ĐÍCH ĐẾN: VẤN ĐỀ LÀ GÌ? - NANCY K. NAPIER - NHỮNG KHOẢNH KHẮC XUẤT THẦN

ĐÍCH ĐẾN: VẤN ĐỀ LÀ GÌ?

NANCY K. NAPIER - NHỮNG KHOẢNH KHẮC XUẤT THẦN

 -----o0o-----

Công thức của vấn đề thường mang tính cốt yếu hơn giải pháp giải quyết nó vì giải pháp đôi khi chỉ là chuyện kỹ năng toán học và thử nghiệm. __ Albert Einstein
ĐÍCH ĐẾN: VẤN ĐỀ LÀ GÌ? - NANCY K. NAPIER - NHỮNG KHOẢNH KHẮC XUẤT THẦN

Nếu tôi chỉ có một giờ để giải cứu thế giới, tôi sẽ dùng 55 phúttrong đó để xác định vấn đề và chỉ 5 phút để đi tìm giải pháp.

__Albert Einstein


Chỉ cần quan sát thôi, bạn đã có thể nắm bắt được rất nhiềuđiều.

__Yogi Berra

Tờ New York Times thường xuyên dành hai trang cho mục bíẩn – các thám tử điều tra một vụ án, tìm kiếm bằng chứng,hình thành các giả thuyết và cố gắng giải quyết vụ án đó. Cácthông tin thường không hề có mối liên hệ nào với nhau, khiếncả các thám tử và nạn nhân bối rối.Các thám tử ở đây là các bác sỹ: bác sỹ nội trú, sinh viên ykhoa, chuyên gia có hàng chục năm kinh nghiệm. Mỗi vụ ángiống như một bộ phim truyền hình mini – một sự kiện xảy ra,các thám tử bắt tay vào điều tra rồi cuối cùng chỉ để phát hiệnra rằng đôi khi vấn đề ban đầu họ nghĩ thật ra lại không phải làvấn đề thực sự. Họ cố gắng hết sức, thử nhiều cách khác nhauvà thường sẽ trải qua giây phút xuất thần khi tìm ra giải pháphoàn hảo. Trong những bộ phim như vậy, họ luôn tìm ra giảipháp. Và khi đã tìm ra rồi, trở thành những thám tử cừ khôi, họbắt đầu suy nghĩ về những bài học họ có thể rút ra từ trảinghiệm đó.

Trong một tập gần đây, có một vị thám tử đã nghe theo lờikhuyên của Yogi Berra: Ông đã nắm bắt được rất nhiều điềuchỉ nhờ vào quan sát của mình. Lần đầu tiên gặp bệnh nhân,ông đã thấy một manh mối: một đôi bàn tay rất lớn. Nhưng vìtừ trước đến giờ, trong suốt từng đó năm nghiên cứu y học,chẳng có bác sỹ nào nhắc đến những bàn tay kích cỡ quá khổcả nên Tiến sĩ John Helfrich tạm thời bỏ dấu hiệu này sang mộtbên. Bệnh nhân 51 tuổi với vô số những triệu chứng rất bí ẩn:những cơn đói vô độ, huyết áp cao dù ông ta có thói quen ănuống tốt và tập thể dục đều đặn, khó thở, không bao giờ ngủđược quá 90 phút. Ông ta có thể ngủ, vào bất cứ lúc nào, ở bấtcứ chỗ nào – khi đang họp, lúc đang lái xe, và tất nhiên là cảlúc nằm trên giường nữa – nhưng không thể nào ngủ được quá90 phút. Còn nữa, sau khi qua tuổi 40, bệnh nhân còn phát triểnthêm nhiều triệu chứng khác. Ông bị ngã và phát hiện ra rằngxương mình rất mỏng và yếu, ông bị mọc mụn và phải gắn mắccài trên răng để điều chỉnh khớp cắn. Suốt nhiều năm, cácchuyên gia thuộc các chuyên ngành từ dị ứng cho tới nội tiếtđã cố gắng chữa trị từng bệnh, như huyết áp, các vấn đề về ănuống và giấc ngủ chẳng hạn, nhưng không biện pháp nào tỏ racó hiệu quả. Vì chứng rối loạn giấc ngủ của bệnh nhân trởthành triệu chứng chủ đạo (hay ít nhất là bệnh nhân để ý đếntriệu chứng này nhất) nên ông đã đến chỗ Helfrich, mộtchuyên gia về giấc ngủ.

