiêu tan và biến mất. Tuy nhiên, vào lúc ấy, ta không được theo nó [cái kinh nghiệm lập tức] cũng không được tiếp tục nó. Thầy Vĩnh Gia một lần cảnh giới, “phải cắt đứt thường kiến”, như thế là vì vọng tưởng thực ra không có căn để và không thực. Đừng bao giờ coi vọng tưởng là một cái gì cụ thể. Khi nó móng khởi, nhận biết nó ngay, nhưng đừng bao giờ cố dằn nén nó. Để nó trôi nổi và quan sát nó như ta quan sát trái bầu trôi trên mặt nước.

Điều chư vị phải làm là nắm cái ý thức này như thể cầm một lưỡi gươm bén trong tay. Bất chấp Phật hay ma đến, cứ việc chém như cắt một cuộn tơ rối. Dùng sự chú ý và sức mạnh một cách kiên nhẫn để đẩy tâm trí chư vị đến tận cùng [của ý thức], cứ tiếp tục xô đẩy nó mãi.

Những người quyết tu Đạo phải thâm tín giáo lý duy tâm. Đức Phật nói “ba cõi là tâm, vạn pháp là thức” (Tam giới duy tâm vạn pháp duy thức). Tất cả Phật giáo chỉ là triển khai câu văn này. Vô minh hay giác ngộ, thiện hay ác, nhân hay quả chỉ là tâm ta. Không có mảy may gì hiện hữu ngoài tâm. Thiền giả phải hoàn toàn gạt bỏ các kiến văn giác tri trước của mình. Ở đầy uyên bác hay thông minh đều vô ích. Đúng ra Thiền giả phải xem cả thế giới như là hư ảo. Tất cả những gì y thấy chỉ là ảo ảnh, hình ảnh trong gương như mặt trăng phản chiếu dưới nước, những âm thanh mà y nghe là những tiếng thầm thì của gió thổi qua rặng cây. Y phải xem tất cả các tướng như là mây trôi trên trời, biến đổi và không thực. Không những chỉ thế giới bên ngoài, mà tất cả những tư tưởng tập tục, say mê cuồng si, và dục vọng trong tâm cũng vậy, vô tự tính, không thực hữu, vô căn để, và phu trầm. Bất cứ khi nào một ý tưởng móng khởi, phải cố tìm ra căn nguyên nó, đừng để nó hiện hành dễ dàng hoặc bị nó loạn hoặc. Nếu chư vị tu tập được như vậy, tức là chư vị đang làm một công việc vững chắc.

