NHỮNG NGƯỜI TIÊU PHÍ NĂNG LƯỢNG HOẶC NHỮNG NGƯỜI KIỆT SỨC - NHỮNG THÀNH TỰU LẪY LỪNG TRONG TÂM LÝ HỌC HIỆN ĐẠI - PIERRE DACO

NHỮNG NGƯỜI TIÊU PHÍ NĂNG LƯỢNG HOẶC NHỮNG NGƯỜI KIỆT SỨC

NHỮNG THÀNH TỰU LẪY LỪNG TRONG TÂM LÝ HỌC HIỆN ĐẠI - PIERRE DACO

Người dịch: Võ Liên Phương

-----o0o-----

Những người đó là ai? Những người đó quá đông, mang quá nhiều mặt nạ khác nhau, đến mức tôi phải từ bỏ ý định liệt kê hết ra đây… Nhưng dù sao, họ chỉ có một nhãn hiệu sản xuất chung: nhu cầu thống trị

Đó là những hạng người độc tài, chuyên quyền, mắc chứng hưng cảm, hay yêu sách, quá tỉ mỉ, hay hờn dỗi, ghen tuông, xét nét, thù nghịch, v.v…

Tôi có thể nào nói những người kiệt sức này đều mang những mặt nạ khác nhau không? Có bao nhiêu người (chúng ta sẽ thấy vài trường hợp) che giấu cái nhu cầu thống trị dưới một mặt nạ “tử tế” quá đáng? (mặc dầu vô thức). Một cách thật khôn khéo. Một người trong gia đình đang thống trị bạn, làm cho bạn cảm nhận nỗi thù nghịch nội tại, kèm theo xúc cảm. Nhưng nếu người đó đối xử “quá” tử tế với bạn, làm sao bạn có thể giải tỏa cảm xúc thù nghịch đó được? Đến lúc đó sự dồn nén mang vẻ huy hoàng nhất của nó… Cũng giống như thế, có bao nhiêu người chơi cái trò “tử vì đạo”?… để dễ dàng có những gì họ mong muốn? Có bao nhiêu người bám víu vào con của họ, để “nuông chiều” chúng? Có bao nhiêu người mẹ đã vô ý thức ngăn cản đứa con trai của họ trở thành một người đàn ông?…và làm đủ mọi cách để nó luôn là một đứa trẻ?… Trong những lĩnh vực này, mọi phương tiện đều có thể được tận dụng; từ tính chuyên quyền thuần túy cho đến vô số mặt nạ có thể che giấu chúng…

Khi nào những con người kiệt sức đó tiêu phí hết năng lượng của những người sống chung với họ? Trước nhất, khi người ta không thể giải tỏa hết cảm xúc thù nghịch. (có thể là trường hợp của một đứa trẻ đối với cha mẹ nó, một nhân viên đối với cấp chỉ huy ông ta, v.v…). Hơn nữa bất cứ ai biểu hiện nhu cầu thống trị người khác quá mãnh liệt đều là người rối loạn thần kinh. Đối với người này, việc thống trị là cơ chế an toàn nội tại. Vì vậy, sự thích nghi không những là rất khó đối với họ, bởi vì nó luôn đổi mới và biến hóa. Đối với họ, không thể nào có một cách sống quen thuộc. Họ luôn phải ở trong tình trạng rình mò, căng thẳng thần kinh, co cúm người.. “Không biết phải làm như thế nào đây”… là điệp khúc thường ngày của họ. Nhưng chúng ta không được quên việc chung sống này đôi khi kéo dài trong nhiều năm liền, hết giây phút này đến giây phút khác. Như thế, người ta có thể nào nhận thấy những cảm xúc, nổi loạn, cơn phẫn nộ “phải nuốt trôi”, phục tùng trong sự bực tức, mà những người tiêu hao năng lượng kia đã tạo ra?

Còn những lời than thở của những người sống chung với họ thì sao đây? Chúng có nhiều điểm chung: luôn là tình trạng kiệt sức, sự giảm thiểu hoặc tự triệt tiêu nhân cách của họ; tình trạng không còn là chính mình nữa, không thể có một hành vi chủ động được, phải suy tính cẩn thận mọi hành động; có mặc cảm tự ti và ức chế, loại bỏ tất cả trách nhiệm, v.v…

Tôi có nói sự thống trị có thể được thể hiện dưới hình dạng thuần túy. Nhưng ở đây cũng có vô số mặt nạ che giấu mặt thật của nó. Vả lại chính trường hợp sau cùng này mới gây nhiều tổn hại nhất.

