NHẬN THỨC VỀ NGƯỜI KHÁC - SEAN COVEY - 7 THÓI QUEN CỦA BẠN TRẺ THÀNH ĐẠT

 Không những phải nhận thức đúng về bản thân chúng ta còn phải nhận thức về người khác để tránh những sai lầm đáng tiếc. Nhìn nhận vấn đề từ một quan điểm khác giúp chúng ta có thể hiểu tại sao người khác lại hành động như vậy.
NHẬN THỨC VỀ NGƯỜI KHÁC - SEAN COVEY - 7 THÓI QUEN CỦA BẠN TRẺ THÀNH ĐẠT

NHẬN THỨC VỀ NGƯỜI KHÁC

SEAN COVEY - 7 THÓI QUEN CỦA BẠN TRẺ THÀNH ĐẠT

-----oOo-----

 Không những phải nhận thức đúng về bản thân chúng ta cònphải nhận thức về người khác để tránh những sai lầm đáng tiếc.Nhìn nhận vấn đề từ một quan điểm khác giúp chúng ta có thể hiểutại sao người khác lại hành động như vậy. Bạn tôi, Berky, đã kể chotôi nghe một câu chuyện về sự thay đổi nhận thức của cô ấy:Khi mới vào trung học, tôi có quen một cô bạn tên Kim, rất tốtbụng và dễ thương. Nhưng một thời gian sau, cô ấy bỗng trở nênkhó ưa, bẳn tính, dễ bị xúc phạm và khó gần. Một cách vô ý thức,chúng tôi gần như nghỉ chơi với Kim. Sau kỳ nghỉ hè thật vui, tôitrở lại trường và gặp lại những người bạn với những câu chuyệntrên trời dưới đất. Bỗng nhiên, một cô bạn nói: “Ồ, tôi đã kể chocác bạn nghe về Kim chưa nhỉ? Bố mẹ bạn ấy vừa mới ly dị, Kimthật sự khủng hoảng đấy”. Tôi bàng hoàng. Thay vì bực bội vớithái độ của Kim như trước, tôi cảm thấy mình tệ kinh khủng. Tôicảm giác như mình đã bỏ Kim cô độc đúng vào lúc bạn ấy cần an ủinhất. Chỉ một thông tin nhỏ thế thôi, toàn bộ thái độ của tôi vớiKim đã hoàn toàn thay đổi. Đó là một kinh nghiệm làm tôi sángmắt ra nhiều.

 Bạn thấy không, chỉ cần một thông tin mới nhỏ nhoi đã là thayđổi quan niệm của Berky. Thông thường chúng ta hay phán xétngười khác khi chưa có đủ thông tin để có thể hiểu đúng về họ.Monuica cũng có một kinh nghiệm tương tự:

 Khi sống ở California, tôi có nhiều bạn bè tốt và tôi không baogiờ để ý tới những người hàng xóm mới dọn tới. Tôi đã có nhiều bạnrồi và nghĩ rằng những người mới phải tự giải quyết việc riêng củahọ. Thế rồi khi tôi chuyển đi nơi khác, tôi trở thành một “ma mới”.Lúc đó tôi ước gì có ai đó quan tâm tới tôi và cho tôi tham gia vàonhóm của họ. Giờ đây tôi nhìn nhận mọi việc theo một cách hoàntoàn khác. Tôi đã hiểu cảm giác không có ai làm bạn ra sao.Từ đấy trở đi, Monica sẽ đối xử với những người mới theo mộtcách khác, bạn có nghĩ như thế không?

 Nhìn nhận sự việc từ một quan điểm khác có thể đưa đến mộtkhác biệt lớn trong thái độ của chúng ta đối với mọi người. Mẩuchuyện dưới đây của tờ Reader’s Digest là một ví dụ điển hình vềsự thay đổi nhận thức:

 Một cô gái đến phi trường với đống hành lý nặng trên tay.

