LỖI TƯ DUY - MARK JOYNER - KHOA HỌC VỀ SỰ ĐƠN GIẢN ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC ĐIỀU BẠN MUỐN

LỖI TƯ DUY

MARK JOYNER - KHOA HỌC VỀ SỰ ĐƠN GIẢN ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC ĐIỀU BẠN MUỐN

Kim Nhường – Lê San dịch

-------o0o-------

Ngay cả khi đã làm chủ được ngôn từ và nhạy bén nhận ra sự gây ảnh hưởng, chúng ta vẫn có thể rút ra những kết luận không có căn cứ từ những gì quan sát và nghe thấy.
LỖI TƯ DUY - MARK JOYNER - KHOA HỌC VỀ SỰ ĐƠN GIẢN ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC ĐIỀU BẠN MUỐN

Ngay cả khi đã làm chủ được ngôn từ và nhạy bén nhận ra sự gây ảnh hưởng, chúng ta vẫn có thể rút ra những kết luận không có căn cứ từ những gì quan sát và nghe thấy.

Hãy ghé thăm Dave trong quán rượu.

Anh đang tranh cãi với người tán gẫu 1 về sự tồn tại của Thượng đế.

Dave là người vô thần.

Người tán gẫu 1 tin tưởng vào Thượng đế.

Người tán gẫu 1: Sao cậu lại có thể không tin vào Thượng đế chứ? Ý tôi là, thế cậu nghĩ chuyện gì xảy ra sau khi cậu chết? Cậu nghĩ cậu chỉ chấm dứt tồn tại thôi à?

Dave: Đúng vậy. Đó là một trạng thái không hay tí nào, nhưng lại là thực tế.

Người tán gẫu 1: Nghe thật buồn nhỉ.

Dave: Buồn nhưng thực tế là anh đang đặt niềm tin của mình vào một cuốn sách. Anh không thực sự biết Thượng đế có tồn tại hay không.

Người tán gẫu 1: Được thôi, vậy hãy trả lời tôi một câu hỏi.

Dave: Được.

Người tán gẫu 1: Anh có tin rằng George Washington là tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ không?

Dave: Dĩ nhiên.

Người tán gẫu 1: Ừm, và làm thế nào anh biết điều đó?

Dave: Nó nằm trong mọi cuốn sách mà tôi đã đọc.

Người tán gẫu 1: Cũng chỉ là trong những cuốn sách, đúng không?

Dave: Nhưng điều đó không giống nhau.

Người tán gẫu 1: Ừ, sao cũng được. Cảm ơn anh vì đã chứng minh quan điểm của tôi.

Chà, anh ta đã đúng. Dave đã hình thành niềm tin của mình cũng chỉ dựa trên “sách”. Anh cảm thấy có gì đó sai trong so sánh này nhưng không thể chỉ ra được.

Hôm sau Gã Ngốc đến quán và Dave nhờ anh ta tư vấn.

Gã Ngốc: Thượng đế ơi, anh bạn, không ai dạy anh về nguy biện hợp lý sao?

Dave: Đó là cái gì vậy?

Gã Ngốc: Giải thích thì rất dài dòng.

Dave: Chà, khai sáng cho tôi đi nào.

Gã Ngốc: Lập luận của anh ta bao gồm:

* Kinh thánh nói Thượng đế tồn tại.

*  Kinh thánh là một cuốn sách.

*  Bạn hình thành niềm tin dựa trên một cuốn sách.

* Do đó, bạn phải tin ở Thượng đế - kết luận từ cuốn sách của tôi.

Dave: Có gì sai nào?

Gã Ngốc: Hãy xem liệu chúng ta có thể điền vào chỗ trống điều gì đó để làm cho lập luận của anh ta trở nên không đúng không nhé. Ví dụ, cậu sẽ đồng ý với tuyên bố này chứ?

* Cuốn sách Chiến tranh giữa các vì sao nói rằng Darth Vader là cha của Luke Skywalker.

• Chiến tranh giữa các vì sao là một cuốn sách.

• Anh hình thành niềm tin dựa trên một cuốn sách.

• Do đó, anh phải tin rằng Darth Vader thực sự là cha của Luke Skywalker.

Dave: Tôi nghĩ là tôi đã hiểu.

Gã Ngốc tiếp tục giải thích rằng nghiên cứu về ngụy biện hợp lý xác định một số lượng những mô hình tư duy phổ biến và không chính xác.

Người tán gẫu 1 đã mắc tội: Sử dụng một “tam đoạn luận vô căn cứ”. (Hãy ghi nhớ điều này, nó sẽ có ích trong Phần III...)

