PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG - TAKESHI FURUKAWA - MÌNH LÀ CÁ, VIỆC CỦA MÌNH LÀ BƠI

PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG

MÌNH LÀ CÁ, VIỆC CỦA MÌNH LÀ BƠI – TAKESHI FURUKAWA

---o0o---

Và Hideo Sawada có một khẩu hiệu mang đậm tinh thần thách thức mạnh mẽ của chính ông: “Thay vì suy nghĩ xem có làm được hay không thì hãy nghĩ nên làm thế nào để thực hiện nó”. Phân tích sai lầm không phải là một việc xấu. Tuy nhiên, việc suy nghĩ về những sai lầm phần lớn chính là lặp đi lặp lại những phân tích về quá khứ như “sai cái gì?”, “trách nhiệm của ai?”, “còn thiếu...
PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG - TAKESHI FURUKAWA - MÌNH LÀ CÁ, VIỆC CỦA MÌNH LÀ BƠI
  1. Định lượng xắc xuất

Theo điều tra của Ủy ban an toàn giao thông quốc gia Mỹ, tỉ lệ gặp tai nạn máy bay là 0,0009%. Tức là cứ 100 triệu chuyến bay, mới có 9 chuyến gặp nạn. Nếu thay thế con số này bằng cách tính thông thường thì nếu mỗi ngày bạn đều lên máy bay và liên tục suốt 304 năm, bạn mới gặp tai nạn một lần.

Tiếp tục, bạn hãy thử nghĩ về trường hợp nếu công ty phá sản, bạn bị thất nghiệp xem sao. Trường hợp này được tính toán cụ thể bằng cách tỷ lệ phá sản của công ty nhân với tỷ lệ tuyển dụng lại. Tỷ lệ phá sản trong một năm của các công ty (theo Teikoku Databank DBG 5 năm 2011) là 0,58%. Nếu tính thời gian bạn làm việc cho đến lúc nghỉ hưu là 20 năm, vậy tỷ lệ phá sản của công ty do bạn tự thành lập trong thời gian sau đó là 11,6%. Tỉ lệ tuyển dụng lại bình quân của cả nam và nữ là 50%, vậy nhân lên ta sẽ được 6%.

Việc nhìn nhận con số này như thế nào tùy thuộc vào các bạn, tuy nhiên nếu các bạn đã biết rõ tỉ lệ xảy ra của sự việc thì chắc chắn tính chất của nỗi lo ấy sẽ thay đổi.

  1. Định lượng mức độ cảm xúc

Bất an, sợ hãi, tức giận… tất cả cảm xúc đều có mức độ của nó. Tuy nhiên, khi diễn tả những cảm xúc này bằng lời nói, nếu ta chỉ thể hiện thành tức giận, bất an, lo lắng mà không thể đưa ra con số so sánh thì ta không thể xác định được sự thay đổi của cảm xúc trong con người mình. Ví dụ, hãy cùng nói về sự lo lắng cho một bài thuyết trình vào tuần sau. Lúc này mức độ lo lắng của bạn là bao nhiêu phần trăm?

Giả sử lúc này mức độ lo lắng của bạn là 95%. “Vậy sau khi thu thập tài liệu, mức độ lo lắng trong bạn còn bao nhiêu phần trăm?”, “60%”. Tiếp đến, “Sau khi luyện tập thuyết trình được 5 lần, giờ sự lo lắng trong bạn còn bao nhiêu phần trăm?”, “10%”. Cứ như vậy, bạn hãy tự hỏi bản thân mình về những sự thay đổi cảm xúc một cách cụ thể. Và nếu bạn có thể tập trước nhiều lần, bạn sẽ thấy sự lo lắng biến mất. Chính nhờ sự định lượng này mà bạn có thể đối thoại một cách rõ ràng với chính bản thân mình.

  1. Định lượng mức độ hoàn thành, mức độ tiến bộ

Những cảm giác mơ hồ như: “mãi mà mình không làm được”, “mãi mà không giỏi lên được”… chính là nguyên nhân gây ra căng thẳng. Vì vậy, bạn cũng hãy tự hỏi bản thân mình rằng “bây giờ mình đạt được bao nhiêu phần trăm”, “đi đến bước thứ mấy rồi”…

Giả sử bạn thấy mình đã đạt được 3 phần rồi, khi đó bạn có thể cảm nhận được cảm giác thành tựu, tiến bộ của bản thân và có động lực thực hiện nốt 7 phần còn lại. Để có thể cụ thể được mọi việc, bạn hãy định lượng cho chúng.

