HÃY BIẾT MỈM CƯỜI - GIAO TIẾP BẰNG TRÁI TIM – HÒA THƯỢNG THÍCH THÁNH NGHIÊM

HÃY BIẾT MỈM CƯỜI

GIAO TIẾP BẰNG TRÁI TIM – HÒA THƯỢNG THÍCH THÁNH NGHIÊM

-----o0o-----

Theo điều tra, người Đài Loan dễ nóng giận hơn người ở các khu vực, quốc gia khác trên thế giới. Khoảng 50% số người mỗi ngày đều ít nhất có một lần nóng giận, đối tượng làm cho họ nổi nóng lại thường là những người gần gũi trong gia đình.

Có nhiều nguyên nhân khiến con người nóng giận; có người giận vì xung đột, bất đồng quan điểm, có người nổi giận có liên quan đến vấn đề sức khỏe, thời tiết, môi trường sống… Từ đó chúng ta thấy, nóng giận không dễ khống chế. Tuy nhiên, nếu một người có tu tập vẫn có thể hóa giải nóng giận bằng từ bi và trí tuệ. Nhìn hình thức, thì khi bạn giận người khác đồng nghĩa với việc bạn làm người khác khổ, thực ra, người khổ đầu tiên là chính bạn. Đối với những người bệnh về tim mạch, huyết áp sẽ không tốt và rất nguy hiểm nếu nóng giận.

Có nhiều nguyên nhân khiến con người nóng giận; có người giận vì xung đột, bất đồng quan điểm, có người nổi giận có liên quan đến vấn đề sức khỏe, thời tiết, môi trường sống… Từ đó chúng ta thấy, nóng giận không dễ khống chế. Tuy nhiên, nếu một người có tu tập vẫn có thể hóa giải nóng giận bằng từ bi và trí tuệ. Nhìn hình thức, thì khi bạn giận người khác đồng nghĩa...
HÃY BIẾT MỈM CƯỜI - GIAO TIẾP BẰNG TRÁI TIM – HÒA THƯỢNG THÍCH THÁNH NGHIÊM

 

Có người nghĩ rằng nổi giận là cách để khống chế, khuất phục hoặc uy hiếp người khác, đúng thật, nhưng chỉ sử dụng được một vài lần là hết “linh nghiệm”. Có khi không phải bạn đang giận thật mà đó chỉ là cách thể hiện thái độ để “dằn mặt”, áp đảo đối phương, trường hợp này bạn cần tỉnh táo để kiểm điểm lại.

Nhiều người nóng giận thành thói quen, không thể khống chế bản thân một khi đã nổi nóng, dần dần họ nghĩ rằng đấy âu cũng là chuyện thường tình, không đáng lo ngại, để bào chữa lồi lầm kia họ tự nhủ “ai mà chẳng biết giận?”. Người như thế không những không biết cách khống chế sự bực tức ngược lại còn thấy khó chịu khi không nổi nóng. Tính buông thả đó sẽ dần tạo thành thói quen xấu. Một khi nổi giận khuôn mặt họ rất đáng sợ, khó coi, người khác thường miễn cường nhường nhịn khi họ nổi giận. Cũng từ đó họ nghĩ nóng giận sẽ giúp mình chiếm ưu thế, tuy nhiên họ không ý thức rằng, chút ưu thế kia phải đổi bằng cả tình bạn bè, mất thăng bằng tâm lí và sự lành mạnh của lòng mình.

Ví dụ như sự bất hòa giữa vợ chồng bè bạn, nếu có bên lớn tiếng trước thì bên kia sẽ càng lớn tiếng hơn, hung dữ hơn, thậm chí còn đánh nhau. Chúng ta thường thấy báo đăng tin giết người chỉ vì một câu nói hoặc một cái nhìn “đáng ghét”. Người đương cuộc thường không lường trước được mình sẽ giận đến mức độ giết người mà phần lớn họ giết người chỉ vì nóng giận, nhất thời không làm chủ bản thân gây nên.

Nóng giận không phải là cách giải quyết vấn đề tốt và triệt để ngược lại nó còn làm cho vấn đề càng nan giải hơn. Học cách làm chủ tâm lí cũng là một môn học bắt buộc trong cuộc sống. Xét từ góc độ Phật pháp, chúng ta có thể thay đổi: thứ nhất là tự điều chỉnh; thứ hai là nhờ những biện pháp hỗ trợ. Điều chỉnh quan niệm tức là nhìn lại sự nóng giận.