NGƯỜI CHUYÊN QUYỀN THUẦN TÚY.

Có một khác biệt rất lớn giữa Quyền Lực và sự Chuyên Quyền. Quyền lực xem việc chỉ huy là một công cụ. Quyền lực còn tìm cách thực hiện quyền lực của mình trong một phạm vi rộng lớn hơn và tôn trọng hoàn toàn những người được chỉ huy. Nói một cách khác, đó là sự chỉ huy dân chủ ở trạng thái thuần túy. Cái quyền lực chính thống đó ban phát bởi vì đó là sức mạnh và sự phong phú.

Còn người chuyên quyền? Đây là điều hoàn toàn trái ngược… Chuyên quyền, tự bản thân nó xem việc chỉ huy như là mục đích cuối cùng. Đối với người đó, việc chỉ huy này là biểu tượng cho sự an toàn nội tại. Vì thế người đó sẽ không chấp nhận bất cứ sự chống đối nào cho việc thống trị của mình. Người đó đòi hỏi tất cả nhưng không ban phát bất cứ điều gì. Người chuyên quyền là một người hung hãn: vì vậy là một người yếu đuối.

Những người đó là ai? Những người đó quá đông, mang quá nhiều mặt nạ khác nhau, đến mức tôi phải từ bỏ ý định liệt kê hết ra đây… Nhưng dù sao, họ chỉ có một nhãn hiệu sản xuất chung: nhu cầu thống trị
NHỮNG NGƯỜI TIÊU PHÍ NĂNG LƯỢNG HOẶC NHỮNG NGƯỜI KIỆT SỨC - NHỮNG THÀNH TỰU LẪY LỪNG TRONG TÂM LÝ HỌC HIỆN ĐẠI - PIERRE DACO

NHỮNG NGƯỜI TIÊU PHÍ NĂNG LƯỢNG HOẶC NHỮNG NGƯỜI KIỆT SỨC

NHỮNG THÀNH TỰU LẪY LỪNG TRONG TÂM LÝ HỌC HIỆN ĐẠI - PIERRE DACO

Người dịch: Võ Liên Phương

-----o0o-----

Những người đó là ai? Những người đó quá đông, mang quá nhiều mặt nạ khác nhau, đến mức tôi phải từ bỏ ý định liệt kê hết ra đây… Nhưng dù sao, họ chỉ có một nhãn hiệu sản xuất chung: nhu cầu thống trị

Đó là những hạng người độc tài, chuyên quyền, mắc chứng hưng cảm, hay yêu sách, quá tỉ mỉ, hay hờn dỗi, ghen tuông, xét nét, thù nghịch, v.v…

Tôi có thể nào nói những người kiệt sức này đều mang những mặt nạ khác nhau không? Có bao nhiêu người (chúng ta sẽ thấy vài trường hợp) che giấu cái nhu cầu thống trị dưới một mặt nạ “tử tế” quá đáng? (mặc dầu vô thức). Một cách thật khôn khéo. Một người trong gia đình đang thống trị bạn, làm cho bạn cảm nhận nỗi thù nghịch nội tại, kèm theo xúc cảm. Nhưng nếu người đó đối xử “quá” tử tế với bạn, làm sao bạn có thể giải tỏa cảm xúc thù nghịch đó được? Đến lúc đó sự dồn nén mang vẻ huy hoàng nhất của nó… Cũng giống như thế, có bao nhiêu người chơi cái trò “tử vì đạo”?… để dễ dàng có những gì họ mong muốn? Có bao nhiêu người bám víu vào con của họ, để “nuông chiều” chúng? Có bao nhiêu người mẹ đã vô ý thức ngăn cản đứa con trai của họ trở thành một người đàn ông?…và làm đủ mọi cách để nó luôn là một đứa trẻ?… Trong những lĩnh vực này, mọi phương tiện đều có thể được tận dụng; từ tính chuyên quyền thuần túy cho đến vô số mặt nạ có thể che giấu chúng…

