CHUẨN BỊ CHO GIÂY PHÚT CUỐI CÙNG CỦA CUỘC ĐỜI NHƯ THẾ NÀO, PHÁP SƯ THÁNH NGHIÊM, TÔN GIÁO VÀ NHÂN SINH

CHUẨN BỊ CHO GIÂY PHÚT CUỐI CÙNG CỦA CUỘC ĐỜI NHƯ THẾ NÀO

PHÁP SƯ THÁNH NGHIÊM

TÔN GIÁO VÀ NHÂN SINH

----o0o----

Chuyện sinh tử của con người vốn chỉ là một việc, từ khi mới lọt lòng thì đã quyết định luôn vận mệnh của cái chết. Nên có thể thấy rằng sinh có gì đáng vui, mà tử cũng có gì đáng sợ chứ?
CHUẨN BỊ CHO GIÂY PHÚT CUỐI CÙNG CỦA CUỘC ĐỜI NHƯ THẾ NÀO, PHÁP SƯ THÁNH NGHIÊM, TÔN GIÁO VÀ NHÂN SINH

Chuyện sinh tử của con người vốn chỉ là một việc, từ khi mới lọt lòng thì đã quyết định luôn vận mệnh của cái chết. Nên có thể thấy rằng sinh có gì đáng vui, mà tử cũng có gì đáng sợ chứ?

 Những vấn đề sinh tử mà con người quan tâm lại nặng về cái chết, bởi vì chẳng có mấy người biết đến cảnh giới cái chết là gì?

Bất luận như thế nào, một khi làm việc mệt thì phải nghỉ ngơi; áo quần mặc đã mòn rách thì phải đổi cái khác; mặt trời mọc ở đằng Đông thì phải lặn ở đằng Tây; muôn hoa tranh nhau khoe sắc vào mùa xuân thì nhất định phải có lúc tàn tạ; chốn ca múa náo nhiệt rồi nhất định phải giải tán. Tiệc nào mà chẳng có lúc tàn, nên thế gian chẳng có buổi tiệc nào là mãi mãi.

Nếu đã hiểu được thì sẽ không còn sợ hãi cái chết nữa.

Cuộc đời là chuyến xe của sinh mệnh, có trạm khởi đầu thì tất phải có nơi kết thúc. Vì thế điều quan trọng nhất trong cuộc đời chính là khiến chuyến xe đó được xuất bến an toàn, hoàn thành toàn bộ hành trình một cách an toàn, đồng thời ra sức phục vụ những hành khách trên chuyến xe, cố gắng hơn nhiều hành khách và khiến họ đều có thể đến được điểm đích mà mọi người muốn đến một cách bình an thoải mái. Còn ta không cần phải lo lắng về tình hình của bến đỗ cuối cùng và tình hình sau khi đến đến bến đỗ cuối cùng đó. Bởi vì đã có thể trải qua toàn bộ hành trình cuộc đời một cách an toàn, đồng thời cũng đã nỗ lực hết sức để phục vụ những lữ khách trên chuyến đi, mức thấp nhất cũng đã chứng minh được không lơ là gây ra tai nạn; hơn một mức nữa là ta đã bỏ sức nỗ lực đó thì rất có thể sẽ nhận được phần thưởng vinh quang.

 Nhưng đối với một người học Phật mà nói, mục đích học Phật tuy không chỉ là chuẩn bị cho trạm dừng cuối cùng của cuộc đời, mà trạm dừng cuối cùng của cuộc đời lại là điểm quan trọng nhất của thời gian học Phật. Những người bình thường không nỗ lực học Phật thì bản thân sẽ không thể có được sự thụ hưởng rõ ràng đối với Phật pháp mà họ tin theo, bản thân họ cũng không thể sản sinh nên lòng tin sâu sắc về giây phút cuối cùng của cuộc đời sẽ đi đâu về đâu, cả đều như đám lục bình trôi trên mặt nước mà thôi, không nơi bám víu, về theo sức gió bên ngoài, thổi về đâu trôi về đó. Những người như thế nhất định không thể thoát khỏi vòng sinh tử, dù cho có tu tập cả đời cũng chỉ có thể đổi lấy phúc đức cho kiếp sống tương lai, phúc đức đổi được đó tuy cũng xuất phát từ công dụng của việc tin Phật học Phật, nhưng đáng tiếc rằng, biển lớn Phật pháp khắp nơi đều là châu báu, nhưng họ chỉ lượm được một vài vỏ sò không đánh giá trên bờ biển Phật Pháp mà thôi.

Công dụng của phật pháp là khiến con người ta tu trì thư pháp để liễu sinh thoát tử.