Khi bạn thấy mình sắp nóng giận, bạn nên tập trung quán sát hơi thở; lắng nghe, cảm nhận hơi thở mình, dần dần, lòng bạn sẽ trầm lắng lại không còn nóng giận nữa. Bạn cũng có thể nghĩ “đối phương đang cố ý làm cho mình bực tức, họ mong mình đau khổ, vì thế nhất định không để mình mắc lừa họ”. Nếu bạn không muốn mình bị mắc lừa, bạn sẽ giải quyết sự việc bằng nụ cười và bạn không còn nóng giận nữa.

ĐỐ KỴ CHỈ CÓ THIỆT HẠI

Nếu bạn thấy không vui khi người khác tỏ ra giỏi hơn bạn đấy chính là lúc lòng đố kị, ghen ghét trong lòng bạn dấy khởi. Tuy nhiên đây là tâm lí phổ biến của con người, thậm chí loài động vật cũng không ngoại lệ. Nguyên nhân của đố kị là lòng tham lam, ích kỷ chỉ muốn gom hết tất cả điều hay lẽ phải trong thiên hạ về mình, dù thực sự mình không thể có tất cả. Điều này được xem là bản tính cố hữu, nó thúc đẩy phản ứng kia mà không cần bất kì một nguyên nhân nào khác.

Bất kì ai cũng không thể độc chiếm điều tốt, vì đó là tài sản chung, thế nhưng vẫn thấy ghen ghét đố kị khi phải phân chia điều đó với người khác. Ví dụ đứa bé lên ba không cần người khác dạy dỗ cũng tự nhiên thể hiện lòng ích kỉ của mình. Khi mẹ bế đứa bé khác, nó sẽ phản ứng với ý là “mẹ” phải hoàn toàn thuộc về nó, bất kì ai cũng không thể tranh giành tình cảm kia của nó được. Tuy nhiên nó không ý thức rằng mình đang đố kị mà chỉ biết “mẹ là của mình sao có thể trở thành của người khác được?”. Điều đó cho thấy, đố kị là bản tính song song tồn tại với con người khi mới lọt lòng mẹ.

Đố kị được phân thành hai loại tốt, xấu; nếu bực tức vì thua thiệt người khác mang tính tích cực, đó chính là động lực giúp con người phấn đấu, phát triển hướng thượng. Khi bạn ghen tức vì người khác có kiến thức nhiều hơn bạn, tốt hơn bạn, bạn cảm thấy mình không bằng người khác bạn sẽ dốc hết toàn lực để hoàn thiện bản thân, tìm cách giúp mình vượt lên người khác, như thế cảm giác này mang tính tích cực, có ích cho sự phát triển của con người.

Tuy nhiên rất ít người tận dụng được lòng đố kị này, họ chỉ biết tìm mọi thủ đoạn nhằm ngăn chặn, gây bất lợi cho người khác. Tục ngữ có câu “con gà tức nhau tiếng gáy”, đố kị là ngọn lửa, là phiền não thiêu rụi hạnh phúc, chỉ còn lại tro tàn của đau khổ. Khi lòng bạn nghĩ “tại sao người ta có thể mình lại không thể” thì lúc đó lòng bạn nhen nhúm ý nghĩ làm tổn thương, chèn ép người khác. Nếu bạn làm thế vẫn không có được những gì mình theo đuổi thì lòng đố kị kia sẽ lớn dần thành sự thù hận, đây quả là một kiểu tâm lí rất đáng sợ của con người.

Thực ra, đố kị với người khác là điều không nên, vì người đau khổ không chỉ có mình bạn mà một khi đối phương nhận thấy bạn đang đố kị, ghen tức với họ, họ sẽ tìm cách tránh xa bạn, bạn sẽ bị cô lập dần trong xã hội.

Bạn có thể che đậy hình thức bằng áo quần đẹp nhưng bạn không thể che đậy được lòng xấu xa của mình. Khi lòng đố kị khởi lên như đám mây đen che khuất mặt trời lương tri thì dù bạn có trang điểm thế nào cũng không thể thoát được bóng đen kia. Một khi lòng bạn khúc mắc, thiên lệch thì thế giới mà bạn thấy cũng bị thiên lệch khúc mắc theo. Một khi sự thật bị lòng đố kị che khuất thì bạn không thể xử lí tình huống chính xác được. Vì thế, khi chúng ta thấy người khác giỏi hơn mình, tốt hơn mình, bạn hãy mở rộng cõi lòng để học hỏi và xem việc người khác làm được cũng như chính bản thân bạn làm được, đấy chính là hạnh tùy hỷ của Bồ-tát Phổ Hiền.

-----o0o-----

Trích “Giao Tiếp Bằng Trái Tim”

Tác giả: HT. Thích Thánh Nghiêm

NXB Phương Đông - Thaihabooks

 

Bài viết liên quan