NIỀM TIN - MARK JOYNER – KHOA HỌC VỀ SỰ ĐƠN GIẢN ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC ĐIỀU BẠN MUỐN

Hiện tượng này có thể đẩy người ta tới việc hình thành những niềm tin mới, nhưng nó cũng có thể thúc đẩy chúng ta đến chỗ càng củng cố niềm tin vững chắc hơn bất chấp bằng chứng ngược lại.
NIỀM TIN - MARK JOYNER – KHOA HỌC VỀ SỰ ĐƠN GIẢN ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC ĐIỀU BẠN MUỐN

NIỀM TIN

MARK JOYNER – KHOA HỌC VỀ SỰ ĐƠN GIẢN ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC ĐIỀU BẠN MUỐN

---o0o---

Niềm tin cứng nhắc là một mô hình về thế giới gây ra rối loạn chức năng tư duy.

Bởi lẽ mô hình của chúng ta về thế giới sẽ luôn không hoàn chỉnh và do đó có thể sai lầm, tin tưởng một mô hình này hay mô hình khác (không có sự linh hoạt) có thể là nguyên nhân gây ra cho chúng ta nhiều đau khổ.

“Rối loạn chức năng” có phải là một từ quá nặng nề?

Hãy xem vụ việc xảy ra ở quán rượu của Dave.

Người pha chế ở quán rượu tin vào tuyên bố này: “Tất cả người Ảrập đều là những kẻ khủng bố.”

Anh ta bị kích động bởi giới truyền thông và sự tuyên truyền của chính phủ Mỹ, và giờ anh bị thuyết phục rằng những người Ảrập điên khùng cố tình gây sự với anh. Thế rồi một ngày kia, một người Ảrập bước quán rượu trong tình trạng kích động.

 

Người Ảrập: (hét lên điều gì đó bằng tiếng Ảrập)

Người pha chế: Gì cơ?

Người Ảrập: (hét lên bằng tiếng Ảrập to hơn)

Người pha chế: Có ai biết ông Osama quỷ quái này đang nói cái gì không?

Người Ảrập: (Nắm lấy áo người pha chế và hét lên lần nữa)

(Người pha chế cúi xuống, chộp lấy một cây gậy bóng chày, đánh người Ảrập)

Chuyện này có lý không?

Nếu bạn tin rằng “tất cả người Ảrập đều là những kẻ khủng bố” thì tại sao không?

Nếu người pha chế không có niềm tin đó – hoặc linh hoạt hơn trong niềm tin của anh ta – có khả năng anh ta sẽ giải thích sự kiện khác đi. Trong trường hợp nêu trên, anh chàng người Ảrập thật ra là… một nghệ sĩ đồ họa vừa từ Jordan di cư tới. Vợ anh đang ở trong xe ô tô chờ bên ngoài và đang đau đẻ. Anh chàng có thể nói một chút tiếng Anh nhưng trong lúc rối trí anh ta đã nói tiếng Ảrập. Thực ra anh ta chỉ đang hỏi rằng bệnh viện hay buồng điện thoại gần nhất – cái nào thì gần hơn!

Không chỉ niềm tin về thế giới ảnh hưởng đáng kể đến hành vi và nhận thức của chúng ta, niềm tin về chính mình của chúng ta cũng vậy.

Ví dụ, bạn có thể tin rằng “không đời nào tôi có thể giàu được”.

Vậy, nếu điều bạn đang tin là đúng, thì làm điều gì đó khác đi để biến bạn trở nên giàu có sẽ chỉ là chuyện ngớ ngẩn, đúng không?

Nhưng sẽ ra sao nếu đó không phải là thật? Sẽ ra sao nếu, thực ra, có một vài cách khá rõ ràng làm cho bạn độc lập về tài chính?

Giữ niềm tin “Tôi sẽ không bao giờ giàu có” chỉ cô lập bạn với những khả năng có thể xảy ra với bạn – bất chấp hiện thực.

Rất thú vị để lưu ý rằng tùy thuộc vào hệ thống niềm tin của bạn, những điều có vẻ bất hợp lý đối với người khác lại có vẻ hợp lý đối với bạn.

Hừm… có phải cái gì “hợp lý” phụ thuộc vào niềm tin và do đó tùy biến?

Hãy giữ suy nghĩ đó để sau nhé.

