MÌNH LÀ CÁ VIỆC CỦA MÌNH LÀ BƠI – TAKESHI FURUKAWA - PHƯƠNG PHÁP THÁO PHANH TRONG TÂM LÝ

MÌNH LÀ CÁ VIỆC CỦA MÌNH LÀ BƠI – TAKESHI FURUKAWA

PHƯƠNG PHÁP THÁO PHANH TRONG TÂM LÝ

–––––o0o–––––

Nếu bạn đưa ra lí do cho bản thân là "lo lắng vì không biết sẽ bị người khác nghĩ như thế nào", bạn có thể phản biện lại lý do đấy như sau: "chúng ta chẳng bao giờ kiểm soát được suy nghĩ của người khác", hay "nếu mình không làm thì vẫn có thể bị người ta cười".
MÌNH LÀ CÁ VIỆC CỦA MÌNH LÀ BƠI – TAKESHI FURUKAWA - PHƯƠNG PHÁP THÁO PHANH TRONG TÂM LÝ

1. Viết ra những điều mà bạn không thể chuyển thành hành động

Hãy đưa ra 5 việc bạn rất muốn làm nhưng mãi vẫn không dám làm.

2. Viết lí do/xác định phanh tâm lý

Hãy viết một loạt các lý do khiến bạn không thực hiện được mong muốn của bản thân. Ví dụ: Vì sợ, xấu hổ, không muốn thất bại, khổ sở...

3. Phản biện lại những lí do đó

Nếu bạn đưa ra lí do cho bản thân là "lo lắng vì không biết sẽ bị người khác nghĩ như thế nào", bạn có thể phản biện lại lý do đấy như sau: "chúng ta chẳng bao giờ kiểm soát được suy nghĩ của người khác", hay "nếu mình không làm thì vẫn có thể bị người ta cười".

Cuối cùng, kết quả của việc phản biện này là hãy xác nhận lại xem bạn đã chuẩn bị tốt để hành động chưa?

"Mình vẫn sợ, nhưng hãy thử làm xem sao", "hơi rắc rối nhưng cứ làm thôi"

Nếu bạn đã quyết tâm như vậy thì có nghĩa bạn đã dở bở được chiếc phanh tâm lí rồi.

Hãy phản biện lại lời thì thầm của trái tim!

- Những việc mà bạn mãi không thể thực hiện bằng hành động là gì?

- Lời phản biện hiệu quả nhất cho những lí do khiến bạn không hành động được là gì?

25. Baby steps

Tôi rất thích một bộ phim của Mỹ có tên The Shawshank Redemption. Chắc hẳn nhiều người đã từng xem bộ phim này. Câu chuyện xoay quanh nhân vật chính là Andy. Anh bị kết ánh tù giam vì tội giết vợ và nhân tình của cô dựa trên những chứng cứ gián tiếp không rõ ràng. Trong tù, Andy đã phải trải qua những chuyện hết sức đáng sợ. Anh bị hãm hiếp, bị bạo hành, bị bắt phải giúp đỡ hối lộ và bị cai ngục tước mất cơ hội đặc xá. Tình trạng ấy đã kéo dài suốt 19 năm, và Andy nói rằng ngay cả trong tình cảnh ấy cũng không được quên hyvọng. Thế nhưng, Red, người bạn thân của Andy trong tù đã nói rằng "mang hy vọng trong nhà giam để thay đổi nỗi tuyệt vọng, quả là một suy nghĩ đáng sợ."

Có một ngày, khi quản ngục đến phòng giam của Andy thì phát hiện căn phòng trống trơn. Hóa ra, trong suốt 19 năm trong tù, mỗi ngày Andy đều dùng một chiếc búa đẽo đá nhỏ để đục một cái lỗ hổng. Và cuối cùng, anh đã đục được một cái lỗ đủ để thoát ra ngoài. Chiếc búa này có được do anh nhờ Red, bạn mình mua để điêu khắc sau khi vào trong tù.

Trong suốt 19 năm trong tù ấy, điều duy nhất mang đến hy vọng cho Andy chính là việc đào đường hầm từng chút một bằng chiếc búa nhỏ. Công việc ấy là ánh sáng cho những ngày tối tăm trong cuộc đời anh.

Mặc dù đây chỉ là câu chuyện trong phim, nhưng việc kiên trì đào đường hầm trong suốt 19 năm thể hiện nghị lực, sự kiên cường của nhân vật,

Nếu mỗi ngày bạn đào khoảng 15 cm, sau 19 năm bạn đã đào được một đường hầm dài 1040m, khoảng 1km rồi.

Nếu không thể nhìn thấy một chút ánh hy vọng nào trong cơn tuyệt vọng cùng cực thì chỉ cần đứng yên một chỗ đó thôi chúng ta cũng cảm thấy tinh thần ngày càng xuống dốc. Những người có thể thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực là những người luôn tìm thấy những hoạt động nhỏ (baby steps) để hướng đến hy vọng và duy trì hành động ấy.

Khi bạn hành động, bạn sẽ thấy tích cực hơn, những ý tưởng mới sẽ xuất hiện và bạn sẽ tìm ra cơ hội cho bản thân. Và rồi bạn lại tiếp tục hành động, lại có ý tưởng mới và tìm ra cơ hội. Cứ tiếp tục như vậy sẽ tạo thành một vòng tròn khép kín có lợi cho chính bạn.

Ngược lại, những người luôn bị ám ảnh bởi những suy nghĩ tiêu cực chỉ có thể chìm đắm trong những suy nghĩ và không thể đưa ra hành động được. Khi không có bất cứ hành động gì, sự việc sẽ không thể tiến triển và dần xấu đi, và rồi chúng ta lại tự trách bản thân, lại chìm vào những suy nghĩ tiêu cực. Từ đó tạo nên một vòng tròn có hại.

Baby steps nghĩa là từng bước đi của em bé, hạ thấp các rào cản đến mức có thể thực hiện được và "cứ làm thử". Đây là một điều rất quan trọng.

Yoshiharu Habu trong cuốn sách Tiết lý thắng thua của mình đã viết như sau:

"Trong những lúc ta rơi vào khủng hoảng, chỉ một thay đổi dù nhỏ nhất cũng là một điều tuyệt vời, thế nên các bạn hãy thử thay đổi một điều gì đó. Bạn có thể dậy sớm hơn, thay đổi gu thời trang, bắt đầu một sở thích mới... Chúng ta có thể ngăn được sự trì trệ của tinh thần bằng những thay đổi nhỏ nhặt trong cuộc sống hoặc tự tạo ra sự chú ý cho bản thân."

Bởi nếu chúng ta cứ mãi đứng im một chỗ, chúng ta chỉ chìm trong sự lo lắng mơ hồ. Và những nỗi bất an đấy sẽ làm suy yếu tinh thần con người chúng ta.

Dù là chuyện nhỏ nhặt đến đâu đi chắng nữa, chỉ cần bạn hành động nhằm hướng đếm giải quyết vấn đề thì bạn có thể trung hòa nỗi lo lắng thường trực.

–––––o0o–––––

Trích “Mình Là Cá Việc Của Mình Là Bơi”

Tác giả: Takeshi Furukawa

Như Nữ dịch,

Nhà Xuất Bản Thế Giới.

Ảnh: Nguồn internet

Bài viết liên quan