VÌ SAO CHÚNG TA NGỦ? - SỨC MẠNH TIỀM THỨC - JOSEPH MURPHY

VÌ SAO CHÚNG TA NGỦ?

SỨC MẠNH TIỀM THỨC - JOSEPH MURPHY

Người dịch: Thanh Châu - Mai Sơn

-----o0o-----

Mỗi người chúng ta đã dành ra tám trong mỗi hai mươi bốn giờ, tương đương một phần ba cuộc đời mình để ngủ. Đây là quy luật thiết yếu của đời sống. Ngủ là một quy luật thiêng liêng, hơn nữa nhiều câu trả lời cho các vấn đề khó khăn đã xuất hiện ngay trong giấc ngủ của chúng ta.
VÌ SAO CHÚNG TA NGỦ? - SỨC MẠNH TIỀM THỨC - JOSEPH MURPHY

Tiềm Thức Và Những Điều Kỳ Diệu Đến Từ Giấc Ngủ

Tiềm thức của bạn không bao giờ ngủ. Tiềm thức luôn luôn làm việc và điều khiển toàn bộ hoạt động sống trong bạn.

Mỗi người chúng ta đã dành ra tám trong mỗi hai mươi bốn giờ, tương đương một phần ba cuộc đời mình để ngủ. Đây là quy luật thiết yếu của đời sống. Ngủ là một quy luật thiêng liêng, hơn nữa nhiều câu trả lời cho các vấn đề khó khăn đã xuất hiện ngay trong giấc ngủ của chúng ta.

Nhiều người nghĩ rằng sau một ngày dài mệt mỏi và kiệt sức, chúng ta đi ngủ để cơ thể được nghỉ ngơi, và sẽ có một tiến trình hồi phục diễn ra khi chúng ta ngủ say; nhưng đây là một cách hiểu hoàn toàn sai lầm. Thực tế, chẳng có cái gì nghỉ ngơi trong giấc ngủ cả. Tim, phổi và tất cả các cơ quan vận hành sự sống của bạn vẫn hoạt động liên tục trong khi bạn say giấc. Nếu bạn ăn ngay trước giờ ngủ thì khi bạn đã ngủ rồi, những thức ăn đó vẫn tiếp tục được tiêu hóa và hấp thụ. Da bạn vẫn bài tiết mồ hôi. Móng tay, móng chân và tóc của bạn vẫn không ngừng mọc dài thêm.

Tiềm thức của bạn cũng vậy, nó không bao giờ nghỉ ngơi. Tiềm thức luôn hoạt động và chi phối mọi nguồn sống trong bạn. Nhờ vậy khi bạn đang ngủ, tiến trình hồi phục sẽ diễn ra nhanh hơn do không bị tác động từ ý thức gây trở ngại. Chính vì vậy mà đã có những giải đáp đáng ngạc nhiên xuất hiện ngay trong khi bạn đang ngon giấc.

Một trong những nhà nghiên cứu khoa học đầu tiên tiến hành những khảo sát nghiêm túc về giấc ngủ là tiến sĩ John Bigelow. Ông có thể chứng minh rằng ban đêm, khi đang ngủ, bạn vẫn không ngừng tiếp nhận các thông tin thông qua mạng lưới dây thần kinh cảm giác kết nối với mắt, tai, mũi và làn da. Đồng thời, hệ thống thần kinh trong não bộ cũng hoạt động liên tục.

Nghiên cứu của tiến sĩ Bigelow đã đưa ra một kết luận có liên hệ mật thiết với những nội dung được trình bày trong quyển sách này. Ông cho rằng lý do chủ yếu mà chúng ta ngủ là để “phần cao nhã hơn trong tâm hồn hợp nhất một cách trừu tượng với bản ngã cao thượng của chúng ta rồi hòa vào sự minh triết của đấng sáng tạo.”

Cầu nguyện và thiền định cũng là những cách nghỉ ngơi thức của bạn luôn bị quấy nhiễu bởi những phiền toái, xung đột và ganh đua. Bởi thế, thỉnh thoảng cần phải tách nó ra khỏi mối liên hệ với các giác quan và thế giới khách quan để thầm lặng hòa nhập vào nguồn minh triết ẩn sâu trong tiềm thức của bạn. Bạn sẽ luôn vượt qua được tất cả những khó khăn, trắc trở đồng thời giải quyết ổn thỏa các vấn đề hàng ngày của mình bằng cách thỉnh cầu sự định hướng, sức mạnh và trí tuệ sâu sắc trong mọi phương diện đời sống.

Việc ý thức tách rời khỏi mối liên hệ với các giác quan và những ồn ào, hỗn loạn của đời sống thường nhật như thế cũng là một dạng thức của giấc ngủ. Nghĩa là khi đó, bạn đang ngủ say đối với thế giới của các giác quan thông thường nhưng lại đang thức tỉnh trước sự minh triết và sức mạnh của tiềm thức của bạn.

Trích “Sức Mạnh Tiềm Thức”

Tác giả: Joseph Murphy

Người dịch: Thanh Châu - Mai Sơn

Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM, 2018.

Bài viết liên quan