ĐIỀU GÌ LÀM NÊN MỘT CUỘC ĐỜI THÀNH CÔNG? - ERIC BARKER - CHÓ SỦA NHẦM CÂY

Nếu bạn điều chỉnh được hiểu biết về bản thân mình phù hợp với sự nghiệp và những người xung quanh, mọi thứ sẽ tạo ra một vòng xoáy đi lên, mang lại không chỉ sự nghiệp thành công mà còn cả niềm hạnh phúc viên mãn nữa.
ĐIỀU GÌ LÀM NÊN MỘT CUỘC ĐỜI THÀNH CÔNG? - ERIC BARKER - CHÓ SỦA NHẦM CÂY

ĐIỀU GÌ LÀM NÊN MỘT CUỘC ĐỜI THÀNH CÔNG?

ERIC BARKER - CHÓ SỦA NHẦM CÂY

“Tại Sao Những Gì Ta Biết Về Thành Công Có Khi Lại Sai”

-------o0o-------

Chuẩn bị tinh thần đi. Những câu từ sắp tới sẽ hơi khó chịu đây.

“Mẹ hy vọng con có thể chết đi.”

Đó là một câu nói khó nghe. Đặc biệt là khi do một người mẹ nói với con trai nữa. Nhưng Martin của bà đã đi rồi. Anh nằm trên giường, bất động. Chết não. Và bà không thể nào nhìn anh trong bộ dạng như thế này nữa.

Cha mẹ Martin chăm sóc anh mỗi ngày. Cha anh thức dậy cứ hai tiếng một lần vào ban đêm để giúp anh trở mình tránh bị hăm rộp. Việc chăm sóc anh làm cho gia đình hết sức căng thẳng. Họ tiếp tục chăm sóc cái cơ thể từng là con trai mình bởi vì họ thương anh, thậm chí khi bác sĩ đã bảo anh không thể nào hồi phục được nữa. Anh đã nằm như thế hàng năm trời.

Thực ra, não của Martin không thể chết. Anh hoàn toàn ý thức được. Martin bị “khóa trái” - có thể nhận thức về thế giới xung quanh nhưng không thể nào chuyển động. Anh đã nghe những lời mẹ mình nói. Anh chỉ không thể ra hiệu cho bà biết mà thôi.

Dĩ nhiên, câu nói đó thật đau lòng, nhưng không đến nỗi như bạn nghĩ. Vì sau tất cả, anh cũng ước mình chết đi cho rồi. Bà không ghét bỏ gì anh. Bà đã chứng kiến cậu con trai năng động của mình hoá thành xác sống, và bạn mong tình trạng tệ hại của anh có thể chấm dứt. Martin không giận gì mẹ cả. Anh cảm thấy đồng cảm.

Kể từ khi mắc phải một căn bệnh bí ẩn năm 12 tuổi, anh đã nằm liệt giường và được quy là chết não. Nhưng một vài năm sau, anh đột nhiên tỉnh dậy trong một cơ thể mà anh không thể điều khiển, và trong 11 năm giải kế tiếp, đó chính là cuộc sống của anh.

Bị mẹ mình ước rằng mình nên chết thì thật là tệ, nhưng chất chứa trong câu nói ấy vẫn là sự quan tâm. Đó là sự quan tâm duy nhất, bởi vì từ thật lâu rồi, cả thế giới đã xem anh như một vật thể bất động. Người ta phải làm giúp anh vài hoạt động như di chuyển, xếp đặt, và lau rửa, nhưng không hề tương tác. Anh không phải một con người. Nghĩ nhẹ lắm thì anh cũng là một của nợ cứ dai dẳng nằm ra đó.

Người ta hành động rất khác khi không nghĩ bạn là con người nữa. Họ sẽ bóc ghỉ mũi và ăn trước mặt bạn. Họ cứ soi gương hết lần này đến lần khác mà không sợ bị gọi là người ái kỷ. Họ đánh rắm thích to, điều mà họ sẽ nín nhịn khi có người “thật” xung quanh.