Trước tiên, chúng ta hãy xem qua một vài cách mà niềm tin được hành thành.

Trong trường hợp của người pha chế, rất nhiều người trước đó đã truyền cho anh ta niềm tin ấy. Khi anh ta còn nhỏ, bố anh luôn nói với anh: “Con trai, đừng bao giờ tin người Ảrập.”

Bạn biết không, có một hiện tượng tâm lý được gọi là “khuất phục trước uy quyền”. Chúng ta có xu hướng tin tưởng những lời nói ra bởi một người mà chúng ta tôn trọng. Người uy quyền ấy có thể là bất cứ ai: bố mẹ, cảnh sát, giáo viên, một người bạn đáng kính trọng. Nhưng một khi bạn đặt ai đó vào vị trí “uy quyền”, bạn cũng cho họ một phần quyền năng kiểm soát tâm trí bạn.

Bạn không chỉ có xu hướng tin tưởng họ, bạn còn có xu hướng đồng ý với họ và thậm chí là tuân lệnh họ.

Người ta sẽ vâng lời đến mức độ nào?

Theo nhà tâm lý học Stanley Milgram, người đặt ra cụm từ “khuất phục trước uy quyền” trong tác phẩm cùng tên năm 1974, là khá ghê gớm.

Một lần, Milgram sắp đặt một thử nghiệm trong đó ông “lừa” một số đối tượng thử nghiệm của mình tin rằng họ đang mang đến cho ai đó một loạt các cú sốc điện với cường độ tăng dần.

Khi những đối tượng thử nghiệm biết rõ rằng những cú sốc có thể gây ra chết người, “nhân vật uy quyền” trong thí nghiệm quả quyết rằng họ phải tiến hành những cú sốc gây chết người đó.

37/40 người tham gia đã thực hiện các cú sốc gây chết người.

Và thật ra là chẳng có gì cả.

Trở lại với người pha chế rượu. Anh ta ngoan ngoãn tin những gì bố anh ta dặn dò anh ta trong suốt thời thơ ấu và thanh niên, và sau đó ở trường anh ta phát hiện ra người Ảrập phát minh các chữ số và rất nhiều thứ hữu dụng khác nữa.

Điều này tạo ra một sự…

Mâu thuẫn về nhận thức Cảm giác khó chịu khi hai ý niệm dường như mâu thuẫn được giữ trong tâm trí.

Hiện tượng này có thể đẩy người ta tới việc hình thành những niềm tin mới, nhưng nó cũng có thể thúc đẩy chúng ta đến chỗ càng củng cố niềm tin vững chắc hơn bất chấp bằng chứng ngược lại.

Trái ngược với mâu thuẫn là hòa hợp.

Tư duy nhóm: là hiện tượng niềm tin của một cá nhân sẽ chiếu theo những niềm tin được một nhóm người nhìn nhận – kể cả là bất hợp lý, không lành mạnh, hoặc nguy hiểm.

Hiện tượng này còn được miêu tả là hiện tượng tâm lý “tuân theo chuẩn mực của nhóm”.

Bây giờ, câu chuyện về người pha chế - dù chỉ là tưởng tượng – không quá cách xa so với thực tế xảy ra hàng ngày trên khắp thế giới.

Bạn có dám kiểm tra niềm tin của chính bạn và cách chúng được hình thành? Ý niệm đó ít nhất có thể làm cho bạn hơi khó chịu.

Tại sao lại như vậy?

Có phải niềm tin phục vụ chúng ta theo cách nào đó?

Ồ, đôi khi có và đôi khi không.

Dù sao, hiểu về niềm tin cho chúng ta sự linh hoạt và do đó kiểm soát nhiều hơn cuộc sống của mình. Và bạn cũng nhận thức rõ các loại uy quyền để giảm bớt tác động của chúng.

Hiện tại, chương này chắc chắn không phải là một cái nhìn thấu đáo vào cơ chế hình thành niềm tin, nhưng đây là một sự khởi đầu.

Nhiều hiểu biết sâu sắc hơn có thể được hình thành với một nghiên cứu về…

---o0o---

Trích “Khoa học về sự đơn giản để đạt được điều bạn muốn”

Tác giả: Mark Joyner

Người dịch: Kim Nhường – Lê San

NXB Trẻ, 2016

Ảnh: nguồn internet

Bài viết liên quan