ẢO TƯỞNG MANG TÊN CẢM GIÁC ƯU VIỆT - SHUNMYO MASUNO - ẢO TƯỞNG MANG TÊN MẶC CẢM

ẢO TƯỞNG MANG TÊN CẢM GIÁC ƯU VIỆT

SHUNMYO MASUNO

ẢO TƯỞNG MANG TÊN MẶC CẢM

---O0O---

Cảm giác ưu việt và mặc cảm luôn luôn len lỏi, thay thế lẫn nhau, tùy vào so sánh cái gì, ở đâu. Tương tự với trò tung đồng xu, đôi khi ngửa mặt trước, lúc lại úp mặt sau.
ẢO TƯỞNG MANG TÊN CẢM GIÁC ƯU VIỆT - SHUNMYO MASUNO - ẢO TƯỞNG MANG TÊN MẶC CẢM

Cảm giác ưu việt và mặc cảm - Mặt trước và mặt sau của đồng xu

Cảm giác ưu việt và mặc cảm đều là sản phẩm việc “so sánh”. Một ví dụ quen thuộc là so sánh nhà bên: Hàng xóm mua ô tô mới, còn nhà mình vẫn đi xe đời cũ. Bởi so sánh trạng thái ấy nên mới sinh ra mặc cảm.

Con mình thi đỗ liên cấp, con nhà bên trượt. Trong sự so sánh hai đứa trẻ lần này, bản thân lại sôi sục cảm giác ưu việt. Cảm giác ưu việt và mặc cảm luôn luôn len lỏi, thay thế lẫn nhau, tùy vào so sánh cái gì, ở đâu. Tương tự với trò tung đồng xu, đôi khi ngửa mặt trước, lúc lại úp mặt sau.

Khi so sánh với người khác, nếu cảm giác bản thân ở “trên”, dù chỉ một chút thôi, có lẽ cảm giác an tâm hay mãn nguyện sẽ nhộn nhạo trong lòng; ngược lại nếu mang cảm giác ở dưới”, ta sẽ ôm lấy sự bất an hay bất mãn.

Chỉ có điều, trong bất kỳ trường hợp nào, thế gian vốn là nơi nếu nhìn lên sẽ không có điểm dừng, nhìn xuống cũng không có điểm kết. Bởi thế, một khi không thể ngưng lại suy nghĩ so sánh, con người sẽ bị xoay mòng giữa cảm giác tu việt và mặc cảm. Tâm luôn chộn rộn nhốn nháo, không có phút giây thảnh thơi yên bình.

Nhất thế chúng sinh tất hữu Phật tính.”

Câu trên mang nghĩa, phàm được trao sinh mệnh trên nhân gian này, tất thảy đều mang trong mình Phật tính. Tất cả cùng bình đẳng, đều sở hữu món quà mang tên Phật tính. Như vậy thì không thể so sánh “trên cao” hay “dưới thấp”.

“Phật tính bên trong mình tỏa sáng hơn Phật tính của người đó.”

 “Phật tính của mình thua Phật tính của người đó.”

Tự thân việc so sánh như thế là vô nghĩa. Bởi không tồn tại trên - dưới, hay ưu việt - thấp kém bên trong Phật tính. Điều quan trọng là bản thân nhận ra điều đó, rồi tập trung khơi dậy những Phật tính trong mình.

Để làm được việc đó thì sự hiện diện của một người thầy tốt là cần thiết. Như trong quá trình tu hành của phái Thiền, thiền tăng tiếp tục tu tập dưới một người thầy có thể tôn kính. Trong cuộc sống bình thường, ta sẽ tiếp xúc, lắng nghe người mà bản thân tôn trọng, khiến ta cảm thấy thu hút.

Dù vậy, có một điều bạn luôn phải khắc ghi trong tâm trí, đó là dù lắng nghe câu chuyện tuyệt vời đến đâu đi nữa, bản thân chỉ có thể thấu hiểu hay lĩnh hội trong phạm vi năng lực của mình. Nếu khả năng dung nạp chưa đủ lớn, bản thân chỉ có thể lý giải một phần nội dung vấn đề. Bởi thế, nỗ lực để gia tăng năng lực của bản thân thực sự rất quan trọng.

Cụ thể, chúng ta không ám thị “Đã hiểu rồi!”, không nhồi nhét suy nghĩ đã biểu toàn bộ nếu chỉ nắm bắt được ý nghĩa bề nổi. Mà luôn suy nghĩ về thứ nằm sâu dưới những câu chữ, rằng “Có thể còn ẩn chứa ý nghĩa sâu sắc hơn nữa”. Nói theo cách khác, chúng ta đừng đánh mất tâm thể luôn lắng tai nghe thật khiêm tốn; như vậy thì năng lực của bản thân được mở rộng, khả năng lý giải và thấu hiểu cũng tăng cao.