Điều không hề thay đổi và gần như quá sức chịu đựng chính là cảm giác bất lực của Martin. Mọi thứ trong cuộc sống của anh đều được quyết định sẵn. Anh có nên ăn hay không. Anh đang nằm quay bên trái hay quay bên phải. Những người chăm sóc tại bệnh viện cư xử nhẫn tâm với anh. Và trong rất nhiều trường hợp, anh còn bị ngược đãi. Nhưng anh không thể làm gì và không thể nói gì.

Bạn đã bao giờ ở một mình trong đêm với những ý nghĩ đáng sợ? Đó chính là cuộc sống của anh, mọi lúc. Suy nghĩ là tất cả những gì anh có. Mày bất lực rồi. Nó như thể một bài hát mà bạn không thể lấy ra khỏi đầu. Mày chỉ có một mình. Không có hy vọng nào cả.

Để tồn tại mà không hóa điên, Martin vô tình trở thành một thiền sư. Anh tách khỏi các suy nghĩ. Không được ai chỉ dạy, anh dần tự khám phá ra chánh niệm. Hàng giờ, hằng ngày, hay thậm chí hàng tuần trôi qua chỉ như tích tắc bởi vì anh đã xóa bản thân mình ra khỏi cuộc sống, từ trong suy nghĩ. Nhưng vùng hư không ấy không phải niết bàn. Nó chỉ toàn màu đen. Không tệ, nhưng cũng không hề có hy vọng. Anh đã cho phép một ý nghĩ thi thoảng lên vào, cái ý nghĩ mà mẹ anh đã nói: hy vọng mình được chết.

Thi thoảng thì thế giới bên ngoài cũng xâm nhập vào. Nó sẽ túm lấy anh và quăng anh trở lại thực tại. Thứ gì làm điều này thường xuyên nhất? Kẻ thù lớn nhất của anh là ai?

Barney.

Cái con khủng long màu tím không biết buồn đau và đám bạn nhỏ ca hát um sùm của nó trên tivi lúc nào cũng tỏ ra hạnh phúc, cứ như thể muốn nhắc nhở Martin về sự thảm hại của mình. Vì không thể nào đổi kênh hay đập tivi, anh phải nghe hát hết lần này đến lần khác.

Martin không thể thoát khỏi thế giới thực, nên anh chọn một con đường khác. Anh bắt đầu thoát vào trong trí tưởng tượng của mình. Anh mơ về tất cả những điều tuyệt vời có thể xảy ra, không bị ràng buộc bởi định luật vật lý, và chắc chắn không bị hạn chế bởi cơ thể bất tuân của anh. Anh tưởng tượng về mọi thứ mình mong muốn trong cuộc sống. Và điều đó làm thời gian trôi qua mau.

Thế rồi có hai điều thay đổi. Giai đoạn khoảng 24-25 tuổi, anh chầm chậm có lại chút quyền kiểm soát cơ thể, anh có thể cầm đồ vật bằng tay. Một y tá nọ, khi dõi theo chuyển động mắt, bắt đầu tin rằng anh có thể vẫn còn ý thức. Cô thôi thúc các bác sĩ kiểm tra anh lần nữa. Và họ nhận ra anh vẫn còn ở đó.

Mọi sự thay đổi rất nhanh. Với một cần điều khiển và máy vi tính, anh đã có thể giao tiếp. Với một chiếc xe lăn anh đã có thể di chuyển. Martin cảm thấy như được giải thoát. Nhưng, như chương trình radio Invisibilia ghi nhận, anh không hề tự mãn. Dĩ nhiên là không, sau tất cả những giấc mơ ấy. Và anh bắt đầu theo đuổi những giấc mơ của mình.

Hai năm sau, anh đã kiếm được công việc văn phòng. Nhưng như thế vẫn chưa đủ. Có khiếu với các loại máy móc, anh dần trở thành một người thiết kế website tự do. Thế rồi anh lập công ty riêng của mình.

Anh vào đại học.

Anh viết một quyển hồi ký về những trải nghiệm của mình, Gosh Boy (Cậu bé ma), và nhận được nhiều sự tán dương.

Anh học lái xe.

Và vào năm 2009, anh không còn cô đơn nữa. Ở tuổi 39, anh kết hôn với Joanna, một người bạn của em gái mà anh quen qua Skype. Mới hơn 10 năm trước anh còn không thể chuyển động cơ mặt. Giờ đây mắt anh bị đau vì cười quá nhiều.