 Trong khi chờ đợi máy bay, cô mua một gói bánh và mấy tờ báo,rồi chọn một bàn trống để ngồi. Khi đang đọc báo, cô thấy mộtngười đàn ông ăn mặc lịch sự tiến đến ngồi cùng bàn với cô. Sau đó,cô thật sự sửng sốt khi thấy anh ta thản nhiên ăn bánh của cô. Côchẳng muốn làm to chuyện,nên khẳng định chủ quyền, cô cũng lấymột cái bánh ăn. Anh chàng nhướn mày nhìn cô rồi lấy một cái đưavào miệng. Thật là quá thể, chẳng coi cô ra cái quái gì cả. Cô bốctiếp một cái ăn cho hắn thấy rõ hắn đang ăn ké mà còn lớn lối. Cứnhư thế cho đến cái bánh cuối cùng: anh chàng bẻ làm đôi, rồi hơimỉm cười, đẩy một nữa về phía cô, ăn một nữa còn lại rồi đứng lênbỏ đi. Thật là tức điên người. Nhưng đã đến lúc hệ thống kiểm soátvé. Cô cầm mấy tờ báo và đứng dạy thì…trời ạ: gói bánh của côvẫn còn nguyên si dưới tờ báo,còn gói bánh nãy giờ cô thi nhau ănvới chàng chai lịch sự là gói bánh của anh ta!

 Hãy xem xét tình trạng của cô gái trong câu truyện. Đầu tiên làcô nghĩ: ”Hắn thật là quá quắt!”, rồi cuối cùng thì: ”Xấu hổ chưa,anh ấy thật là tốt bụng, đã chia sẻ cả miếng bánh cuối cùng cho kẻgiành ăn với mình!”

 Điểm máu chốt ở đây là gì? Thật đơn giản, nhận thức của chúngta thường chưa đầy đủ, thiếu chính xác hoặc rất lộn xộn. Do đóđừng nên hấp tấp xết đoán, chụp mũ hay có những ý kiến khắc khevề người khác hoặc bản thân. Vì cái nhìn của chúng ta còn hạn chếhiếm khi thấy được toàn cảnh của bức tranh thực tế, hoặc không cóđầy đủ dữ kiện phán cho việc phán xét.

 Hơn nữa chúng ta nên cởi mở với những thông tin mới, trải lòngra với những quan điểm sống khác và sẳn lòng thay đổi nhận thứckhi biết rõ rằng mình sai lầm.

 Quan trọng hơn hết, nếu muốn cho sự thay đổi lớn trong đời thìphải có sự thay đởi những nhận thức sai lầm. Cũng như thay cặpkính nhìn đời. Mọi thứ sẻ thay đổi theo khi được nhìn qua một cặpkính mới.

 Xét cho cùng tất cả những khó khăn trong đời của bạn (về quanhệ trong cuộc sống, về cách tự nhận mình, về tâm trạng…) cũng lànhững kết quả của nhận thức sai lệch. Ví dụ, nếu bạn có mối quanhệ không tốt lắm với cha bạn, có lẽ là cả hai đã có quan niệm sai vềnhau. Có thể bạn xem ông ấy là một ông già lỗi thời, lạc hậu, hoàntoàn tách khỏi thế giới hiện đại, và ông ấy nghĩ bạn là một đứa conhỗn xược, bất hiếu vô ơn. Thật ra, quan niệm của cả hai điều khônghoàn chỉnh và cản trở hai bên có một mối cảm thông thực sự.

 “Ồ, tôi đã thay đổi nhận thức!”

 Như bạn sẽ thấy, cuốn sách này sẽ thử thách rất nhiều nhữngnhận thức của bạn, với hy vọng sẽ giúp bạn tạo ra được nhiều nhậnthức chính xác và hoàn chỉnh hơn. Hãy sẵn sàng để đọc tiếp nhé.

-----oOo-----

Trích: “7 thói quen của bạn trẻ thành đạt”

(7 habits of the highly effective teens)

Tác giả: Sean Covey

Biên dịch: Vũ Thị Thu Nhi - Nguyễn Thành Nhân

Nhà xuất bản Tổng Hợp Tp.HCM

Ảnh: Nguồn internet

Bài viết liên quan