KHÔNG DÁM MẠO HIỂM LÀ MỘT SỰ MẠO HIỂM LỚN NHẤT - DAVID NIVEN, Ph.D. - BÍ QUYẾT CỦA THÀNH CÔNG

KHÔNG DÁM MẠO HIỂM LÀ MỘT SỰ MẠO HIỂM LỚN NHẤT

DAVID NIVEN, Ph.D. - BÍ QUYẾT CỦA THÀNH CÔNG

-----o0o-----

Việc không đón nhận mạo hiểm là sự mạo hiểm lớn nhất trong tất cả, bởi khi đó, bạn đã đóng tất cả những cánh cửa của những cơ hội đang đến với bạn. Không có điều gì dễ dàng đến mà không kèm theo những khó khăn thử thách.
KHÔNG DÁM MẠO HIỂM LÀ MỘT SỰ MẠO HIỂM LỚN NHẤT - DAVID NIVEN, Ph.D. - BÍ QUYẾT CỦA THÀNH CÔNG

Khi xem một trận bóng, bạn có chú ý đến những lời bình luận thường xuyên bàn về những rủi ro mà huấn luyện viên của hai đội có thể gặp phải, nhất là việc để các cầu thủ mạo hiểm tràn lên tấn công? Thế nhưng, chúng ta lại ít khi thấy các bình luận viên đề cập đến vấn đề ngược lại, đó là, những rủi ro có thể xảy ra nếu họ không chỉ đạo cho các cầu thủ của mình phải biết mạnh dạn tấn công hơn là chỉ lui về phòng thủ.

Đúng thế. Khi ra lệnh cho các cầu thủ tràn lên tấn công khung thành đối phương, các huấn luyện viên phải đối mặt với nguy cơ có thể bất ngờ bị phản công nhanh và cầu thủ của họ không kịp rút về. Tuy nhiên, nếu cố phải tránh những hậu quả xấu có thể xảy đến, họ lại trở nên quá thận trọng và có thể sẽ thua vì không dám chấp nhận rủi ro.

Những quyết định trong việc lựa chọn cho mình một công việc phù hợp cũng tương tự như vậy. Bạn cũng có thể nhận lãnh rủi ro khi mạo hiểm làm một điều gì mà bạn yêu thích dù có rất nhiều những trở ngại trước mắt. Tuy nhiên, bạn cũng cần biết rằng, cũng có một nguy cơ rất thực khác cùng tồn tại là nếu bạn không dám mạo hiểm, bạn sẽ chẳng có một cơ hội nào để giành được chiến thắng.

Việc không đón nhận mạo hiểm là sự mạo hiểm lớn nhất trong tất cả, bởi khi đó, bạn đã đóng tất cả những cánh cửa của những cơ hội đang đến với bạn. Không có điều gì dễ dàng đến mà không kèm theo những khó khăn thử thách.

Thành công thường là một phần thưởng cho việc dám mạo hiểm nhưng có tính toán. Peter Rigby được xem như một ví dụ điển hình.

Trước năm 30 tuổi, Peter Rigby vẫn chưa có được một sự nghiệp ổn định, thậm chí anh còn đang lún sâu trong cảnh nghèo đói : không nhà cửa, hai con phải nuôi, nợ nần ngập đầu. Thế nhưng, Peter Rigby vẫn cương quyết mạo hiểm theo đuổi một phương thức kinh doanh mới dựa vào trực giác cá nhân: vào thời điểm đó, người ta chỉ xem máy tính cá nhân như một món đồ chơi thế nhưng Rigby nhận định là nó sẽ thành một nhu cầu rất lớn. Thế là, dù không biết một tí nào về tin học, Rigby vẫn cố vay mượn khắp nơi và có nguy cơ phải ngồi tù nếu thất bại để thành lập một công ty phân phối tin học. 

Những năm đầu buộc anh phải sống trong tình cảnh khá chật vật, anh vẫn kiên trì công việc chào hàng cho đến khi các hợp đồng liên tục được gửi về. Hiện nay, ở tuổi 50, Peter Rigby đã trở thành một trong những người giàu nhất nước Anh và là Chủ tịch của Công ty Phân phối Tin học Specialist Computer Holdings.

Người hài lòng với công việc hiện tại của mình thường sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm đối với tương lai của nghề nghiệp. Chấp nhận mạo hiểm không chỉ khiến họ vững tin hơn trong việc tìm kiếm cơ hội, mà còn khiến họ cảm thấy vị trí hiện tại là do họ chọn chứ không phải bị bắt buộc.

__Ingram

-----o0o-----

Trích: “Bí Quyết Của Thành Công”

Tác giả: David Niven, Ph.D.

Biên dịch: Nguyễn Văn Phước, M.S.

Nhà Xuất Bản Tổng Hợp Thành Phố Hồ Chí Minh, 2017

Ảnh: Nguồn internet

Bài viết liên quan