“Ngọc không mài giũa sẽ không tỏa sáng.”

Đây là câu nói của thiền sư Dogen. Ngọc tức là Phật tính, cũng là năng lực. Để khơi dậy Phật tính, gia tăng năng lực thì bản thân phải luôn mài giũa, không chút lơ là. Hãy trân trọng, trân quý cơ hội tiếp xúc với người mà ta quyết chọn là thầy.

*Nhiều phiền não không phải là xấu

Người Nhật nói rằng, ý nghĩa ẩn sau 108 hồi chuông được đánh trong đêm giao thừa là để phủi đi từng ấy phiền não của mỗi người. Một khi còn sống, con người sẽ luôn bị bủa vây bởi phiền muộn:

“Cứ muốn cái gì là tôi phải mua luôn, tôi thất vọng, oán giận khi người khác được đánh giá cao, rồi khi bản thân được tôn vinh thì trong lòng lại lâng lâng ngây ngất...”

 Không thể kiềm chế được tham muốn dễ mang lại cảm giác ưu việt hoặc mặc cảm (ảo tưởng). Nói cách khác, chính là bản thân ngập tràn trong phiền não. Có lẽ bạn cho rằng không thể nhận ra Phật tính ở bên trong những người như vậy. Tuy nhiên, phái Thiền có câu nói này:

Nê đa Phật đại” (Bùn nhiều Phật lớn).

Không cần nói quá nhiều, bùn rõ ràng là phiền não. Câu nói này mang ý nghĩa rằng, càng nhiều phiền não, càng có thể nhận ra từng đấy Phật tính trong bản thân. Chỉ có điều, nếu cứ để bản thân bị bủa vây bởi phiền não, tồn tại mặc nhiên qua mỗi ngày, ta không thể gạt đi bùn lầy trong tâm đang phủ lấp đi Phật tính. Có một câu nói khác của Thiền cho ta gợi ý để thấy rõ Phật tính.

“Phóng hạ trứ.”

Câu nói mang nghĩa: Hãy buông bỏ, xả tất cả đi. Tất nhiên, không thể vứt hết mọi phiền não trong một lần. Nhưng, bạn có thể vứt đi từng cái từng cái một.

Khi muốn thứ gì, chúng ta không phải ngay lập tức lùng sục tìm mua, mà dừng lại một bước chân và thử suy nghĩ vật đó có thực sự cần thiết hay không. Khi ấy, có thể tâm trạng sẽ là: “Đúng là lần này thì nên từ bỏ nó.”

Khi người khác nhận đánh giá cao, bản thân thất vọng vì mặc cảm, hãy hít thở sâu một hơi, thử chuyển đổi suy nghĩ sang hướng “Mình cũng sẽ cố gắng”. Thế là, tự nhiên tâm nhẹ bẫng.

Khi bản thân vênh vang tự mãn, hãy thử quan sát dáng điệu thời điểm ấy bằng ánh nhìn khách quan. Rồi bản thân có thể nhận ra bộ dạng của mình thực khôi hài.

Mỗi hành động như thế sẽ gạt bỏ một chút bùn lầy, phải đi từng chút phiền não. Không cần nhanh chóng, không phải vội vàng. Tại sao chúng ta lại không xả bỏ từng điều một, bắt đầu từ những vật mình có thể?

* Địa vị hay chức danh có thời hạn  sử dụng ba năm

Tại cuộc gặp gỡ những người nghỉ hưu, dường như luôn luôn có câu chuyện như sau diễn ra.

“Thực ra, tôi đã từng là thành viên hội đồng quản trị của Công ty A (Công ty quy mô lớn hàng đầu Nhật Bản). Khi còn đương nhiệm, dường như mỗi ngày đều là công việc, rồi lại công việc.”

  “Tôi từng làm giảng viên ở trường đại học B, những đứa trẻ tôi từng dạy bây giờ hầu hết đều nắm giữ vị trí chủ chốt tại công ty lớn.”.

Vinh quang trong quá khứ luôn nằm ở đỉnh điểm của những câu chuyện. Từng nắm giữ vị trí trọng yếu trong công ty, dành tặng cho nhân gian những nhân tài ưu tú trên cương vị giảng viên đại học – tất thảy những việc đấy đều là sự thật, chắc chắn đó là thành tích tuyệt vời.

Chỉ có điều, tất cả đều là câu chuyện của quá khứ, bản thân ở hiện tại hoàn toàn khác với hồi trước. Một hay hai lần kể về bản thân trong quá khứ, chìm đắm trong chút cảm giác ưu việt mờ nhạt cũng tốt, người nghe có thể bực bội nhưng vẫn chịu đựng. Nhưng nếu liên tục phô trương hết lần này tới lần khác, phía người nghe chắc chắn sẽ không thể tiếp nhận thêm.