Khi nào những con người kiệt sức đó tiêu phí hết năng lượng của những người sống chung với họ? Trước nhất, khi người ta không thể giải tỏa hết cảm xúc thù nghịch. (có thể là trường hợp của một đứa trẻ đối với cha mẹ nó, một nhân viên đối với cấp chỉ huy ông ta, v.v…). Hơn nữa bất cứ ai biểu hiện nhu cầu thống trị người khác quá mãnh liệt đều là người rối loạn thần kinh. Đối với người này, việc thống trị là cơ chế an toàn nội tại. Vì vậy, sự thích nghi không những là rất khó đối với họ, bởi vì nó luôn đổi mới và biến hóa. Đối với họ, không thể nào có một cách sống quen thuộc. Họ luôn phải ở trong tình trạng rình mò, căng thẳng thần kinh, co cúm người.. “Không biết phải làm như thế nào đây”… là điệp khúc thường ngày của họ. Nhưng chúng ta không được quên việc chung sống này đôi khi kéo dài trong nhiều năm liền, hết giây phút này đến giây phút khác. Như thế, người ta có thể nào nhận thấy những cảm xúc, nổi loạn, cơn phẫn nộ “phải nuốt trôi”, phục tùng trong sự bực tức, mà những người tiêu hao năng lượng kia đã tạo ra?

Còn những lời than thở của những người sống chung với họ thì sao đây? Chúng có nhiều điểm chung: luôn là tình trạng kiệt sức, sự giảm thiểu hoặc tự triệt tiêu nhân cách của họ; tình trạng không còn là chính mình nữa, không thể có một hành vi chủ động được, phải suy tính cẩn thận mọi hành động; có mặc cảm tự ti và ức chế, loại bỏ tất cả trách nhiệm, v.v…

Tôi có nói sự thống trị có thể được thể hiện dưới hình dạng thuần túy. Nhưng ở đây cũng có vô số mặt nạ che giấu mặt thật của nó. Vả lại chính trường hợp sau cùng này mới gây nhiều tổn hại nhất.

NGƯỜI CHUYÊN QUYỀN THUẦN TÚY.

Có một khác biệt rất lớn giữa Quyền Lực và sự Chuyên Quyền. Quyền lực xem việc chỉ huy là một công cụ. Quyền lực còn tìm cách thực hiện quyền lực của mình trong một phạm vi rộng lớn hơn và tôn trọng hoàn toàn những người được chỉ huy. Nói một cách khác, đó là sự chỉ huy dân chủ ở trạng thái thuần túy. Cái quyền lực chính thống đó ban phát bởi vì đó là sức mạnh và sự phong phú.

Còn người chuyên quyền? Đây là điều hoàn toàn trái ngược… Chuyên quyền, tự bản thân nó xem việc chỉ huy như là mục đích cuối cùng. Đối với người đó, việc chỉ huy này là biểu tượng cho sự an toàn nội tại. Vì thế người đó sẽ không chấp nhận bất cứ sự chống đối nào cho việc thống trị của mình. Người đó đòi hỏi tất cả nhưng không ban phát bất cứ điều gì. Người chuyên quyền là một người hung hãn: vì vậy là một người yếu đuối.

Sự chỉ huy của anh ta là một đòn tấn công giả tạo. Anh ta tấn công bởi vì anh ta sợ bị tấn công, bị tổn thương hay có mặc cảm tự ti. Tính chuyên quyền và sự thống trị, đối với những kẻ yếu đuối, là những bù trừ được ưa thích nhất. Hạ thấp những người khác sẽ tạo cho họ một ảo tường quyền lực và hơn người. Ngoài ra họ còn cảm thấy cần phải thực hiện một hành động nào đó mà không phải tốn quá nhiều năng lượng sáng tạo cần thiết, điều mà họ không tài nào làm được. Tiếc thay, trong đời thường có đầy rẫy loại chỉ huy– giả tạo này…

