HÃY GIẢI QUYẾT NHỮNG VẤN ĐỀ NGAY TRONG SUY NGHĨ ĐỂ ĐỪNG QUÁ LO LẮNG - TRÍCH "BÍ QUYẾT CỦA THÀNH CÔNG" - DAVID NIVEN

Hiện nay, P. Caldweld đã về hưu và vẫn được nhắc đến như một người hùng đã tạo được một bước ngoặt lớn trong lịch sử ngành sản xuất xe hơi tại Mỹ. – Verbeke và Bagozzi-
HÃY GIẢI QUYẾT NHỮNG VẤN ĐỀ NGAY TRONG SUY NGHĨ ĐỂ ĐỪNG QUÁ LO LẮNG - TRÍCH

HÃY GIẢI QUYẾT NHỮNG VẤN ĐỀ NGAY TRONG SUY NGHĨ ĐỂ ĐỪNG QUÁ LO LẮNG

BÍ QUYẾT CỦA THÀNH CÔNG - DAVID NIVEN

–––––o0o–––––

Khi khởi sự làm một công việc gì mới mẻ so với kiến thức của chúng ta hiện có hoặc hơi vượt quá khả năng, tâm lý chúng ta thường lo ngại bị thất bại. Tuy nhiên, bạn cũng cần nhớ một điều, nếu quá mất thời gian lo lắng về những kết quả xấu có thể xảy ra tức là bạn đã mất sức lực cho nó và không dành đủ thời gian và suy nghĩ tập trung cho công việc. Bên cạnh đó, khi bạn lo lắng về một thất bại có thể xảy ra sẽ làm tăng khả năng khiến nó xảy ra.

Tuy nhiên, dù đã cố gắng mà bạn vẫn lo lắng mãi thì sao? Hãy nhận thức rằng những con người đạt thành công trong cuộc sống và sự nghiệp mà bạn nhìn thấy từng là kẻ thất bại rất nhiều trước khi Hãy giải quyết những vấn đề ngay trong suy nghĩ để đừng quá lo lắng thành công. Biết chấp nhận có thể mất tất cả, biết nhận thức mình có lúc thành công và cũng có lúc thất bại vì nhiều lý do khách quan, không kiểm soát được sẽ giúp bạn nhẹ nhàng, tỉnh táo để tập trung theo đuổi mục đích, và dành thời gian suy nghĩ về cách mình có thể làm, thay vì điều mình không thể làm.

Hãy cứ bắt tay vào việc, tập trung suy nghĩ về điều tích cực, bạn sẽ thấy những nỗi lo lắng ban đầu sẽ lắng xuống, bạn sẽ bình tĩnh hơn và tìm ra cách hoàn thành công việc một cách tốt nhất.

???

Năm 1979, những kiểu xe hơi mới và thanh nhã do Nhật sản xuất ào ạt đổ bộ vào đất Mỹ khiến ngành công nghiệp xe hơi Mỹ lao đao. Do hình dáng thô kệch, hao phí nhiên liệu nhiều hơn, chất lượng và độ bền lại không tốt bằng nên các kiểu xe hơi truyền thống của các công ty Mỹ nổi tiếng một thời như GM, Ford, Chrysler… thảm bại, nhanh chóng bị chiếm thị trường.

Trước tình hình sản xuất trì trệ và kinh doanh thua lỗ, Henri Ford II từ chức Chủ tịch và Hội đồng Quản trị đã cử Philip Caldweld, kỹ sư trưởng của công ty Ford Motor, thay vào chức vụ đó. Tuy được vinh dự đề bạt vào chức vụ cao nhất nhưng P. Caldweld không khỏi lo lắng với nhiều lý do. Trước hết vì ông là người đầu tiên ngoài gia tộc nắm giữ chức Chủ tịch trước những cặp mắt dè chừng, luôn để ý của các thành viên trong gia tộc Ford lừng lẫy. Kế đến, vì ông chưa có kinh nghiệm nhiều trong việc quản trị một công ty lớn như Ford. Và áp lực lớn nhất là một nhiệm vụ khá nặng nề: vực Ford dậy trong một thời hạn sớm nhất.

Tuy nhiên, với bản lĩnh và tinh thần của một sĩ quan dạn dày trận mạc từng chế tạo khí tài pháo binh trong binh đoàn Trân Châu Cảng trong Thế chiến thứ II, P. Caldweld vượt qua nỗi lo ban đầu và bắt tay từng bước vào việc cứu vãn tình thế. Ông tập trung đầu tư cho việc thiết kế kiểu dáng mỹ thuật với những chuyên gia thiết kế giỏi nhất, tái thiết toàn bộ cơ cấu nhà xưởng và dây chuyền sản xuất để cho ra lò những chiếc xe hơi sang trọng, phù hợp với nguyên lý khí động học, ít hao phí nhiên liệu và hiệu suất cao. Vài năm sau, kiểu xe Taurus lần đầu tiên xuất hiện đã dẫn đầu thị trường Mỹ. Ông tự hào tuyên bố: “Chúng tôi đã đổi mới tất cả – trừ loại không khí bơm vào bánh xe!”.

Hiện nay, P. Caldweld đã về hưu và vẫn được nhắc đến như một người hùng đã tạo được một bước ngoặt lớn trong lịch sử ngành sản xuất xe hơi tại Mỹ.
– Verbeke và Bagozzi-

–––––o0o–––––

Trích “Bí Quyết Của Thành Công”

Tác giả: David Niven

Việt dịch: Nguyễn Văn Phước

NXB Tổng Hợp Thành Phố Hồ Chí Minh, 2017.

 

Bài viết liên quan