Trong Phật kinh có nói rằng, chết đi và sinh ra đều là những việc vô cùng đau khổ, nguyên nhân là vì tổ chức thần kinh chưa được kiện toàn, mà cảm giác đau đớn đó là trực giác, là không có năng lực phân biệt và không có khả năng ghi nhớ, nên cũng có thể gọi đó là sự vô tri, sự vô tri đó được sinh ra từ lúc đầu thai vào bụng người mẹ, thân trung ấm đó một khi đầu thai thì linh trí sẽ trở nên hỗn độn, nên phải đợi cho đến lúc ra đời mới bắt đầu dần dần phục hồi, nhưng đã cách biệt một tầng sinh tử với linh trí của kiếp trước, nên không thể biết được những việc của kiếp trước; sự che khuất này xem ra không tốt, nhưng ngẫm kĩ lại là việc tốt, vì nếu không có sự che khuất đó thì trong mắt đều đầy sự thù hận, thậm chí còn phải chứng kiến sự điên đảo của lục thân, người vật bất phân; nếu thật sự như thế thì con người còn có thể sống tiếp một cách bình tĩnh được chăng?

Chết là đau khổ, nhưng không hẳn mọi cái chết đều đau khổ, người túc nghiệp nạn thì đau khổ nhiều, túc nghiệp nhẹ thì đau khổ ít, còn những người già yếu không bệnh mà chết thì cơ bản chẳng có đau khổ gì; những người trúng gió mà chết thì đầu tiên hệ thần kinh tê liệt, sau đó hôn mê rồi chết nên cũng chẳng quá đau khổ, những người có thể dùng tâm lực để khống chế, tự chủ việc sinh tử, có thể nói ra đi là ra đi thì cũng không đau đớn gì. Mà đau khổ nhất chính là chết vì bệnh tật, những người sắp chết nhưng tinh thần vẫn minh mẫn, cộng thêm tham sống sợ chết, những người đó nếu vẫn còn vương vấn tình vợ chồng, nữ thì cái chết đặc biệt đau khổ.

  Đương nhiên, những điều kinh Phật nói là không sai điều đau khổ nhất của sự sống chết trong kinh phật nói đến chính là nỗi đau đớn trực giác của các giác quan lúc còn sống, lúc chết là cảm giác chia lìa giữa thần thức và nhục thể, ở đây chỉ cảm giác thuần tinh thần của thần thức, chứ không phải cảm giác của vật chất. Thứ cảm giác đó vì mang tính thuần tinh thần, nên không dễ bị phát hiện bởi những người đã sống hoặc chưa chết đi, nhưng không cần phải hi vọng cái chết như cảm giác lúc đi ngủ, bởi vì nỗi đau của cái chết là hiện tượng bình thường, vì thế những người chết đi trong đau đớn, nếu anh ta là tín đồ Phật giáo có tu trì, thì ta không thể nói rằng việc tu trì không có tác dụng và càng không thể nói Phật pháp không linh nghiệm, đặc biệt không thể võ đoán anh ta không được liệu sinh thoát tử nên phải đày xuống tam đồ, mà phải hiểu rằng, đó là nghiệp báo của kiếp trước và hoàn toàn chẳng liên quan đến kiếp này. Người tu hành trong tình huống càng đau khổ phải càng thành kính tu trì, khẩn thiết phát nguyện, đó mới chính là con đường trả nợ, thậm chí có thể nói đó là hiện tượng tốt cho nghiệp tội nặng đền nhẹ, nên không những không cần hận mà ngược lại còn nên vui vẻ chào đón nỗi đau bệnh tật đến thăm.

  Có hai phương cách thoát vòng sinh tử: Một là lấy tự lực tu trì giới định tuệ, hai là mượn tha lực của Di Đà để tiếp dẫn vãng sinh Tây Phương. Nếu nguyện lực của bản thân to lớn, nguyện ý đời đời kiếp kiếp quảng độ chúng sinh, đời đời kiếp kiếp hành Bồ Tát đạo, vậy thì chỉ cần nguyện lực kiên cường vững chắc, tu trì thân tâm nghiên cẩn, tuy không thể tự chủ được việc sống chết như bồ tát nhưng nhất định được như ý nguyện.

 Nếu tự cảm thấy nguyện lực bản thân không đủ kiên định, không chắc chắn không bị đọa tam đồ, vậy thì nhất tâm cầu nguyện được tiếp dẫn của Di Đà.