Cũng trong cái đời thường này, những kẻ chuyên quyền chỉ tồn tại được là nhờ vào nhiều yếu tố. Trước hết là những yếu tố vụ lợi: ví dụ, một thuộc cấp phải lặng thinh bởi vì anh ta sợ bị sa thải; một thuộc cấp nhút nhát, v.v… Sau đó, bởi sự lẫn lộn muôn đời giữa quyền lực và tính hung hãn. Như chúng ta đã thấy trong nhiều trường hợp, sự hung hãn đối nghịch với sức mạnh… Một sự nhầm lẫn khác: sự thống trị khô khan và ý chí. Nhưng, nếu kẻ chuyên quyền tỏ ra vô cùng kiên quyết, chính bởi vì hắn ta không hề có một ý chí thực thụ…bởi vì hắn ta không có sức mạnh tinh thần! Vả lại, người ta nhận thấy kẻ chuyên quyền luôn tỏ ra ngoan cố trong mọi cơ hội. Tại sao? Bởi vì bất cứ sự chống đối nào cũng sẽ đặt hắn trước cái vực thẳm hay nghi ngờ và yếu kém của chính bản thân hắn. Sự ngoan cố của kẻ chuyên quyền là người bà con nghèo của ý chí. Nếu sự ngoan cố phải là ý chí, thì những con la sẽ là những con vật hết sức cương quyết. (Tôi sẽ nói lại vấn đề này trong mục ý chí).

Trong lúc chờ đợi, tất cả những việc này đã tạo ra những vết cắt đau buồn cho sức khỏe. Bởi vì chung sống với một kẻ chuyên quyền là một hành vi kiệt sức, nhất khi nó tượng trưng một “Cấm Kỵ”, mà về mặt đạo lý, không cho phép người ta chống đối lại, như tôi đã nói ở trên.

Trường hợp của sự thống trị cải trang.

Yves, một người đàn ông ba mươi tuổi, rối loạn thần kinh và kiệt sức, bởi vì anh ta được nuôi lớn nhờ một bà dì, bà ta, không bao giờ để cho anh ta làm bất cứ điều gì mà bà không tham gia vào cả. Người dì này áp đặt sự trợ giúp của mình, áp đặt các ý nghĩ và lời khuyên của mình. Lúc nào bà ta cũng không ngừng chỉ vẽ tỉ mỉ, khắc khe, giúp đỡ và khuyên bảo thật cuồng động…

Yves đã nói như thế này “… tôi không bao giờ làm được bất cứ điều gì, dù là lố bịch đi nữa, mà bà ta không áp đặt vào sự giúp đỡ của bà… tôi không tài nào cắt nghĩa được… thật hết sức mệt mỏi, để cho mình tự rơi xuống vực thẳm… và còn nuông chiều nữa chứ… luôn chăm chút tôi… Chẳng hạn: đi lấy than à? Một hành động hết sức ngu ngốc có phải không? Nhưng bà ta vẫn áp đặt sự giúp đỡ của bà với những lý do như… đừng có lấy nhiều quá… nặng lắm… để dì giúp cho… dì sẽ làm như thế này đây… Gói một món đồ à? Một món đồ ngu xuẩn! (Tay của Yves run vì phẫn nộ)… không cách nào làm một mình được… dì tôi có mặt cạnh bên, bám sát tôi… bám sát món đồ… chăm chăm nhìn xem tôi để món đồ vô nghĩa đó như thế nào… Và như thế, hết ngày này qua ngày khác, ông có biết không? Có đôi lần, một cách thô bạo, tôi bắt bà ta để cho tôi hành động một mình, tôi cảm nhận bà ta đứng cách ba bước liếc nhìn tôi… tôi cảm thấy mình là một thằng hoàn toàn ngu ngốc giống như thể tôi mới có ba tuổi… tôi cảm thấy mình hoàn toàn không còn nam tính và nó đã kéo dài suốt 18 năm trời… Phản kháng lại à? Nhưng bà quá “tử tế” với tôi… bà nuông chiều tôi… vả lại bà sẽ không hiểu đâu. Bà tưởng mình hành động đúng khi làm như thế nhưng không ngờ là mình vô cùng độc đoán, cho dù bà “rất tử tế”… Bà rất đa nghi… hay hờn dỗi…còn buồn khổ nữa chứ mỗi khi ai đó làm phật ý bà!

Tôi phải co cúm lại cho đến mức khi tôi muốn làm một cái gì đó, tôi đành phải để cho bà làm thay tôi… dù đó là những công việc nặng nhọc…ngay cả việc đóng một cây đinh… và tôi biến thành một tên lười biếng… Tôi không thể nói cho ông những cơn phẫn nộ nội tâm mà tôi phải chịu suốt 18 năm qua, ở chỗ là tôi không bao giờ có được cái cảm giác mình là một người đàn ông linh lợi…”

Kết quả? Yves X… không còn khả năng nhận lấy bất cứ một trách nhiệm nào và đã trở thành một người đồng tính… Chỉ có bấy nhiêu đó thôi và thật thảm thương.

