SUY NGHĨ TỪ TRÁI TIM - SHIRATORI HARUHIKO – TƯ DUY CHO CUỘC SỐNG TRỌN VẸN

Giàu có không có nghĩa là sở hữu nhiều tài sản. Sự giàu có thể hiện ở cách ta sử dụng, sẻ chia những tài sản đó với mọi người và hơn nữa, khiến mọi người cảm thấy vui lòng.
SUY NGHĨ TỪ TRÁI TIM - SHIRATORI HARUHIKO – TƯ DUY CHO CUỘC SỐNG TRỌN VẸN

SUY NGHĨ TỪ TRÁI TIM

SHIRATORI HARUHIKO – TƯ DUY CHO CUỘC SỐNG TRỌN VẸN

–––––o0o–––––

Giàu có không có nghĩa là sở hữu nhiều tài sản. Sự giàu có thể hiện ở cách ta sử dụng, sẻ chia những tài sản đó với mọi người và hơn nữa, khiến mọi người cảm thấy vui lòng.

Tôi có một quả đào. Làm thế nào để chia nó ra cho ba người?

Đó là câu hỏi mà vị thiền sư đặt ra cho nhà tu hành.

Đa phần các nhà tu hành không đưa ra câu trả lời ngay lập tức. Thật khó vì nó là quả đào chứ không phải quả lê. Vị ngọt trong phần thịt của quả đào không đồng đều. Vì vậy, dù có chia ra chính xác ba phần bằng nhau đi nữa nhưng nếu xét về độ ngọt trong từng phần, cũng không hề giống nhau.

Vậy đâu là đáp án cho vấn đề này? Câu trả lời cực kì đơn giản. Chúng ta chỉ việc cắt quả đào ra, bao nhiêu phần cũng được, sau đó tiến hành thỏa hiệp và vui vẻ ăn với nhau.

Ở đây, câu hỏi không bắt buộc chúng ta phải chia quả đào ra những phần như nhau, mà là lan cách nào để mỗi người đều thấy thỏa mãn.

Không hẳn chỉ có phần thịt ngọt lịm của quả đào mới tuyệt, vị chua nằm ở gần phần hạt giúp ta cảm nhận được mùa vụ của cây quả cũng rất được yêu thích. Trái tim đưa ra quyết định chỉ dựa vào việc tính toán số lượng và chất lượng thì bản thân trái tim đó rất hẹp hòi.

Chính vì vậy, nếu mọi việc không suy nghĩ dưới góc độ của trái tim thì bất kể ở trong hoàn cảnh nào, chúng ta cũng sẽ không thể đạt đến sự mãn nguyện và bình đẳng thật sự.

–––––o0o–––––

Trích: “Tư Duy Cho Cuộc Sống Trọn Vẹn”

Tác giả: Shiratori Haruhiko

Người dịch: Yên Châu

NXB Hà Nội – 2017

Ảnh: nguồn Internet

Bài viết liên quan