PHƯƠNG PHÁP PHÂN BIỆT THỰC TẾ VÀ SUY DIỄN - TAKESHI FURUKAWA - MÌNH LÀ CÁ, VIỆC CỦA MÌNH LÀ BƠI

Tạo thói quen suy nghĩ phân biệt thực tế và suy diễn Bộ não của chúng ta có xu hướng tạo ra những định kiến và những suy diễn sai lầm. Do đó, cách hiệu quả nhất chính là tạo thói quen suy nghĩ phân biệt thực tế và suy diễn.
PHƯƠNG PHÁP PHÂN BIỆT THỰC TẾ VÀ SUY DIỄN - TAKESHI FURUKAWA - MÌNH LÀ CÁ, VIỆC CỦA MÌNH LÀ BƠI

PHƯƠNG PHÁP PHÂN BIỆT THỰC TẾ VÀ SUY DIỄN

TAKESHI FURUKAWA - MÌNH LÀ CÁ, VIỆC CỦA MÌNH LÀ BƠI
-----oOo-----

Nắm Bắt Thực Tế Và Chứng Cứ

 Bạn có biết lời tiên tri của Nostradamuas không? Lời tiên tri đó là "Tháng7 năm 1999, chúa tể của nỗi sợ hãi sẽ tiến đến Trái Đất và Trái Đất này sẽdiệt vong".

 Cuốn Những lời tiên tri của Nostradamus (Nhà xuất bản Shodensha) xuấtbản năm 1973 đã trở thành một trong những cuốn sách bán nhất với hơn 200triệu bản, cả tập sách của ông cũng đạt doanh thu hơn 600 triệu bản.

 Các phương tiện truyền thông cũng đưa tin rầm rộ về lời tiên tri này,người người đều đổ dồn vào hiện tượng Nostradamus và người dân Nhật Bảntin rằng thuyết diệt vong này có thật.

 Những năm 1970, Nhật Bản bị bao trumg trong một nỗi sợ hãi về tươnglai bởi các vấn đề ô nhiễm và cuộc chiến tranh lạnh giữa Mỹ - Liên Xô. Việcsuy đoán về Trái Đất diệt vong này là "diệt vong do phá hủy môi trường" haydo "chiến tranh hạt nhân" cũng khiến con người thêm hoang mang lo sợ.

 Tuy nhiên, càng gần đến năm 1999, sự thật lại càng hiện hữu rõ ràng.Nostradamus là bác sĩ, nhà tiên tri của Pháp. Cuốn sách Những lời tiên tricủa Nostradamus mặc dù được phát triển từ cuốn Những lời tiên tri do chínhNostradamus viết nam 1555 nhưng trong cuốn này lại bao gồm cả những kiếngiải, những ý kiến giả tưởng của tác giả và được viết một cách khoa trươngthành thuyết diệt vong.

 Thực tế, khi làm một cuộc phỏng vấn tại khắp các địa phương ở Pháp,người ta nhận thấy rằng chẳng có ai biết đến thuyết gọi là Trái Đất diệt vongnày cả và thuyết này cũng chỉ được tin tưởng ở Nhật.Phía sau những tin đồn vô căn cứ luôn là những nỗi lo lắng, sợ hãi củachúng ta. Ví dụ, uống coca khiến xương bị ăn mòn từng là một "truyềnthuyết" đáng sợ được lưu truyền ở Nhật, nhưng đằng sau đó chính là nỗi lolắng về việc tổn hại sức khỏe. Trường hợp lý giải một câu nói của nhà tiên triđể rồi thấy bất an, nỗi lo sợ cũng tương tự như vậy. Tuy nhiên, nếu cứ dựđoán sự việc một cách bi quan, không có chứng cứ như vậy thì rất khó để cóthể thoát ra khỏi những suy nghĩ tiêu cực.

 Lo lắng, sợ hãi không hẳn là xấu. Những lo lắng đúng mực sẽ kích thíchchúng ta cảm nhận các mối nguy hiểm và chuẩn bị cho các nguy cơ. Ngượclại,những nỗi lo lắng, sợ hãi xấu chỉ khiến chúng ta dựa vào cảm xúc mộtcách mù quáng, không đưa ra được những quyết sách và hành động, dẫn đếntự khiến mình tổn thương.

 Để có thể biến những sợ hãi, lo lắng mơ hồ thành những lo lắng tốt chovản thân, bạn cần phải nắm bắt được thực tế và chứng cứ.

 Phương pháp Phân biệt thực tế và suy diễn

 a. Tạo thói quen suy nghĩ phân biệt thực tế và suy diễnBộ não của chúng ta có xu hướng tạo ra những định kiến và những suydiễn sai lầm. Do đó, cách hiệu quả nhất chính là tạo thói quen suy nghĩ phânbiệt thực tế và suy diễn.

 Ví dụ "tôi bị cấp trên ghét", đây là suy diễn.

 Vậy bạn hãu thử nghĩ xem thực tế là gì. Đó chính là "sáng nay mình chàohỏi đàng hoàng mà ông ấy không trả lời", hoặc "mình bị chỉ trích nặng nề"...

 Tuy nhiên, chỉ cần những dấu hiệu như vậy, các bạn chắc sẽ quả quyết rằngmình bị ghét rồi, đúng không nào?

 Thực ra, có thể sếp của bạn chưa nghe thấy lời chào ấy, hoặc tâm trạngcủa ông ấy đang không tốt...

 Kể cả trong các mối quan hệ với người khác hoặc trong việc tự đánh giábản thân, có rất nhiều trường hợp không giữ nguyên thực trạng mà tự tạo ranhững thành kiến riêng cho mình.

 Đã bao giờ bạn hiểu nhầm về sự thật chưa?

 b. Nắm bắt chứng cứ

 Việc nắm bắt chứng cứ sẽ giúp bạn thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực,nỗi lo lắng mơ hồ. Ví dụ, nếu bạn nghĩ "có lẽ công ty sẽ phá sản", bạn hãynhìn và số liệu tài chính và từ đó nhận biết tình trạng công ty.

 Nếu bạn lo lắng "hình như mình đang bị bệnh", bạn hãy đến bệnh viện đểthăm khám cụ thể. Từ đó, bạn sẽ không còn phải lo lắng hay sợ hãi nữa.

 Nắm bắt triệt để thực tế và chứng cứ!

 - Những việc khiến bạn nghĩ mình bị ghét là gì?

 - Chứng cứ cho thấy những việc bạn đang lo lắng là gì?

-----oOo-----

Trích: “Mình Là Cá, Việc Của Mình Là Bơi”

Tác giả: Takeshi Furukawa

Người dịch: Như Nữ

Nhà Xuất Bản Thế Giới, 2018

Ảnh: Nguồn internet

Bài viết liên quan