Một lần nữa, Tiến sĩ Helfrich lại làm tất cả những công đoạnkiểm tra, xét nghiệm thông thường – đo huyết áp và nhịp tim,xét nghiệm máu, hỏi bệnh nhân những câu hỏi cần thiết –nhưng có điều gì đó vẫn không ổn ở đây. Xét nghiệm máu chothấy cơ thể bệnh nhân sản sinh ra một lượng lớn hormone tăngtrưởng, có khả năng ông bị một căn bệnh gọi là bệnh to cực,một căn bệnh thường dẫn đến kích cỡ quá khổ của tay, chânvà mặt. Trong thực tế, Tiến sĩ Helfrich đã đúng: Ông đã pháthiện ra một khối u trong tuyến yên của bệnh nhân, và trongvòng một tháng sau khi phẫu thuật cắt bỏ khối u, bàn tay, bànchân và mặt của bệnh nhân đã xẹp trở về kích thước bìnhthường. Huyết áp hạ xuống, thở bình thường (vì áp lực lên mômũi đã không còn), không còn những rối loạn về ăn uống vàgiấc ngủ nữa.

Một câu hỏi được đặt ra, tại sao từng đó những chuyên gia lạikhông hề để ý đến việc bệnh nhân có bàn tay và khuôn mặtngoại cỡ và nghĩ đến triệu chứng của bệnh to cực? Tại saokhông ai tìm ra vấn đề chính mà cứ đi chữa trị những triệuchứng đơn lẻ?Có một câu trả lời đó là các thông tin và các triệu chứng phátsinh thành những hiện tượng trong thời gian dài – bệnh mấtngủ, bệnh dị ứng và huyết áp, đến mức khó có thể thấy đượcmối liên hệ giữa chúng. Như một bài báo trên tờ New YorkTimes đã nhận xét, “[các triệu chứng] phát triển một cách độclập, cách nhau đến hàng năm, và mỗi triệu chứng lại được xácđịnh bởi một chuyên gia khác nhau. Để liên kết, tìm ra mốiliên hệ giữa những triệu chứng này đòi hỏi phải có trí tưởngtượng mà cả bệnh nhân và các bác sỹ đều không làm đượcđiều đó.”

Nhưng Helfrich đã đi theo phương châm của Einstein và sửdụng thời gian vào việc xác định vấn đề thực sự của bệnh nhânhơn là chữa trị triệu chứng mất ngủ theo đúng chuyên môn củaông. Nhờ vậy, ông đã tìm ra khối u tuyến yên, đưa ra lời giảiđáp cho tất cả những triệu chứng tưởng như không hề có mốiliên hệ đó. Khi vấn đề đã được làm sáng tỏ thì việc áp dụnggiải pháp trở nên cực kỳ đơn giản.

Helfrich là bác sỹ đầu tiên vận dụng được “hành động tưởngtượng” đó, bắt đầu từ việc ông sẵn sàng chậm lại và thực sựnhìn vào bệnh nhân. Các bác sỹ khác đã bỏ qua việc chẩnđoán, dù những triệu chứng hiển hiện ngay trước mắt họ, pháttriển theo thời gian. Họ bị mắc vào cái gọi là “sự mù quáng vôý,” bỏ qua những điều quan trọng bởi vì họ không hề trông đợisẽ nhìn thấy nó. Helfrich thì khác, ông để ý tới những yếu tốmà những người khác đã bỏ qua và nhận ra rằng đó chính lànhững mảnh ghép quan trọng nhất của bức tranh. “Một tiasáng lóe lên trong đầu ông khi ông nhìn thấy bệnh nhân. Trướcđó, ông đã từng nghe nói về một bệnh nhân nữ phải chịu đựngcăn bệnh này trong suốt nhiều năm liền bởi vì không ai pháthiện ra rằng bà bị bệnh to cực. Khi nhìn thấy bệnh nhân, ôngđã nhớ ngay đến trường hợp đó.” Ông có kiến thức và kinhnghiệm từ những lần chẩn đoán sai trước đó, ông có sự hambiểu biết và thói quen chậm lại để đào sâu, tìm ra vấn đề chính.

VẤN ĐỀ LÀ GÌ?

Công thức của vấn đề thường mang tính cốt yếu hơn giải phápgiải quyết nó vì giải pháp đôi khi chỉ là chuyện kỹ năng toánhọc và thử nghiệm.