Trong cuộc phỏng vấn với BBC, anh chia sẻ:

"Thành công rất kỳ lạ vì nó nuôi dưỡng thêm những thành công khác nữa. Một khi đã đạt được thứ gì đó, tôi lại có thêm động lực cố gắng nhiều hơn. Nó mở rộng nhận thức về điều khả thi trong tôi. Nếu như tôi có thể làm được việc này, còn thứ gì mà tôi không thể làm được nữa?"

 

Martin vẫn còn ngồi xe lăn và không thể nói chuyện mà không có máy vi tính. Nhưng anh đã được đi học, thành công, và có một gia đình hạnh phúc. Anh có một cuộc sống tốt đẹp. Chỉ cần nghĩ về những gì anh đã trải qua để có được ngày hôm nay cũng đủ để soi sáng tâm trí ta rồi.

 

Rất ít người từng phải đối mặt với những thử thách như Martin Pistorius, nhưng tất cả chúng ta đều thường cảm thấy như đang bị kẹt trong một tình huống khó khăn. Hầu như bị “khóa trái” vậy. Chúng ta cố trốn tránh bằng suy nghĩ, hoặc để cho chuyện ra sao thì ra, nhưng Steven Jay Ross đã nói, chỉ có mơ mộng rồi làm điều gì đó để biến giấc mơ thành hiện thực mới khiến ta thành công. Thực ra đó là cách duy nhất.

 

Thành công có nhiều hình dạng. Một số thành công trong cực kỳ ấn tượng, một số thì đơn giản và lạ lùng, và có một số thành công thì gần như phi lý. Chúng ta bị treo lên cao bởi những thành công nhìn thấy trên truyền thông và quên rằng thành công theo định nghĩa của bản thân mình mới quan trọng. Và bạn có thể đạt được điều đó.

 

Đừng lo lắng về chuyện tài năng bẩm sinh. Nghiên cứu của Benjamin Bloom về những người thành công - từ nhà điêu khắc hay vận động viên Olympic đến những nhà toán học - cho thấy tài năng thường không quyết định những thành tựu bạn có thể đạt được. Bloom nói: “Sau 40 năm nghiên cứu chuyên sâu về việc học hành trong trường ở Mỹ cũng như quốc tế, đúc kết quan trọng nhất của tôi chính là: thứ mà bất kỳ ai trên thế giới này có thể học được, thì hầu hết mọi người đều có thể học, nếu được cung cấp được kiện học hỏi phù hợp.”

 

Vậy thứ gì đang níu giữ bạn khỏi thành công theo định nghĩa của bạn? Trong hầu hết trường hợp, không có gì quan trọng hơn thời gian và nỗ lực. Khi nghĩ về giới hạn của thành công, tôi lại nghĩ đến trò ghép chữ Scrabble. Nigel Richards chính là người chơi Scrabble vĩ đại nhất từng tồn tại trên đời. Ông là nhà vô địch giải Scrablle tiếng Pháp. FivethirtyEight.com ghi nhận “Cách biệt điểm xếp hạng chính thức của Richards và của người xếp thứ 2 tương đương với cách biệt giữa người thứ 2 và người thứ 20.” Ông thậm chí chưa từng chơi trò chơi này trước năm 28 tuổi. Lần đầu tiên tham dự giải quốc gia, ông đã dành chiến thắng. Không ai chơi Scrabble tiếng Pháp giỏi hơn ông. Và còn một điều nữa tôi nên đề cập …

 

Nigel Richards không hề biết tiếng Pháp.

 

Để phát biểu nhận giải, ông cần một người phiên dịch. Sau khi làm trùm giải Scrabble tiếng Anh thế giới mấy năm, ông chuyển sang hứng thú với ngôn ngữ hệ Gallic và bắt đầu ghi nhớ từng chữ. Ông còn không hiểu mấy từ đó nghĩa là gì. Và trò Scrabble tiếng Pháp thì khó hơn rất nhiều so với Scrabble Bắc Mỹ bởi vì nó có nhiều hơn gần 2000 từ. Ông muốn trở thành nhà vô địch Scrabble tiếng Pháp và không hề cho phép cách trở ngôn ngữ chặn đứng ước mơ của mình.