Có rất nhiều công án giúp chư vị tu tập giữa sự náo động của hoạt động thế tục, chẳng hạn như công án “Ai là kẻ niệm danh Phật”. Mặc dù công án này hữu ích nhất, ông phải nhìn nhận rằng nó chỉ là một viên đá để gõ cửa, khi cửa mở rồi phải vứt nó đi. Để tham công án, ông phải có tính cương quyết, lòng quả quyết chắc chắn, và lòng nhẫn nại vững bền. Không được có một chút do dự lưỡng lự, cũng không được hôm nay tham một công án, mai tham một công án khác. Không được có bất cứ một hoài nghi gì về việc đạt được Ngộ, hoặc về công án quá sâu xa hay bí hiểm... Tất cả những tư tưởng như vậy là trở ngại. Bây giờ, tôi vạch ra cho chư vị, để chư vị có thể nhận ra chúng sau này khi ch khởi dậy. Khi dụng công được tốt đẹp, các sự vật ở thế giới ngoại tại sẽ không làm phiền chư vị lắm. Nhưng phiền phức ở cái chỗ là các vọng tưởng sẽ khởi dậy kịch liệt trong tâm trí chư vị mà không có nguyên do rõ rệt nào cả. Đôi khi khát vọng và lòng dục tuôn trào, đôi khi một mối xao xuyến không mô tả được lộ ra. Nhiều trở ngại khác cũng xuất hiện. Tất cả những khó khăn này sẽ làm mệt thân tâm chư vị, đến nỗi chư vị không còn biết phải làm gì. Lúc ấy, chư vị phải nhận thức rằng tất cả những kinh nghiệm phiền não này là do nỗ lực thiền định của chư vị gây ra, làm hiện hành các chủng tử tập tục ẩn sâu trong Tạng (A-lại-da) thức của chư vị từ thời vô thủy. Ở giai đoạn quyết định này, chư vị phải nhận ra chúng hoàn toàn và vượt qua chúng. Đừng bao giờ xem chúng là thực, đừng bao giờ để chúng kiểm soát và loạn hoặc. Chư vị phải tịnh dưỡng tâm trí. Luôn luôn chú ý, và dạn dĩ nhìn ngay vào khởi điểm của vọng niệm. Nhìn vào nó tận đáy, xô đẩy tâm trí tới mãi đến cảnh giới bất khả thâm nhập! Tự nói với mình: “Ở trong ta, không có cái gì như vậy. Ngươi từ đâu tới? Ta phải thấy bản mặt ngươi!” Bằng cách này, nỗ lực tâm trí, cho đến tận cùng tận diệt tất cả dấu vết của [tư tưởng], giết chúng và làm tất cả các thần linh và ma quỷ phải kêu gào. Nếu chư vị dụng công như vậy, chẳng mấy chốc tin lành sẽ đến với chư vị. Nếu chư vị có thể phá vỡ một tư tưởng ra thành từng mảnh, tất cả các tư tưởng lập tức bị tước lột. Điều này hẳn giống như sự ló dạng ở một hồ nước trong trẻo khi sương mù đã tan biến. Sau trạng thái này, chư vị sẽ cảm thấy dễ chịu và thanh thoát vô cùng, đầy niềm vui vô hạn. Nhưng đây chỉ là bắt đầu biết dụng công, điều ấy không có gì tuyệt diệu cả. Đừng bao giờ vui mừng và đắm mình trong cái kinh nghiệm cuồng bỉ này, nếu không, con ma vui vẻ ám chư vị.

Những người mà trở ngại quá lớn, chẳng từ tham dục quá mạnh và tư tưởng tập dục quá thâm căn cố đế trong Tạng thức, không biết phải quán tâm họ ra sao hoặc tham công án ra sao, phải tập lạy Phật, tụng kinh, và sám hối. Những người này cũng phải trì chú. Vì qua các biểu tượng huyền bí của chư Phật, người ta có thể vượt qua trở ngại. Như thế là bởi vì tất cả các chú đều là biểu tượng tâm Kim Cương của chư Phật. Cầm chúng trong tay như là những tầm sét, chúng ta có thể đập tan tất cả chướng ngại. Tinh yếu của lời dạy bí truyền của chư Phật và Tổ quá khứ bao gồm trong các chú. Sự dị biệt ở đây là đức Phật nói cho chúng ta minh bạch, trong khi các Thiền sư giữ vấn đề bí mật và không nói về nó. Chỉ bởi vì các Thiền sư sợ thiên hạ chấp trước, hay hiểu lầm sự tu tập này chứ không phải chính các Thiền sư không dùng chúng. Tuy nhiên, để tu tập chú, ta phải tập đều đặn. Sau một thời gian, ta sẽ thấy chúng rất hữu ích, nhưng ta không bao giờ được hy vọng hay trông mong một đáp ứng kỳ diệu từ chư Phật.

