BIẾN THẤT BẠI THÀNH NHỮNG KINH NGHIỆM QUÝ BÁU - TAKESHI FURUKAWA - MÌNH LÀ CÁ, VIỆC CỦA MÌNH LÀ BƠI

BIẾN THẤT BẠI THÀNH NHỮNG KINH NGHIỆM QUÝ BÁU

TAKESHI FURUKAWA - MÌNH LÀ CÁ, VIỆC CỦA MÌNH LÀ BƠI

-------o0o-------

 Những người có thể dễ dàng thoát ra khỏi những suy nghĩ tiêu cực đều đón nhận một cách tích cực mỗi khi gặp khó khăn, nghịch cảnh. Lí do chính là họ đã tải nghiệm nhiều việc những gì học được từ thất bại đều dẫn đến thành công.
BIẾN THẤT BẠI THÀNH NHỮNG KINH NGHIỆM QUÝ BÁU - TAKESHI FURUKAWA - MÌNH LÀ CÁ, VIỆC CỦA MÌNH LÀ BƠI

Cầu thủ Ichiro sau khi ghi kỉ lục đập 3000 cú đập bóng thành công cả ở Nhật Bản và Mỹ đã trả lời phỏng vấn như sau: “Trong mỗi thất bại, chắc chắn đều có “lý do” và “hướng phát triển”. Không chỉ có những cú đập bóng thành công ở Nhật mà cả những cú đập bóng bình thường cũng giúp tôi mài giũa kĩ thuật của bản thân.”

 Sau mỗi trận đấu, cầu thủ Ichiro đều vừa lau chùi găng tay trong phòng thay đồ, vừa suy ngẫm lại tất cả mọi chuyện đã xảy ra, từ việc hôm qua ăn gì, có ngủ ngon không đến trận đấu vừa tham gia.

 Suy ngẫm lại một ngày của bản thân không chỉ là thói quen của riêng cầu thủ Ichiro mà còn là thói quen chung của nhiều người vĩ đại khác.

 Những người có thể dễ dàng thoát ra khỏi những suy nghĩ tiêu cực đều đón nhận một cách tích cực mỗi khi gặp khó khăn, nghịch cảnh. Lí do chính là họ đã tải nghiệm nhiều việc những gì học được từ thất bại đều dẫn đến thành công.

 Ngược lại, những người mãi đắm chìm trong những suy nghĩ tiêu cực sẽ chỉ biết chán ghét bản thân, thất bản thân “quả là vô dụng”, “bản thân chẳng có tài cán gì cả”, họ không thể suy ngẫm lại mọi việc đã xảy ra một cách hiệu quả và không rút ra được kinh nghiệm cho những lần sau.

 Nói cách khác, với họ, thất bại vẫn mãi là thất bại.

 Bạn hãy nhớ, trong mỗi một kinh nghiệm đều có chưa những việc bạn đã làm tốt và không làm tốt.

 Điều quan trọng là bạn hãy tạo cho mình thói quen nhìn nhận lại mọi việc một cách khách quan như cầu thủ Ichiro đã làm.

 Phương pháp Bốn câu hỏi giúp biến thất bại thành kinh nghiệm.

Tôi xin giới thiệu một vài câu hỏi cho những ai đang u sầu vì thất bại.

 Giả sử kế hoạch của bạn bị gạt bỏ hoàn toàn trong buổi họp.

Câu hỏi 1: Kinh nghiệm lần này với bạn đạt bao nhiêu điểm? (phân loại kinh nghiệm) Vâng, lần này tôi chưa đưa ra được kết quả nên nó chỉ đạt 20 điểm thôi.

Câu hỏi 2: Nội dung của 20 điểm này là gì? (những điều rút ra được từ kinh nghiệm) Nếu phải nói thì đó chính là việc tạo dựng được quan hệ với nhiều người trong quá trình lập kế hoạch, có được kinh nghiệm thuyết trình tại buổi họp và có kinh nghiệm lập kế hoạch.

Câu hỏi 3: Để hoàn thiện nốt 80 điểm còn lại, bạn cần làm gì? (tìm hiều biện pháp cải tiến) Tiếp theo đây, tôi sẽ tiến hành phỏng vấn khách hàng. Thất bại lần này chính là do tôi đã tạo ra một bản kế hoạch dựa trên ý kiến cá nhân. Ngoài ra tôi cũng sẽ thảo luận và hỏi thêm ý kiến của cấp trên.

Câu hỏi 4: Lần tới, nếu lại làm một việc tương tự, bạn hi vọng mình đạt bao nhiêu điểm?

Mục tiêu của tôi trong lần tới là 80 điểm. Nhất định tôi sẽ phát triển được một kế hoạch được cả hội nghị chấp nhận

Nói đến đây, bạn đã cảm thấy những kinh nghiệm lần này có thể áp dụng cho lần tiếp theo chưa? Câu hỏi 1 đưa ra để bạn phân loại xem kinh nghiệm lần này của bản thân thuộc về loại tốt hay chưa tốt. Dù là chuyện gì thì chắc chắn cũng không bị 0 điểm. Bạn nhất định đã đạt được một điều gì đó thế nên đừng chỉ tập trung vào kết quả mà hãy đánh giá cả quá trình đạt được bao nhiêu điểm. Câu hỏi 2 tập trung vào những điểm tốt, những điểm đã đạt được. Lúc này bạn sẽ đào sâu vào 20 điểm bạn vừa đánh giá. Bạn hãy suy nghĩ thật kĩ trên quan điểm nếu phải nói rõ ra thì “còn có những ưu điểm gì?”. Câu hỏi 3 cũng chính là để bạn suy nghĩ về các phương pháp cải thiện. Bạn hãy đưa ra thật nhiều phương án xem “nếu có cái gì mới tốt”, “nếu làm lại một lần nữa thì mình sẽ làm gì”… Câu hỏi 4 giúp bạn xây dựng hình ảnh thành công cho mình. Câu hỏi này sẽ tìm hiều xem nếu làm một việc tương tự như vậy, bạn hướng đến mục tiêu đạt bao nhiêu điểm. Nó cũng giúp bạn tính toán xem nếu bạn vận dụng kinh nghiệm lần này thì lần đầu tiên và lần sau cùng bạn sẽ thay đổi bao nhiêu. Lần này bạn đạt được 20 điểm, nhưng lần sau bạn sẽ đạt được 80 điểm. Điều đó giúp bạn cảm thấy tích cực hơn vì bản thân đã tận dụng được thất bại lần này để thành công hơn. Bạn nhất định phải tạo cho mình thói quen đặt 4 câu hỏi giúp biến thất bại thành kinh nghiệm quý báu. Không có thất bại, chỉ có ý kiến phản hồi! - Bạn có thất bại nào trong quá khứ? - Sau khi đặt 4 câu hỏi với thất bại ấy, bạn thay đổi như thế nào?

-------o0o-------

Trích: “Mình Là Cá, Việc Của Mình Là Bơi”

Tác giả: Takeshi Furukawa

Người dịch: Như Nữ

Nhà Xuất Bản Thế Giới, 2018

Ảnh: Nguồn internet

Bài viết liên quan