 

Chúng ta đã nói rất nhiều thứ liên quan đến thành công trong quyển sách này, từ việc làm thế nào hiểm họa ở môn leo núi lại thể hiện sức mạnh của lòng quyết tâm, cho đến nghiên cứu của các nhà khoa học đạt giải Nobel về niềm hạnh phúc khi bị nhét đồ vào hậu môn. Bây giờ tắt hãy khép lại mọi thứ thật đơn giản (và ít khó chịu hơn một ca nội soi).

 

Điều gì quan trọng nhất cần phải ghi nhớ khi nói đến thành công?

 

Một từ thôi: Điều chỉnh.

 

Thành công không phải kết quả của một tổ chức đơn lẻ nào; đó chính là quá trình điều chỉnh giữa bạn là aibạn muốn đến đâu. Kỹ năng phù hợp, vai trò phù hợp. Một người tốt vây quanh bởi những người tốt khác. Một câu chuyện kết nối bạn với thế giới theo cách giúp bạn tiếp tục tiến lên. Một mạng lưới hỗ trợ bạn, và một công việc phát huy hết khả năng bản chất hướng nội hay hướng ngoại của bạn. Một mức độ tự tin giúp cho bạn tiến bước trong khi không ngừng học hỏi và tha thứ cho bản thân trước những sai lầm không thể tránh khỏi. Một trạng thái cân bằng giữa bốn cột trụ kiến tạo nên cuộc đời trọn vẹn không hối tiếc.

 

Howard Stevenson và Laura Nash trong nghiên cứu của mình về những người thành công gặp khó khăn trong việc giữ cân bằng như sau:

"Khi điều chỉnh giá trị để phát huy những kỹ năng dấu ấn của mình theo cách củng cố thêm các kỹ năng đó, bạn sẽ tạo ra một lực hút đầy cảm xúc và mạnh mẽ hướng đến thành tựu, ý nghĩa, hạnh phúc, và di sản. Khi những mục tiêu thành công trong bạn được điều chỉnh phù hợp với đội nhóm bạn đang điều hành, phần thưởng thậm chí còn cao hơn."

 

Làm thế nào để xác định được cách điều chỉnh? Như nhà tiên tri ở Delphi đã nói rất lâu về trước, phải hiểu chính mình. Bạn có tố chất tăng cường nào? Bạn là người - cho. - đi, người - nhận - về, hay người - cân - bằng? Bạn hướng nội hay hướng ngoại hơn? Thiếu tự tin hay tự tin quá? Mức yếu tố nào trong bốn cột trụ bạn đã thỏa mãn và cái nào thường bị bỏ lơ?

 

Tiếp đến, hãy điều chỉnh những tố chất trên với thế giới xung quanh. Hãy chọn đúng cái ao. Tìm công việc phát huy được tổ chức tăng cường. Tạo ra một câu chuyện giữa cho mình bước tiếp. Cược vài kèo nhỏ để mở rộng chân trời. Sử dụng WOOP để biến giấc mơ thành hiện thực.

 

Đâu là phần quan trọng nhất trong quá trình điều chỉnh? Giao kết với một nhóm bạn bè và những người yêu thương sẽ giúp bạn trở thành người mình mong muốn. Thành công tài chính thì tuyệt đó, nhưng để có một cuộc đời thành công, ta cũng cần phải hạnh phúc nữa. Thành công sự nghiệp không phải lúc nào cũng khiến ta hạnh phúc, những nghiên cứu cho thấy hạnh phúc lại có thể mang đến thành công.

 

Mối quan hệ chính là thứ mang lại hạnh phúc. Nhà nghiên cứu kiêm tác giả Shawn Achor đã ghi nhận, “Trong một nghiên cứu tiến hành trên 1.600 sinh viên Harvard vào năm 2007, kết quả cho thấy chỉ số tương quan giữa sự ủng hộ xã hội nhận thức được (perceived social support) và niềm hạnh phúc lên đến 0,7. Nó còn cao hơn cả mối tương quan giữa hút thuốc và ung thư.” Vậy nếu không có đời sống xã hội tích cực, ta cần thêm bao nhiêu tiền để gia tăng hạnh phúc ở mức độ tương tự dữ liệu từ Journal of Socio - Economics cho biết bạn cần phải kiếm thêm 121.000 đô/năm để đạt con số ấy.