Điều quan trọng là ta phải biết, có hai loại Thiền giả: những người đã Ngộ trước rồi mới tu, và những người tu trước rồi mới Ngộ. Cũng có hai loại Ngộ: Giải Ngộ và Chứng Ngộ: Giải Ngộ có nghĩa là biết tâm nhờ giáo lý và lời nói của chư Phật và Tổ, nhưng ở đây đa số người lại rơi vào tư lương và phân biện, và không thể cảm thấy tự do khi chạm mặt với các hoạt động và xung đột của đời sống. Tâm họ và ngoại cảnh (bà), gián cách nhau, không tương dung hay tương nhiếp. Vì thế, họ luôn luôn chạm phải trở ngại. Như vậy gọi là Tựa Ngộ chứ không phải Chân Ngộ. Chứng Ngộ là kết quả của sự tham công án bền bỉ và đều đặn. Những người này xô đẩy tâm trí mình đến tận cùng sẽ thấy rằng các tư tưởng của mình hốt nhiên dứt bặt. Tức thì họ thấy tự tâm mình, như thể một đứa con lêu lổng đã gặp người mẹ ở ngã tư đường ngoài phố. Như người uống nước, hành giả biết nó nóng hay ấm, không còn có chỗ để hoài nghi. Hành giả cũng không diễn tả được cảm giác ấy cho ai khác. Đó là Chân Ngộ. Đạt được kinh nghiệm Ngộ này, người ta hòa tâm mình với tất cả hoàn cảnh của đời sống, rửa tất cả những nghiệp hiện tiền và các dòng tham dục. Ngay cả những hoài nghi và biến dịch cũng hòa với chân Tâm. Tuy nhiên, Chứng Ngộ cũng có những thâm độ khác nhau. Nếu một người có thể tham công án và tham nhập vào cái ổ của tám Thức, lật ngược lại cái hang mù tối và bằng một cái nhảy vĩ đại và vượt ngay qua, lúc ấy chẳng còn gì cho người ấy chứng quả. Người ấy thật xứng đáng được gọi là có căn cơ cao. Sự thực hiện của người ấy là sâu xa nhất. Nhiều người tu tập qua những bậc dần dần chỉ đạt được mức nông cạn.

Điều tệ nhất là thỏa mãn với một sự chứng đắc nhỏ và cạn. Đừng bao giờ để mình rơi vào cái ảo giác của ảo tưởng. Sao vậy? Nếu không vượt qua tám Thức, bất cứ sự vật tuyệt diệu nào mà ta thấy hay làm cũng chỉ là biến Thức và tình. Nếu ta coi các hiện tượng này là thật, tức là nhận giặc làm con. Xưa, các bậc cổ đức nói rõ rệt:

“Các hành giả vô minh không biết Chân lý, chấp trước cái “tâm linh tuyệt đối” tưởng tượng, mà thật ra là căn do

khiến họ trôi lăn trong luân hồi từ thời vô thủy. Chỉ những kẻ ngu mới gọi cái tâm linh tuyệt đối chấp trước này là bổn lai nhân”.

Vô thủy thời lai sinh tử bổn, si nhân hoán tác bổn lai nhân.

Đó là cái cửa duy nhất mà ta phải thấu

Cái gọi là đốn ngộ tiệm tu chỉ người đã được Ngộ một cách triệt để, nhưng vẫn chưa tẩy trừ được một lần cho xong tất cả các tư tưởng tập tục trong mơ mình. Người ấy phải cố đồng hóa cái Ngộ của mình với tất cả những gì người ấy gặp phải trong hoạt động thường nhật, và phải sử dụng thực tiễn cái kiến giải của mình bằng cách hòa hợp nó với các biến cố khách Hễ cứ một phần của tướng khách quan hòa hợp với quan. Ngộ thì một phần của Pháp thân được khai mở, và cứ một phần của vọng tưởng tiêu tán thì một phần Trí huệ (Prajñā) phát hiện. Điểm cốt yếu của việc tu tập này là tinh tấn.

Trích: “ Thiền Đạo Tu Tập”

Chang Chen – Chi

Như Hạnh dịch - Nhà Xuất Bản Hồng Đức – 2017

Ảnh: Internet

 

Bài viết liên quan