TÌNH YÊU THƯƠNG [PHẦN 2/2] - (Mức định chuẩn 500) - Tác giả: Dr. David R. Hawkins. Bảo Hạnh dịch Việt, @2023.

Tình Yêu Thương [phần 2/2]

(Mức định chuẩn 500)

Tác giả: Dr. David R. Hawkins. Bảo Hạnh dịch Việt, @2023.

---o0o--

Sir. David R. Hawkins, MD., Phd (1927–2012). Ông là Tiến sĩ, bác sĩ tâm thần, nhà nghiên cứu nhận thức và vị thầy tâm linh nổi tiếng người Mỹ. Một người có uy tín, được biết đến rộng rãi trong lĩnh vực nghiên cứu ý thức và tâm linh, đã viết và giảng dạy từ quan điểm độc đáo của một nhà lâm sàng, nhà khoa học và nhà thần bí có kinh nghiệm. Ông được vinh danh một cách chi tiết trong danh sách Whos Who in America (Ai là ai ở Mỹ)”  and Whos Who in the World ( Ai là ai trên thế giới)”. Các tác phẩm của ông đã được nhiều nhà lãnh đạo thế giới và những người đoạt giải Nobel, bao gồm cả Mẹ Teresa, ca ngợi. Năm 1995, ông được được nhận huân chương hiệp sĩ y viện Binh đoàn Tối cao của Thánh John thành Jerusalem. Ông cũng được nhiều tổ chức và cá nhân toàn thế giới thừa nhận như "Bậc thầy hàng đầu của sự khai sáng" và một vị Bồ tát. 

Cuộc đời của ông hoàn toàn dành cho sự tiến hoá của nhân loi. Ông làm việc không mệt mỏi. Ngay cả ở tuổi tám mươi, Tiến sĩ Hawkins duy trì một lịch trình dày đặc của các bài giảng, các cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh và các dự án sách. Ông  thuyết trình rộng rãi tại các trường đại học và học viện, và cho các hội nhóm tâm linh, các tu viện Công giáo, Tin lành và Phật giáo. Tương tự như những vị thầy tâm linh cao cấp khác (Mẹ Teresa, Ramana Maharshi), rất nhiều người đến từ khắp nơi trên thế giới để gặp ông, nói rằng "hào quang" hoặc "ánh hào quang" của ông có tác dụng biến đổi thông qua "sự truyền âm thầm."

—o0o---

Những Động cơ Bản ngã của tình Yêu thương

Khả năng Yêu thương tăng lên khi những giới hạn của các sự định vị do nhận thức của bản ngã đầy tự ái bị khuất phục. Khả năng này được đồng hành và hỗ trợ bởi sự gia tăng của năng lượng tâm linh phát ra từ Tự Ngã, trái ngược với ham muốn, vốn phát ra từ bản ngã. Tình Yêu thương xuất hiện như một hệ quả của sự liên kết tâm linh và phù hợp vi các nguyên lý và thực hành tâm linh, đồng thời đi kèm với đó là sự gia tăng năng lượng tâm linh. Tri giác được thay thế bằng cái thấy cho phép sự tỉnh biết về giá trị nội tại của tất cả những gì hiện hữu.

Yêu thương là một phẩm tính của Cái Thiêng Liêng và như vậy soi sáng Tinh tuý và do đó là khả năng yêu thương của mọi người. Từ mức định chuẩn 500 đến 539, tình yêu thương vẫn phụ thuộc vào các điều kiện và tính thiên vị dựa trên các cân nhắc và giá trị định tính, cũng như ảnh hưởng của các hệ thống niềm tin.

Những giới hạn có thể gây khó chịu cho những người hướng về tâm linh, những người cố gắng ‘nhìn thấu những hành vi trong quá khứ và yêu thương người đó’, thứ mà nói thì dễ hơn làm. Những giới hạn có thể là hậu quả của những trải nghiệm khó chịu trong quá khứ cũng như ảnh hưởng của nghiệp và tác động của các hệ thống niềm tin và lập trình xã hội, một vài trong số đó có thể nằm ngoài tầm nhận thức và hoạt động một cách vô thức.

Việc từ bỏ chủ nghĩa phán xét cũng như từ bỏ sự mong muốn bất cứ điều gì từ người khác làm gia tăng đáng kể khả năng của tình Yêu thương. Khi đó, con người không bị đánh giá dựa trên những gì họ có hoặc làm mà dựa trên sự trân trọng những gì họ là và đã trở thành.

Tình Yêu thương tự nó đầy đủ và do đó không tìm kiếm lợi ích hay bù đắp những thiếu hụt. Bởi vì nó không cần phải có được, do đó nó có thể tự do để ‘ở bên cạnhmột cách bình yên và để trân trọng. Hướng về phía tình Yêu thương, thế giới ôn hoà hơn và con người trở nên thân thiện và sẵn sàng hơn. Có một sự gia tăng cảm giác an toàn và đồng nhất với nhân loại nói chung và sự quan tâm đến phúc lợi và hạnh phúc của người khác. Trường năng lượng đi kèm với một vầng hào quang tỏa sáng mà về bản chất có ảnh hưởng đến những người khác mà bản thân họ cũng như các tri giác của họ sau đó có xu hướng trở nên ôn hoà hơn. Trường năng lượng này có ảnh hưởng đến mọi sự sống, điều này trực cảm về sự an toàn của tình Yêu thương thông qua ảnh hưởng của trường năng lượng. Đặc trưng của mức độ này là sự ‘ngọt ngàokhông thể nhầm lẫn về tính cách, lời nói, thái độ và lối sống được nuôi dưỡng từ bên trong.