 

Sẽ ra sao khi nhìn vào bức tranh tổng thể? Khi bạn trên giường lúc lâm chung, thành công có ý nghĩa ra sao? Một nhà nghiên cứu đã giải đáp được vấn đề này. Goerge Valliant là người dẫn dắt Nghiên cứu Grant - nghiên cứu theo sát một nhóm đối tượng trong suốt cuộc đời họ từ thời đại học cho đến khi vĩnh viễn ra đi. Vậy ông đã đúc kết được gì khi nghiên cứu kéo dài hàng thập niên đó? “Thứ duy nhất thực sự quan trọng trong đời sống này chính là mối quan hệ của bạn với người khác.”

 

Thấy mấy thứ quan hệ yêu thương này quá sến súa cho cảm hứng thành công hả? Đừng nghĩ vậy. Đội của Villiant đã thử tiến hành cho điểm đối tượng nghiên cứu về những mối quan hệ khi họ 47 tuổi (thời gian kết hôn, có bao nhiêu đứa con, mức độ gần gũi chúng, có bao nhiêu người bạn). Kết quả gần khớp với mức độ thành công trong sự nghiệp của họ. Mức điểm quan hệ chính là quả cầu tiên tri về số tiền kiếm được vẫn mức độ ấn tượng của sự nghiệp. Những người cao điểm nhất nhiều hơn gấp đôi người ít điểm nhất. Có khi nào điểm quan hệ cao là kết quả, chứ không phải là nguyên nhân của sự nghiệp thành công hay không? Có lẽ là không. Những người đồng cảm nhất kiếm được gấp 2,5 lần so với những người ấy kỷ nhất.

 

Những mối quan hệ như thế không chỉ giúp cải thiện độ thành công; chúng còn có thể cứu rỗi đời bạn. Bạn còn nhớ Spencer Glendon và căn bệnh của anh ấy không? Tôi đã đề cập chuyện anh được cấy ghép gan. Khi mới phát hiện bệnh, bác sĩ biết rằng anh sẽ cần một lá gan mới và tất cả bạn bè của anh đều thử xét nghiệm xem ai phù hợp. (Gan là cơ quan đặc biệt vì nó có thể tái sinh; bởi thế cả người cho và người nhận đều sẽ dần dần phát triển một lá gan đầy đủ theo thời gian. Carl, bạn anh, là người phù hợp. Nhiều năm trôi qua và sức khỏe của anh dần đi xuống. Cuối cùng, bác sĩ nói không còn cách nào khác anh phải ghép gan.

 

Carl không chỉ đơn giản là xung phong hiến Giang. Anh đã biết chuyện này từ lâu và âm thầm thực hiện chế độ ăn kiêng, đồng thời tập luyện để có lá gan khỏe mạnh. Anh mất nhiều năm trời giữ cho cơ địa của mình ở trạng thái tốt nhất để khi cần kiếp, anh có thể khiến cho Spencer ngay. Nhật kiểu hoạch “ma mãnh” đó của Carl, cả hai người bạn đến hôm nay vẫn sống vui vẻ và khỏe mạnh. Tôi hy vọng bạn và tôi cũng đủ may mắn có được những người bạn như Carl.

 

Nếu bạn điều chỉnh được hiểu biết về bản thân mình phù hợp với sự nghiệp và những người xung quanh, mọi thứ sẽ tạo ra một vòng xoáy đi lên, mang lại không chỉ sự nghiệp thành công mà còn cả niềm hạnh phúc viên mãn nữa.

-------o0o-------

Trích “Chó Sủa Nhầm Cây"

"Tại Sao Những Gì Ta Biết Về Thành Công Có Khi Lại Sai”

Tác giả: Eric Barker

Người dịch: Phạm Quốc Khánh và Nguyễn Hạo Nhiên

NXB Kinh Tế Tp.HCM.

Photo: ibtimes.co.uk

Bài viết liên quan