Trong lập luận của mình người tán gấu 1 mắc tội: Lạm dụng sự thiếu hiểu biết. “Không có bằng chứng thì không phải là bằng chứng của sự không có”.

Người tán gẫu sẽ nói:

“Anh không có bằng chứng rằng Thượng đế không tồn tại. Do đó, Thượng đế tồn tại”.

Nhưng bằng cách sử dụng cùng một logic sai này, một người có thể lập luận:

“Sự sống trên các hành tinh khác không tồn tại. Thông qua hàng nghìn năm tìm kiếm và nghiên cứu bởi các nhà khoa học đáng kính, chúng ta cũng không thể đưa ra một tí chứng cớ nào cho thấy sự sống tồn tại bên ngoài Trái Đất. NASA không thể. Einstein không thể. Không ai có thể”.

Nghe có vẻ khá thuyết phục.

Mà hoàn toàn không có nghĩa gì cả.

Tuyên bố này không chỉ lạm dụng sự thiếu hiểu biết, nó còn sử dụng một nguy biện hợp lý phổ biến khác gọi là:

Viện dẫn thẩm quyền. Một ngụy biện hợp lý trong đó có sự hỗ trợ của một nhân vật thẩm quyền liên quan. Nhân vật đó là bằng chứng tạo nên giá trị của lập luận.

Dĩ nhiên, nhân vật thẩm quyền đó cũng là con người như bạn và vì thế có thể sai lầm.

Do đó, một lập luận dựa vào viện dẫn thẩm quyền là sai lầm.

Một ngụy biện phổ biến khác nữa là:

Ngụy biện nhân quả (tiếng Latinh: Post hoc ergo propter hoc: Cho rằng cái xảy ra trước là nguyên nhân). Một ngụy biện hợp lý trong đó nó được giả định rằng bởi vì một sự kiện xảy ra sau một sự kiện khác, thì sự kiện trước là nguyên nhân.

Chà, Có gì sai với điều đó?

Hãy tưởng tượng bạn uống một ít sữa. Một giờ sau bạn bị đau bụng.

Có phải do sữa bị hỏng?

Nhiều người sẽ đưa ra ngay kết luận này, nhưng dĩ nhiên không nhất thiết đó là một nguyên nhân đúng đắn. Bất cứ thứ gì khác cũng có thể gây ra đau bụng (thứ gì đó khác bạn ăn, thứ gì đó bạn hít vào, v.v ... ) . 

Hầu hết chúng ta có thể hiểu ví dụ này khá rõ ràng và nghĩ, “Chà, tôi không mắc phải sai lầm đó đâu!”.

Đừng quá chắc chắn thế.

Một nguy biện phổ biến khác nữa:

Lạm dụng cảm xúc. Một lập luận sử dụng cảm xúc, hơn là logic, để thuyết phục người nghe.

Chỉ vì ai đó có cảm xúc mạnh mẽ về một chuyện gì không có nghĩa chuyện đó là như thế.

Những kiểu đe dọa tình cảm này khá là phổ biến.

Thật thú vị khi lưu ý rằng những thuật ngụy biện này là hình thức khác nhau của việc gây ảnh hưởng. Người thuyết phục sẽ dựa trên sự thiếu hiểu biết của bạn về logic và sử dụng nó để lừa bạn.

Đây chỉ là một vài trong số rất nhiều thuật ngụy biện khác nhau được xác định trong những năm qua.

Còn rất nhiều thuật ngụy biện khác và bạn phải nghiên cứu nhiều hơn để kiểm soát chúng.

· Thuật Ngụy Biện

Nguồn tốt nhất mà tôi đã từng tìm thấy về chủ đề này (và tôi sẽ thường xuyên ghé nơi này nếu tôi là bạn) là trang web sau đây: http://www.fallacyfiles.org

Trang web không chỉ cung cấp danh sách đầy đủ nhất về những thuật ngụy biện mà tôi đã từng thấy, nó còn phân loại chúng thành ngụy biện theo cấp bậc độc đáo.

Bạn sẽ không kiểm soát được chúng nếu chỉ ngồi ỳ ra đó, vì thế hãy thường xuyên ghé thăm trang web này, nó sẽ cung cấp cho bạn nhiều nhiều hơn nữa cách làm chủ thế giới xung quanh bạn.

-------o0o-------

Trích: Khoa Học Về Sự Đơn Giản Để Đạt Được Điều Bạn Muốn

Tác giả: Mark Joyner

Kim Nhường – Lê San dịch

Nhà Xuất Bản Trẻ, 2016

Ảnh: nguồn internet

 

Bài viết liên quan