__ Albert Einstein

Câu chuyện của Tiến sĩ Helfrich cho ta thấy bước đi đầu tiên,mang tính quyết định trong quá trình đi tới sự bừng ngộ haynhững giây phút xuất thần: tìm ra vấn đề cốt lõi. Ông đã dànhthời gian để hiểu và xác định những chướng ngại vật có thểgặp phải trong cuộc hành trình. Cách tiếp cận vấn đề của ôngđòi hỏi công thức hay nói cách khác là sự đánh giá, hơn là bắtđầu bằng một giả định cho rằng mình đã biết vấn đề đó là gì.Trong khi những chuyên gia khác tìm kiếm giải pháp từ gócnhìn của chính mình thì Helfrich, giống như Einstein, tập trungvào việc xác định vấn đề và tránh vội vàng đi đến nhữnghướng giải quyết.

Helfrich từng bước một đạt tới sự bừng ngộ và đưa ra đượcchẩn đoán cuối cùng. Đầu tiên, không như một vài chuyên giakhác, ông không tự cho rằng mình đã biết vấn đề (làm sao ôngcó thể tự cho là vậy trong khi ông thừa biết các chuyên giakhác đã cố gắng chữa trị cho bệnh nhân trong suốt hơn 15năm). Vì thế, ông coi bệnh nhân như một vùng đất mới, cầnphải tìm hiểu, khám phá để lập bản đồ. Ông bắt đầu bằng việcthu thập các thông tin, từ báo cáo của những người đã tham giachữa trị trước đó, từ chính bệnh nhân. Chắc chắn lượng thôngtin là rất lớn, hỗn độn và rời rạc, từ vô số các báo cáo qua cácnăm, nhận xét của các chuyên gia trong các lĩnh vực khácnhau. Tiếp đó, ông cần phải sắp xếp những thông tin này, phânloại theo cách để ông có thể hiểu hết được chúng. Ông đã cósẵn một vài nhóm để sắp xếp thông tin, như tiền sử triệu chứngchẳng hạn, nhưng ông cần phải xếp lại và tìm ra những khuônmẫu bên trong đống dữ liệu khổng lồ đó. Helfrich xếp thông tintheo thứ tự để quyết định liệu thông tin nào có khả năng giảithích toàn bộ tình trạng bệnh của bệnh nhân và có thể kết nốitất cả những triệu chứng có vẻ mâu thuẫn nhau thành một thứdễ hiểu. Đối với Helfrich, bàn tay quá khổ nổi lên là một yếu tốmang tính quyết định, một manh mối mà ông đã để ý từ đầunhưng lại tạm thời gác sang một bên. Nhưng chính manh mốiđó cuối cùng đã giúp ông xác định được căn bệnh: tình trạngrối loạn hormone. Cuối cùng, khi Helfrich xử lý các thông tin,bao gồm cả việc khai thác những khả năng khác nhau – rốiloan giấc ngủ, bệnh về máu hoặc một bệnh nào đó khác – ôngđã chuyển từ các chi tiết, triệu chứng sang giả thuyết haynhững cách có thể giải thích được vấn đề đang xảy ra vớibệnh nhân của mình.

Hơn hết, ông đã nhắm tới cái mà những người khác không thấyvà phát hiện ra mối liên hệ giữa những triệu chứng rời rạc.

“Hành động tưởng tượng” của Helfrich hay “giây phút xuấtthần” đến khi ông tích hợp được những chi tiết và những triệuchứng tưởng chừng hoàn toàn không liên quan vào một bứctranh hoàn chỉnh. Bằng cách kết hợp những thông tin riêng lẻvà xem xét chúng từ những khía cạnh khác nhau, ông đã điđến một chẩn đoán chính xác. Việc ông nhận ra rằng bệnhnhân có một khối u trong tuyến yên đã giải thích được tất cảnhững triệu chứng khác, trong đó có chứng rối loạn giấc ngủ.

Helfrich đã thành công một phần nhờ vào việc quan sát. Thayvì hành động khi không có đủ sự hiểu thấu về vấn đề, ông đãchậm lại để quan sát. Rồi, khi đã tìm ra giải pháp, giây phútxuất thần xuất hiện, ông cũng nhận ra rằng mình vẫn còn rấtnhiều việc phải làm để khẳng định hoặc bác bỏ chẩn đoán đó.

Khi thấy triệu chứng của bệnh nhân biến mất chỉ trong mộttháng sau phẫu thuật cắt bỏ khối u, ông đã chứng minh đượcgiá trị của sự bừng ngộ mà mình trải qua.

 -----o0o-----

Trích: “Những Khoảnh Khắc Xuất Thần”

Tác giả: Nancy K. Napier

Người dịch: Phương Oanh

Nhà Xuất Bản Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

Ânh: Nguồn internet

Bài viết liên quan