 Vào lúc khẩn cấp nhất, chính là lúc lâm chung, nhưng tâm không điên đảo thì nguyện thành Bồ Tát đạo cũng được, cầu xin về cõi cực lạc cũng được, miễn sao phải chính niệm phân minh, nhất tâm hướng vọng là được. Nhưng công phu chính niệm phân minh lúc lâm chung phải bắt đầu làm từ lúc chưa chết. Tuy rằng nói mong muốn lúc lâm chung có thể niệm mười lần thánh hiệu Di Đà thì có thể vãng sinh Tây Phương Tịnh Độ, nhưng nếu không có căn cơ túc thế, mà chỉ dựa vào thập niệm lúc lâm chung, thì e rằng đã không thể niệm được mười lần nhất tâm bất loạn. Vì thế, người học Phật nhất định phải tu trì lúc bình thường, nhất định phải giữ sự kiên trì bền bỉ đó. Không được tu trì vài ngày rồi dừng nghỉ vài ngày, giữ giới vài hôm rồi lại bừa bãi vài hôm, cố gắng được vài năm rồi lại lười nhác vài năm. Điều tồi tệ nhất là có những người bình thường rất cầu tiến chăm chỉ, nhưng khi ngã bệnh lại hoảng loạn, thậm chí điên đảo không tin vào Phật; họ cho rằng Phật không linh nghiệm, người tu hành không có quả báo tốt đẹp nên mới sinh bệnh! Có những người ăn chay niệm Phật mấy mươi năm năm, nhưng một khi lâm trọng bệnh, đến lúc lâm chung vì người nhà sợ hãi nên đã ăn mặn, ăn tin vào ngoại đạo, đó thật sự là việc vô cùng đáng tiếc đáng thương. Điều đó như việc đầu tư khai khoáng, lúc sắp đào được mỏ khoáng sản thì lại từ bỏ, đúng thật là quá tiếc nuối! Đó chính là kết quả của lòng tin không son sắt. Vì thế tôi muốn khuyến cáo các đồng đạo rằng: Mọi người phải luôn hướng về phía trước, kiên trì không ngừng nghỉ việc tu trì, phải tu trì thật thiết thực và không gián đoạn thì mới có thể thấy được hiệu quả chân thực. Lúc lâm chung chính là sự khảo nghiệm tốt nhất, những học sinh cần cù chăm chỉ tuyệt đối không thể bị giáo viên đánh rớt; các Phật tử bình thường chuyên cần tu trị tuyệt đối sẽ trải qua được sự khảo nghiệm lúc lâm chung. Về điểm này bài bản thân không những phải kiên định niềm tin, thiết thực tu trì, mà còn phải cảm hóa hướng dẫn con cái người thân cùng nhau tin tưởng, cùng nhau tu trì, duy chỉ có như thế thì họ mới có thể hiệp trợ bạn trải qua sự thử thách lúc lâm chung, mà không đến mức ngược lại đánh rớt bạn.

 Có lẽ có người sẽ hỏi rằng: Lúc lâm chung nhất định phải nhất tâm bất loạn mới có thể quyết định được vãng sinh Tây Phương Tịnh Độ; lúc lâm chung nhất định phải chính niệm phân minh mới có thể chuyển sinh thực hành Bồ Tát đạo như ý nguyện, vậy thì nếu chết lúc xảy ra sự cố bất ngờ hoặc tai nạn hoặc chết vì khủng bố thì làm sao mới có thể duy trì tâm niệm bất loạn và phân minh đây? Những người chết trong tình cảnh như thế thì chẳng phải không thể vãng sinh hay cũng chẳng được như ý nguyện hay sao?

Điều này không nhất định như thế, bởi vì chỉ cần lòng tin và nguyện lực son sắt và vững bền thì nó sẽ in dấu một cách khó phai trong thửa ruộng tám thức của chúng ta, nó sẽ có được sức mạnh hộ trì cho chiều hướng thần thức của chúng ta. Ví như một cái cây từ nhỏ đã bị kéo lệch trọng tâm về phía Đông, vậy thì lúc cái cây trưởng thành dù cho bị gió bão thổi ngã, bị con người đốn hạ thì lúc ngã xuống, nó tất phải ngã về hướng Đông. Đó là sự so sánh tốt nhất về công phu lúc bình thường có thể quyết định được chiều hướng thần thức sau khi lâm chung.

 Lúc lâm trọng bệnh thì tuyệt đối không nên sợ chết, không được quá quyến luyến người thân và tiền tài ra sản, tuyệt không nên ruột gan rối bời, mà nên một lòng niệm Phật, niệm Phật để có công đức, niệm công đức quy y Tam bảo của bản thân để gia trì chính niệm phân minh cho bản thân, niệm phật không nên bật thành tiếng mà âm thầm tụng niệm, đồng thời khuyên bảo người nhà không nên đưa đến bệnh viện lúc đã nguy cấp, hãy khuyên mọi người cùng nhau niệm Phật để cho thân tâm của bản thân được dung hòa trong tiếng niệm Phật. Nếu tuổi thọ chưa tận thì có thể dựa vào công đức niệm Phật để khiến cho bệnh tật được nhanh chóng thuyên giảm.