“Rồi, rồi, lại là chuyện đó à? Thôi, tôi phải nghe đến phát ngán rồi đấy. Ong cả tai.”

Phản ứng của người nghe như thế là lẽ dĩ nhiên. Trong một tương lai không xa, kiểu người kể lể như vậy sẽ trở thành kẻ chướng tai gai mắt với người xung quanh.

 Tôi thường áp dụng cách suy nghĩ sau cho “đổ vật”. Dù là trang phục hay thứ gì, nếu không mặc hay sử dụng đến dù chỉ một lần trong ba năm, bởi chắc chắn bản thân sẽ không mặc (dùng) thêm lần thứ hai, lúc này cần vứt bỏ nó.

 Có thể nói, địa vị hay chức danh cũng tương tự. Khi mới rời khỏi vị trí đó không lâu, có thể đôi khi bản thân sẽ thốt ra miệng về chuyện cũ. Tuy nhiên, bạn sử dụng chỉ có ba năm. Khi vượt quá thời bạn đó, hành động kể lể về vinh quang trong quá khứ sẽ bị niêm phong lại. Đó chính là nền tảng của cách sống không khó coi.

“Nhi kim” (Chỉ là hiện tại, thời khắc này).

Thiền ngữ này mang ý nghĩa rằng, điều quan trọng bây giờ chỉ có hiện tại, hãy sống hết mình chỉ trong khoảnh khắc hiện thời mà thôi. Nói cách khác sẽ là, không để bản thân bị chi phối bởi (vinh quang) của quá khứ. Bản thân phô diễn quá khứ mỗi khi có cơ hội là bởi hiện tại không đủ đầy, trọn vẹn. Dẫu bản thân chỉ là đang kể lại quá khứ, nhưng bên ngoài nhìn vào chỉ thấy hình ảnh một người đang gặm nhấm quá khứ mà thôi. Chỉ có bản thân cảm thấy sự ưu việt. Hình ảnh phản chiếu với những người xung quanh chỉ là “một kẻ đáng thương”. Bạn nhất định hãy hiểu điều đó nhé.

Niềm vui và hạnh phúc chỉ tồn tại khi bản thân tận hưởng trọn vẹn khoảnh khắc hiện tại. Chính trong khoảnh khắc buông bỏ địa vị hay chức danh, bản thân đã biến chuyển tâm mình (có thể chưa ngay lúc này nhưng bạn hãy cố gắng thực hiện được điều này sớm nhất có thể). Rồi hãy bướng tầm nhìn đến điều muốn thực hiện, việc nên làm ngay trong hiện tại.

 Phương pháp hiệu quả tìm kiếm niềm vui chính là hồi tưởng về những sở thích và thứ mình đắm chìm khi còn nhỏ. Chẳng hạn, có người lúc tan học, vừa về đến nhà là cởi giày, rồi ngay lập tức lao ra ngoài vui chơi cho đến chiều tàn. Người như vậy chắc chắn sẽ thích các hoạt động ngoài trời. Họ có thể bắt đầu vận động cơ thể như leo núi, đi dạo quanh chùa, đi tản bộ tại những di tích cổ xưa danh tiếng, hoặc làm nông... Hẳn rằng, bản thân sẽ ngay lập tức hoàn toàn hòa mình vào các hoạt động, cảm nhận sự trọn vẹn, đủ đây của khoảnh khắc hiện tại.

Nếu ngày thơ bé thích vẽ tranh, chúng ta có thể đi đến lớp dạy vẽ tranh. Khả năng cao là năng khiếu hội họa vốn đang ngủ say sẽ được đánh thức và bản thân sẽ hoàn toàn chìm đắm” vào việc tô vẽ. Giả như khi năng lực sẽ được phát triển, bản thân có thể tái hiện khung cảnh gặp gỡ bạn bè, người thân qua bức tranh tự tay họa nên, chắc chắn đó sẽ là một trải nghiệm khám phá mới mẻ và thú vị.

Được rồi, bây giờ bạn muốn trở thành một người gặm nhấm quá khứ đã hết hạn sử dụng “Thực ra, khi còn đương nhiệm, tôi...”, hay là người hướng ánh mắt về hiện tại và có thể nói “Tôi vẽ tranh xấu, nhưng tôi vui, rất vui...”? Bạn Có lẽ đã có câu trả lời rồi nhỉ!

--

Trích: “Ảo Tưởng Mang Tên Mặc Cảm”

Shunmyo Masuno

Dịch: Hương Linh

Nhà Xuất Bản Hà Nội

Ảnh: Internet

Bài viết liên quan