Một trường hợp khác.

Jacques đang ở độ tuổi thiếu niên. Bà mẹ cậu cũng thế, luôn nghĩ cậu không thể làm được bất cứ điều gì mà không có sự giúp đỡ của bà. Vì vậy, cũng gần giống như trường hợp của Yves… Một hôm, Jacques phải đem một món đồ dễ bể vào trong phòng khách. Một hành động tầm thường, nếu đúng là như thế! Và không biết đến lần thứ mấy ngàn, bà mẹ can thiệp vào… “Hãy coi chừng… mẹ muốn tự mẹ làm việc này hơn… tốt hơn con nên để cho mẹ gói nó lại… hãy coi chừng, con đừng có vấp nghe không… hãy coi chừng… con bê nhẹ thôi… coi nào con đừng có chụp lấy một cách thô bạo như thế chứ?… hãy khoan: để mẹ lấy tờ báo gói nó lại đã”

Và chàng thiếu niên kia, bực dọc và tuyệt vọng, trả lời bằng tiếng hét “Con chuyển được đồ từ nhiều năm nay rồi, mẹ có biết không! Con đã làm bể một món nào chưa? Thế mẹ nghĩ con vẫn có ba tuổi hay sao chứ?…”

Không thể làm gì khác được. Hoặc bà mẹ rối loạn thần kinh này hờn dỗi, hoặc bà ta tuyên bố “thằng này cáu kỉnh quá”. Hoặc tiếp tục nói “…không được, nhưng con nên cẩn thận vẫn hơn”.

Cuối cùng, chàng tráng niên niên này, không chịu nỗi nữa, đập nát món đồ xuống sàn nhà, và trong cơn tức giận tột cùng, bỏ đi không một lời nào. Bà mẹ này khi kể sự kiện này lại cho tôi có nói “… vô ơn như thế đó, thưa ông… trong khi tôi làm tất cả mọi việc cho nó… À, tuổi trẻ ngày hôm nay!…”

Và khi tôi cố cắt nghĩa thật đơn giản cho bà biết rằng việc trông nom độc đoán của bà đang đè bẹp đứa con của mình; và việc đập nát món đồ là sự phản kháng của tính nam nhi anh ta, chỉ thiếu điều bà ta nhảy lại bóp cổ tôi.

Một trường hợp khác.

Vẫn là trường hợp thống trị được ngụy trang. Trong trường hợp này không có sự bắt buộc phải tuân theo các mệnh lệnh được ban ra, nhưng bị đòi hỏi như là một dấu hiệu của sự thương yêu. Đó là điều mà Janet gọi là “cái tật gần như bệnh hoạn tình yêu”.

Thế người mắc chứng rối loạn thần kinh này nói gì?… “tôi luôn cần đến tình yêu… luôn phải có người bên cạnh… luôn được dỗ dành… tôi cần người ta phải chăm sóc tôi… tôi không chịu được khi người ta làm một điều gì mà tôi không biết…”

Và Janet nói: “Cái mà họ gọi “được yêu thương”, trước hết là họ không muốn bị tấn công hay bị tổn thương dưới mọi hình thức. Họ cần đến sự tâng bốc, luôn muốn được khích lệ, luôn muốn được khen ngợi, để làm tăng thêm áp lực tinh thần của họ”. Đối với những người này, tình yêu có nghĩa là đón nhận, chỉ đơn giản như thế. Không bao giờ ban phát bất cứ điều gì, nếu không phải là sự kiệt sức. Người sống chung, luôn phải đoán được ước muốn của họ, biết được sự yếu đuối của họ, phải khôn khéo tránh nghe các lời than vãn không dứt, thái độ “tử vì đạo”, tính tự ái luôn dễ bộc phát…

NHỮNG NGƯỜI GHEN TUÔNG.