Còn lúc lâm chung hoặc sau khi lâm chung cần phải chú ý đến những việc gì, Hoằng Nhất đại sư đã có bài viết Giây phút sau cùng của cuộc đời đã nói một cách vô cùng xác đáng về điều đó, độc giả có thể tham khảo bài viết đó.

  Dưới đây xin trích một đoạn đại ý như sau:

“Lúc bệnh chưa nặng thì có thể uống thuốc, nhưng vẫn phải tinh tấn niệm Phật, đừng mong tưởng chỉ uống thuốc để giảm bệnh. Lúc bệnh đã nặng ảnh thì có thể không cần phải uống thuốc nữa.

 Nếu bệnh đã nặng, nhưng thần thức vẫn còn tỉnh táo, thì nên mời bậc thiện tri thức đến thuyết pháp và ra sức an ủi. Nêu lên một cách rõ ràng và tán thán thiện nghiệp mà người bệnh tu được ở kiếp này, khiến cho lòng người bệnh được hoan hỷ và không còn âu lo, sau khi tự mình đã biết được họ mệnh đã hết, thì hãy chấp nhận lấy thiện nghiệp đó để quyết định vãng sinh Tây Phương. Lúc lâm chung tuyệt đối không nên hỏi về di chúc, ... Nếu muốn để lại di chúc thì phải viết lúc khỏe mạnh và nhờ người cất giữ.

 Nếu tự muốn tắm rửa thay đổi y phục thì hãy để họ thuận theo ý muốn. Nếu không muốn hoặc cấm khẩu không thể nói được thì không được cưỡng ép.

Lúc lâm chung hoặc có thể ngồi hoặc có thể nằm tùy theo nguyện ý từng người, không cần phải quá miễn cưỡng. Nếu người tự cảm thấy khí lực quá yếu thì có thể nằm trên giường, không nên quá cầu vẻ bề ngoài mà miễn cưỡng dựng người dậy. Lúc nằm trên giường vốn mặt phải quay về phía Tây theo phía bên phải của cơ thể, nhưng nếu vì cơ thể đau đớn vì bệnh tật thì có thể nằm ngửa, hoặc mặt quay về hướng Đông theo phía bên trái cơ thể, miễn thuận theo tự nhiên là được, không cần phải gò ép.

 Lúc mọi người hiệp trợ niệm Phật thì nên thỉnh tượng A Di Đà Phật đặt trong phòng người bệnh, nhìn đối diện với người bệnh.

 Những người hiệp trợ niệm Phật, ... có thể luân phiên tụng niệm, niệm liên tục không dứt hoặc niệm 6 chữ hoặc 4 chữ, hoặc nhanh chậm thì phải hỏi người bệnh, tùy theo thói quen hằng ngày và sở thích để niệm, người bệnh có thể niệm cùng theo.

  Nên tránh dùng mõ nhỏ, mà chỉ dùng âm thanh để trợ niệm là cách tốt nhất. Hoặc dùng cái chuông, cái khánh, cái mõ lớn để âm thanh được hùng tráng, để người nghe có thể khởi niệm cung kính...Việc này phải hỏi rõ trước với người bệnh, rồi sau đó cứ thế làm theo.

 Lúc đã lâm chung thì việc thiết yếu nhất không nên vội vàng di chuyển. Tuy cơ thể bị dấy bẩn nhưng cũng không nên vội vàng chùi rửa vệ sinh. Mà phải đợi sau tám giờ sau mới có thể lau chùi cơ thể thay y phục. Trước và sau khi lâm chung thì người nhà tuyệt không nên than khóc.

 Áo quần khâm liệm có thể sử dụng áo quần cũ, không cần phải dùng thứ mới. Những áo quần còn mới có thể bố thí cho người khác để có thể cầu phúc cho người đã khuất.

 Không nên dùng quan tài có gỗ quá tốt, cũng không cần phải làm huyệt mộ lớn. Những việc xa xỉ đó không có lợi cho người đã mất.

 Trong tuần thất nếu muốn thỉnh tăng chúng tiễn vong thì nên niệm Phật là chính... Người trong nhà có thể niệm theo.

 Lúc phúng điếu nên làm cơm chay; tuyệt tránh việc dùng mặn dẫn đến việc sát sinh, rất không có lợi cho người đã khuất.”

----o0o----

Trích: “Tôn Giáo Và Nhân Sinh”

Pháp Sư Thánh Nghiêm

Dịch: Đỗ Khương Mạnh Linh

Nhà Xuất Bản: Hồng Đức-2013

Ảnh: Internet

 

 

Bài viết liên quan