Trước hết, hãy định lượng mọi việc!

  • Tỷ lệ cảm thấy bất an, lo lắng trong bạn là bao nhiêu phần trăm?
  • Bạn đã hoàn thành được mấy phần việc trong ngày hôm nay?

 

  1. Hướng đến giải phái thay vì tập trung vào vấn đề

Hideo Sawada, nhà sáng lập hãng hàng không giá rẻ HIS là một người khởi nghiệp luôn thử sức với nhiều thách thức. HIS là công ty tiên phong ở Nhật Bản trong việc bán các vé máy bay giá rẻ và là một địa chỉ quen thuộc cho những chuyến du lịch nước ngoài của người dân Nhật Bản. Ngoài ra, ông còn sáng lập nên Skymark Airlines, hãng hàng không lớn thứ 4 ở Nhật Bản, hướng đến mục tiêu xóa bỏ giá trần hàng không. Không dừng lại ở đó, ông còn thực hiện việc cải tổ lại Huis Ten Bosh ở Nagasaki sau 18 năm liên tiếp làm ăn thua lỗ. Hiện nay, số lượng khách hàng đã tăng lên đáng kể và việc kinh doanh cũng đang rất khả quan.

Và Hideo Sawada có một khẩu hiệu mang đậm tinh thần thách thức mạnh mẽ của chính ông: “Thay vì suy nghĩ xem có làm được hay không thì hãy nghĩ nên làm thế nào để thực hiện nó”. Phân tích sai lầm không phải là một việc xấu. Tuy nhiên, việc suy nghĩ về những sai lầm phần lớn chính là lặp đi lặp lại những phân tích về quá khứ như “sai cái gì?”, “trách nhiệm của ai?”, “còn thiếu điều gì?”…

Nếu chỉ mãi tập trung vào những câu hỏi này thì bạn sẽ luôn luẩn quẩn trong bất an và lo lắng. Và khi mà những giải pháp hay kế hoạch hành động không rõ ràng, thì chính những nỗi bất an, lo lắng luẩn quẩn ấy sẽ khiến bạn thấy mệt mỏi. Những lúc như vậy, quan trọng không phải là chìm đắm trong thất bại, đau khổ mà phải hướng về phía giải pháp, suy nghĩ xem nên hành động tiếp như thế nào. Giống như những gì Chủ tịch Sawada đã nói, “suy nghĩ làm thế nào để thực hiện nó”, trong đó tiền đề quan trọng chính là chúng ta có thể thực hiện, có thể tiến hành. Nếu chúng ta suy nghĩ các bước tiếp theo trên cơ sở tiền đề này, chúng ta sẽ tìm ra được rất nhiều ý tưởng, giải pháp. Khi bạn gặp khó khăn, tôi khuyên bạn nên hướng đến các giải pháp hơn là các vấn đề.

Giả sử bạn bị ốm và bệnh của bạn không có cách này trị khỏi, vậy bạn sẽ làm gì?

Chắc hẳn các bạn sẽ quay cuồng trong nỗi sợ hãi, lo lắng, không dứt ra được. Ngược lại, dù mắc bệnh nặng, nhưng có phương pháp trị bệnh thì chắc hẳn ai cũng sẽ nỗ lực để chữa khỏi bệnh đúng không nào. Dù cho bạn không biết liệu bệnh của mình có chữa hoàn toàn được hay không nhưng nếu bạn có thể làm điều gì đó thì mọi chuyện sẽ rất khác. Khi bạn bắt đầu tìm kiếm giải pháp và đưa ra hành động, bạn sẽ trở nên tích cực một cách kỳ lạ.

Nhờ vào các hành động cụ thể mà bạn tìm ra các hướng giải quyết mới, từ đó bạn lại nâng cao được ý thức hành động của bản thân mình hơn. Do đó, bạn hãy tạo cho mình thói quen suy nghĩ nên giải quyết công việc như thế nào.

---o0o---

Trích: "Mình là cá việc của mình là bơi"

Tác giả: Takeshi Furukawa

Dịch giả: Như nữ

NXB: Thế Giới in năm 2012

Ảnh: Nguồn Internet

 

 

Bài viết liên quan