Ghen tuông là một đại họa chết người của nhiều gia đình. Sự ghen tuông có thể đi từ trạng thái nhẹ cho đến mức trở thành rõ ràng là một tâm bệnh lý thực thụ. Người “được yêu” bị chiếm hữu một cách tuyệt đối và bị gò bó suốt đời. Ngoài ra hành vi gây chiến gay gắt, gàn dở, hung tợn, liên tục, sẽ xuất hiện để chống lại bất cứ thứ gì có thể làm xao lãng người “được yêu”: học tập cá nhân, công việc làm, sách vở, bạn bè… Mà ngay cả những

  • nghĩ thầm lặng nhất! Một người ghen tuông không chấp nhận người “được yêu” có thể suy nghĩ hay mơ mộng một mình. Tại sao thế? Bởi vì việc đó có thể làm cho người được yêu thoát ra khỏi cái vòng kềm kẹp mà người ghen tuông đang nhốt người kia vào.

Đây là lời của một người đàn ông chịu phục tùng một người đàn bà ghen tuông: “…thật mệt mỏi vô cùng, tôi không thể nào chịu được nữa. Tôi rất sợ mỗi khi phải về nhà… bởi vì mọi thứ đều có thể là nguyên cớ để khởi phát sự ghen tuông cả… cái nơ ca vát hoàn chỉnh của tôi, cái vẻ vui tươi của tôi, một nụ cười ở miệng…Thế là bà ta bảo “Anh có gặp một người đàn bà khác nên anh mới cười như thế phải không?…Ồ, tôi biết là tôi không đẹp bằng người ta, nhưng tôi muốn giữ anh cho một mình tôi mà thôi…”

“Tôi không muốn trả lời, bởi vì sẽ vô ích thôi. Đúng là một định kiến thực thụ. Tôi cảm thấy mình bị bao quanh bởi một mạng lưới kiểm soát chặt chẽ. Khi tôi không nghĩ gì hết bà ta sẽ trách tại sao tôi không nghĩ đến bà ta; Khi tôi làm thinh, bà ta trách là tôi vô tình… Ở ngoài đường, sự kiểm soát này còn khủng khiếp hơn nữa. Tôi phải đi với thân mình thẳng như khúc gỗ vậy…Ông thử nghĩ xem!… Ở ngoài đường có nhiều phụ nữ khác! Tôi lần hồi phải rời xa hết bạn bè của tôi, bởi vì hình như họ lấy bớt đi một phần tình yêu mà đúng ra tôi phải dành cho nàng… Ngay cả việc đọc sách tôi cũng phải bỏ luôn… Tình trạng này kéo dài thêm sáu tháng nữa, tôi chỉ còn nước vào dưỡng trí viện nữa thôi… cho đến mức tôi chỉ muốn ở lại văn phòng nhưng tôi rất ghét cái phòng làm việc của tôi…”

Ghen tuông là sự độc quyền tuyệt đối. Nó đối xử với người “được yêu” không khác gì một “đồ vật” tầm thường và cấm đoán nó có một cuộc sống cá nhân chủ động. Sự ghen tuông luôn là một triệu chứng của sự yếu kém tinh thần và là sự nghèo nàn cảm tính. Người ghen muốn lấp đầy một khoảng trống nội giới thường hay chứa đựng các mặc cảm tự ti. Nhưng làm thế nào giữ được món đó? Bằng cách giam giữ nó trong tinh thần, là điều thường xảy ra, hoặc đôi khi có bằng thể chất… mà điều này cũng thường hay xảy ra! Nhưng muốn chiếm hữu một cái gì đó kéo theo sự đòi hỏi một hành động để giữ nó. Mà việc này, người ghen tuông không tài nào làm được. Vì thế, người đó phải khởi phát sự độc đoán hầu ngăn chặn bất cứ sự trốn chạy nào, mà điều đó lại đòi hỏi một công việc thu hồi. (Thí dụ một người phụ nữ ghen tuông sẽ tỏ ra hung hãn với tất cả bạn bè của người chồng, vì “họ lôi anh ta ra khỏi bà ta” và bà nghĩ là họ buộc bà phải “chiếm lại” tình yêu của chồng bà…).

Người ghen tuông nghĩ mình đang yêu, nhưng thật ra người đó chỉ muốn tìm sự an toàn nội tại cho chính mình mà thôi. Sự ghen tuông của người trưởng thành luôn là triệu chứng của một thiểu năng tâm lý. Nhưng, đối với người ghen tuông, những tình trạng

không an toàn tinh thần rất mạnh và nhiều đến mức mà chỉ một cái búng tay nhẹ cũng có thể để lộ một vực thẳm xúc cảm… mà sự yếu đuối của người đó không tài nào lấp đầy được. Như vậy người ta dễ dàng hiểu tại sao sự độc tài và sức mạnh bền chặt, là giải pháp duy nhất đối với người đó. Bất cứ “sự trốn chạy” nào của “người được yêu” đều có thể gây ra các nỗi lo hãi, ám ảnh, mà có khi cả một hận thù khủng khiếp.

