NGÔN NGỮ - KHOA HỌC VỀ SỰ ĐƠN GIẢN - MARK JOYNER

NGÔN NGỮ

KHOA HỌC VỀ SỰ ĐƠN GIẢN

MARK JOYNER

---o0o---

Hầu hết chúng ta không hiểu ngôn ngữ làm điều đó như thế nào, vì thế chúng ta không có cách nào để kiểm soát tác động của nó.
NGÔN NGỮ - KHOA HỌC VỀ SỰ ĐƠN GIẢN - MARK JOYNER

Như chúng ta đã tìm hiểu ở phần trước, ngôn ngữ là một cách tinh tế, đôi khi bí hiểm, định hình mô hình về thế giới của chúng ta.

Hầu hết chúng ta không hiểu ngôn ngữ làm điều đó như thế nào, vì thế chúng ta không có cách nào để kiểm soát tác động của nó.

 Chúng chính là những bức tường Vô hình, thật sự!

Không chỉ làm chúng ta kém kiểm soát được bản thân, mà chúng còn chuyển sự kiểm soát đó cho người khác. Không hiểu cơ chế của ngôn từ làm chúng ta dễ bị chi phối. Không ai nói chắc được tại sao ngôn từ có tác động này lên chúng ta. Có thể là do cách từ ngữ được kết nối trong não bộ “phản ứng hóa học” với những suy nghĩ và cảm xúc nhất định nào đó (xem Chương 12 về Mạng lưới thần kinh). Cũng có thể là một cái gì khác. Rất nhiều bậc thầy nổi tiếng thời đại mới thậm chí còn nói rằng bản thân từ ngữ có một tác động vật lý lên bạnvà rằng “vật lý lượng tử chứng minh điều đó”. (Nhiều nhà vật lý lượng tử có thể không đồng ý với điều này). Không ai biết một cách chắc chắn.

Dù sao đi nữa, bạn có thể quan sát tác động của ngôn từ lên chính mình.

Giả định trước

Giả định ẩn đằng sau bất cứ tuyên bố rõ ràng nào. Điều đó có nghĩa là gì? Hãy lật tới minh họa ở trang 112, trong đó có cụm từ “Chúng ta phải giữ cho người dân tránh khỏi bạo lực trong tương lai”.

Khi được sử dụng để biện minh cho cuộc tấn công một quốc gia khác, nó giả định trước rằng:

• Cuộc tấn công của chúng ta chính đáng.

• Tấn công có thể là cách đúng đắn để ngăn chặn bạo

lực trong tương lai.

Cuộc tấn công của chúng ta rõ ràng sẽ có tác dụng này.

Và hầu hết người nghe sẽ ngay lập tức chấp nhận cả ba tuyên bố được giả định trước này mà không suy nghĩ. Liệu những tuyên bố này có đúng không không phải là những gì diễn ra trong tâm trí bạn. Bạn thấy đó, để hiểu được ý nghĩa của một phát biểu, chúng ta phải giả định trước một cách vô thức rằng bất cứ tuyên bố nào được ngụ ý trong ngôn từ là đúng.

Giờ, trong chương trước tôi đã nói về chuyến đi dạo đến chỗ làm mỗi buổi sáng của tôi ở Auckland, New Zealand. Trong khi đọc nó, bạn có thể đã vẽ một bức tranh trong tâm trí giả định trước rất nhiều điều:

• Có một tòa nhà văn phòng ở New Zealand nơi tôi

làm việc.

• Tôi có thể đi bộ.

• Có một nơi được gọi là Auckland ở New Zealand. Đó là thống kê những khả năng có thể xảy ra khi bạn chưa bao giờ ở đó (biết những gì tôi biết về dân số thế giới, và New Zealand như một điểm đến du lịch). Vậy, làm sao bạn biết chỗ đó có tồn tại?

Bạn không thắc mắc một câu nào trong những câu đó, đúng không?

Tất cả những điều đó đều đúng, nhưng tôi có thể dễ dàng đặt vào một tuyên bố rất không có thật vào trong danh sách liệt kê này và bạn sẽ vẫn trơ trơ.

Vẻ đẹp (và nguy hiểm) của giả định trước khi là một công cụ thuyết phục đó là nó qua mặt sự suy xét của bạn. Thậm chí các tuyên bố này qua mặt hệ thống radar của bạn và đi thẳng vào trong đầu bạn.

Những Bức tường Vô hình kiểu ấy có thể xuất hiện nhiều hơn trong thực tế hiện nay.

Hãy nhớ rằng những từ ngữ chúng ta sử dụng để giao tiếp tách rời với sự vật/khái niệm mà chúng ta đang sử dụng những từ ngữ đó để miêu tả. Chúng không chỉ tách biệt, mà còn giống như mô hình về thế giới, chúng cũng:

• Không hoàn hảo

• Không chính xác

• Bị bóp méo

Vì thế, giao tiếp hàng ngày của chúng ta không trung thực vì:

1. Những gì chúng ta đang nhìn thấy là một bức tranhchưa hoàn chỉnh và bị bóp méo.

2. Từ ngữ chúng ta sử dụng để miêu tả những gì chúng ta thấy là không chính xác.

3. Từ ngữ đó được giải thích bởi người nghe sẽ luôn hơi khác với ý muốn nói. (Ngôn từ ngữ có nghĩa khác nhau do những người khác nhau căn cứ vào những mô hình về thế giới khác nhau).

Rất nhiều người sau lần đầu tiên học về những khái niệm này cảm thấy vô vọng. Đừng! Tôi định ném cho bạn một chiếc phao cứu sinh, nhưng cảm giác của bạn sẽ có phần tệ hơn trước khi trở nên khá lên nhiều. Hãy kiên trì từng bước!

---o0o---

Trích: “ Khoa Học Về Sự Đơn Giản”

Mark Joyner

Kim Nhường, Lê San dịch

Nhà Xuất Bản Trẻ - 2016

Ảnh Internet

Bài viết liên quan