TẠO TÂM TRẠNG TÍCH CỰC - LẬP TRÌNH NGÔN NGỮ TƯ DUY –TIẾN SĨ CAROLYN BOYES

TẠO TÂM TRẠNG TÍCH CỰC

LẬP TRÌNH NGÔN NGỮ TƯ DUY TIẾN SĨ CAROLYN BOYES

-------o0o-------

Mọi thứ trong đầu bạn – tâm tư và suy nghĩ nội tại của bạn – đều có ảnh hưởng tới giao tiếp. Điều bạn suy nghĩ và tin tưởng về bản thân và thế giới, cũng như về những người xung quanh, sẽ được thể hiện thông qua ngôn ngữ cử chỉ của bạn.

Các nhà ngoại giao giỏi đều có một điểm chung: họ luôn giữ cho mình một tâm trạng tích cực. Nói cách khác, khi giao tiếp họ luôn đảm bảo sự nhất quán giữa thông tin thể hiện qua ngôn ngữ cơ thể và giọng điệu của họ với những lời họ nói. Đó chính là sự “đồng nhất” trong Lập trình ngôn ngữ tư duy (NLP).

Bạn đã bao giờ gặp một người khiến bạn có cảm giác có gì đó không ổn cho dù những gì họ nói nghe thì rất hợp lý chưa? Có lẽ họ đang quảng cáo, đang thuyết trình hay đang dạy bảo bạn. Thông điệp của họ nghe có vẻ tích cực nhưng cơ thể họ lại đang thể hiện một điều khác – có lẽ là sự thiếu tự tin, chán nản, thiếu chắc chắn, hay là sự bực bội.

Để giao tiếp tích cực, bạn cần phải điều khiển được trạng thái cảm xúc của mình, bởi vì những xúc cảm tiêu cực sẽ lộ ra trong cử chỉ của bạn. Để chuyển tải một thông điệp tích cực, bạn cần có một tâm trạng tích cực bởi tâm trí và cơ thể luôn ảnh hưởng lẫn nhau. Để có một tâm trạng tích cực bạn cần:

Nghĩ xem trạng thái hữu ích nhất đối với bạn lúc này là gì. Bạn muốn có cảm giác như thế nào? Tự tin? Đề phòng? Tò mò? Quyền thế? Nhiệt huyết?

Giờ thì hãy nhớ lại một thời điểm cụ thể trong quá khứ khi bạn đã trải qua cảm giác mà bạn muốn có lại vào lúc này.

Hãy chìm đắm vào trong ký ức đó. Điều này có nghĩa là thực sự trải nghiệm nó như thể nó đang xảy ra với bạn vào chính lúc này. Hãy tưởng tượng bạn đang ở đó.

Khi đang trải nghiệm ký ức, thực sự nhìn thấy những thứ bạn đã nhìn, nghe thấy những thứ đã nghe, cảm thấy những thứ đã cảm thấy, bạn sẽ thấy trạng thái tinh thần của bạn cũng thay đổi theo.

Ngay khi bạn cảm thấy được sự thay đổi trạng thái tinh thần, ngôn ngữ cơ thể của bạn cũng sẽ thay đổi theo. Dáng đi của bạn có thể sẽ tự tin hơn, gương mặt biểu cảm hơn hoặc dáng ngồi thẳng thắn hơn.

-------o0o-------

Trích “Lập Trình Ngôn Ngữ Tư Duy”

Tác giả: Tiến Sĩ Carolyn Boyes

Người dịch: Bùi Tâm

NXB Lao Động Xã Hội, 2012

Ảnh: Nguồn internet

 

Hãy chìm đắm vào trong ký ức đó. Điều này có nghĩa là thực sự trải nghiệm nó như thể nó đang xảy ra với bạn vào chính lúc này. Hãy tưởng tượng bạn đang ở đó.
TẠO TÂM TRẠNG TÍCH CỰC - LẬP TRÌNH NGÔN NGỮ TƯ DUY –TIẾN SĨ CAROLYN BOYES

Bài viết liên quan