Sự ghen tuông là sự chuyên quyền ở dạng cấp tính, có thể đến lượt nó sẽ tạo ra nhiều sự mất cân bằng mới: ám ảnh, định kiến, giải thoát cảm xúc và dục vọng, nghiền ngẫm tâm thần, v.v… gây nhiều tổn hại tinh thần cho người bị giam giữ. Tôi xin nhắc lại là ghen tuông luôn là triệu chứng của sự mất cân bằng cảm tính.

Sự ganh tị nơi trẻ nít.

Có nhiều cơ chế vận hành nhập cuộc. Cách đơn giản nhất là khi thằng anh ganh với đứa em út của mình, mà anh ta cho rằng nó thu gom hết tình thương của cha mẹ. Đây là loại ganh tị khá tự nhiên, có thể được phá bỏ một cách dễ dàng bằng thái độ của cha mẹ và trách nhiệm mà họ giao phó cho người anh.

Sau này, sẽ đến phiên đứa em ghen ngược lại người anh. Tại sao vậy? Vì những lợi thế thể chất và tinh thần do tuổi tác đem lại. Ở đây cũng thế, mọi chuyện đều tùy thuộc vào cấu trúc của gia đình.

Có một dạng ganh tị khác nữa: sự ghen tuông của đứa nhỏ đối với cha mẹ cùng phái. (chẳng hạn đứa con trai ghen với người cha của nó). Đây là loại quan trọng nhất. Chúng ta sẽ thấy dạng này trong phần Phân tâm học khi nghiên cứu mặc cảm Ơđíp.

Phần lớn những tình cảm này đều vô thức (nhất là mặc cảm OEdipe!), tuy nhiên dù cho là vô thức thì chúng vẫn tác động. Đứa trẻ sẽ hành động như thế nào đây? Nó sẽ trút cơn ghen của nó bằng sự hung hãn đôi khi rất nguy hiểm. Hoặc sự trút giận này được thực hiện bằng một cách tượng trưng: đứa trẻ đập nát con búp bê của đối thủ nó, v.v…

Hoặc nó chơi với các con rối mà đối thủ của nó được tượng trưng bởi một nhân vật bị hạ nhục. Hoặc đứa trẻ vẽ: nó diễn tả đối thủ của nó bị gia đình xua đuổi, bị giết chết, bị nhạo báng, lăng mạ. Sự ghen tuông nơi trẻ nít thường biểu lộ những triệu chứng thần kinh: nhất là các tật và triệu chứng đáng chú ý nhất là “đái dầm”.

Trường hợp nguy hiểm nhất là khi đứa trẻ ghen tuông bị thoái hóa cảm xúc. Nó tự thu người lại, tự hạ thấp mình: nó luôn muốn làm trẻ con, nó chơi trò “làm trẻ con” để thu hút và níu giữ sự chú ý của cha mẹ. Tình trạng này sẽ rất nguy hiểm nếu nó kéo dài: đó là chứng rối loạn thần kinh. Đến chừng đó, chúng ta phải đối phó với một đứa trẻ bị rối loạn thần kinh và có tính trẻ con, tụt hậu về mặt cảm xúc, không thể thực hiện bất cứ điều gì khác nếu không phải là sự thất bại triền miên.

Có nhiều khi, đứa trẻ cảm thấy sự ghen tuông hung hãn của nó như là một lỗi lầm nghiêm trọng (điều luôn được kiểm chứng trong mặc cảm Ơđíp). Nếu tình hình này không được loại bỏ một cách tự nhiên, chúng ta sẽ gặp một người trưởng thành mang nhiều cảm giác tội lỗi vô thức, mặc cảm tự ti, tình trạng đồng tính tiềm ẩn, v.v… Tôi còn sẽ nói về vấn đề này.

-----o0o-----

Trích “Những Thành Tựu Lẫy Lừng Trong Tâm Lý Học Hiện Đại”

Tác giả: Pierre Daco
Người dịch: Võ Liên Phương
Nhà xuất bản Lao động

 

Bài viết liên quan