Mức độ Ý thức mang tính siêu vượt 500

Ở mức độ ý thức 500, tình Yêu thương chiếm ưu thế như một cảm xúc tích cực bền bỉ và có ảnh hưởng trong xã hội, cũng như góp phần nâng cao ý thức tập thể trùm khắp của nhân loi. Để tiếp tục tiến lên, đòi hỏi sự đầu hàng những giới hạn của tình yêu thương có điều kiện để trở thành vô điều kiện. Điều này đòi hỏi tình yêu thương dâng hiến như một sự ràng buộc tích cực để nó có thể trở thành một bối cảnh chung và tiềm năng để điều chỉnh cuộc sống như một cách hiện diện trong thế giới chứ không phải là một cảm xúc riêng giữa những cá nhân khác biệt. Kết quả là, tình yêu thương không trở thành một cảm xúc có thể định lượng mà là một biểu hiện của tinh tuý, theo đó việc yêu thương trở thành sự yêu thương và, qua việc định vị, cui cùng trở thành cái mà một người ‘là’. Tình yêu như một phương thức tồn tại không cần người kháclàm đối tượng để thoả mãn hoặc thể hiện. Nó là một phẩm tính độc lập không có chủ ngữ, vị ngữ, động từ hay tính từ và do đó là phi tuyến tính và không giới hạn.

Những giới hạn của tình Yêu thương liên quan đến những phẩm tính và sự khác biệt được nhận thức. Bằng sự thành thực và tự đánh giá của nội tâm, những giới hạn này bị bộc lộ, thường như là những phán xét còn sót lại hoặc như là tác động từ kinh nghiệm trước đó. Một chìa khóa để biến tình Yêu thương thành vô điều kiện là sự sẵn lòng tha thứ để xóa bỏ những nghi ngờ, trải nghiệm trong quá khứ và thấy mọi người là không đáng yêu. Bằng sự sẵn sàng tha thứ và từ bỏ những tri giác của một người, chúng có thể được nhìn nhận lại và giờ đây được xem chỉ đơn giản là bị hạn chế hoặc bị ảnh hưởng bởi sự lập trình do bị thiếu thốn về mặt tâm linh và phản ánh sự thiên về bản ngã vốn mù quáng trước những giả dối. Qua việc có chủ định, sự tỉnh biết có thể được thay đổi từ tính hai mặt giữa tốt/ xấu trở thành sự chứng kiến giữa mong muốnso với ‘ít mong muốn hơn, hoặc thậm chí chỉ là giữa ‘thích hơn’ hoặc ‘ít thích hơn’.

Tha thứ bắt nguồn từ sự sẵn lòng khiêm nhường phó thác thế giới và các sự kiện của nó cho Thượng đế. Sự thay đổi bên ngoài vốn là hệ quả của sự phó thác sâu sắc, đây cũng là trọng tâm ca cuốn sách nổi tiếng A Course in Miracles, tại đây, phép màu là hệ quả của việc tái bối cảnh hoá giới hạn mà theo đó sự trong sáng nội tâm và tính thánh thiện bẩm sinh của con người và cuộc sống được bộc lộ. Đây là một sự chuyển đổi chủ quan không nằm trong tầm kiểm soát của ý muốn. Cơ chế biến đổi là sự từ bỏ niềm tin vào tính đúng đắn của các ý tưởng và suy nghĩ của một người và thấy rằng chúng chỉ là hình ảnh từ quá khứ, không có giá trị hiện tại hoặc thực tế.

Bằng việc phó thác, sự thỉnh cầu Thánh Linh ban cho một phép lạ chính là sự sẵn sàng từ bỏ các sự định vị nhận thức của con người và lợi ích vị kỷ của họ để khám phá Sự thật. Hiện tượng này thường đi kèm với việc nhìn nhận lại về thời gian, địa điểm và ý định, và nó là một hiện tượng kinh nghiệm theo nghĩa đen, tự nó có tính biến đổi.

Những khó khăn của thế giới này dường như là hệ quả của việc tất cả các mức độ phát triển tiến hóa khác nhau được ném vào chung cùng một lúc, dẫn đến sự hỗn loạn mang tính xã hội. Tuy nhiên, đồng thời, sự tồn tại của một phổ rộng như vậy tạo cơ hội lớn nhất để phát triển và xóa bỏ ‘nghiệp xấuvà, qua việc lựa chọn, tích lũy công đức của nghiệp tốt. Vì vậy, đây này là một trong những cơ hội tâm linh lớn nhất với vô số phương án và lựa chọn tạo ra tiềm năng tối đa cho sự phát triển của ý thức mà một người có thể biết ơn thay vì oán giận. Như Đức Phật đã dạy, “Hiếm khi được sinh ra làm người, hiếm hơn là được nghe nói đến Giác ngộ, và càng hiếm hơn nữa là theo đuổi nó.”

 

Đoạn trích từ:

Transcending the Levels of Consciousness - The Stairway to Enlightenment (Siêu vượt qua các Mức độ của Ý thức - Nấc thang dẫn đến Giác ngộ). Tác giả: Dr. David R. Hawkins. Bảo Hạnh dịch Việt, @2023.

Bằng sự sẵn sàng tha thứ và từ bỏ những tri giác của một người, chúng có thể được nhìn nhận lại và giờ đây được xem chỉ đơn giản là bị hạn chế hoặc bị ảnh hưởng bởi sự lập trình do bị thiếu thốn về mặt tâm linh và phản ánh sự thiên về bản ngã vốn mù quáng trước những giả dối.
TÌNH YÊU THƯƠNG [PHẦN 2/2] - (Mức định chuẩn 500) - Tác giả: Dr. David R. Hawkins. Bảo Hạnh dịch Việt, @2023.

 

Bài viết liên quan