CÁCH DÙNG NGƯỜI KIỂU HONDA SOICHIRO - TRÍCH: NHÂN SINH DUY TÂN - YOSHITAKA KITAO

Cách dùng người của ngài Honda có thể nói là rất công phu nhằm tạo ra những sáng tạo đa dạng thông qua khả năng sắp xếp nhân lực vô cùng hợp lý, góp phần giúp họ nâng cao tối đa năng lực bằng những ý tưởng tự do tự tại của mình.
CÁCH DÙNG NGƯỜI KIỂU HONDA SOICHIRO - TRÍCH: NHÂN SINH DUY TÂN - YOSHITAKA KITAO

CÁCH DÙNG NGƯỜI KIỂU HONDA SOICHIRO

Yoshitaka Kitao

-----o0o-----

Mặc dù ta vẫn có thể xem lại trên Youtube bài diễn thuyết của ngài Honda Soichiro tại Sony mà tôi đã có cơ hội tham dự, nhưng cảm nhận của tôi sau khi xem bài diễn thuyết nói về cách trọng dụng người theo kiểu như chơi cờ tướng Nhật Bản có thể được tóm gọn trong một câu, “Đúng là phong cách Soichiro”.

Nếu đứng trên phương diện một doanh nghiệp hoặc quốc gia, người đứng đầu phải là người tập hợp nhân tài, tin dùng (tin tưởng và giao trọng trách) để bố trí những vị trí thích hợp. Nếu họ trở thành những nhân vật quan trọng đóng góp cho xã hội thì chắc chắn doanh nghiệp đó, quốc gia đó sẽ ngày càng lớn mạnh.

Cách dùng người của ngài Honda có thể nói là rất công phu nhằm tạo ra những sáng tạo đa dạng thông qua khả năng sắp xếp nhân lực vô cùng hợp lý, góp phần giúp họ nâng cao tối đa năng lực bằng những ý tưởng tự do tự tại của mình.

Tháng 12 cách đây năm năm, tôi đã xuất bản cuốn sách mang tựa đề Châm ngôn của các nhà kinh doanh, hiền triết đi lên từ nghèo khó, trong đó có giới thiệu triết lý của một số vị giám đốc và một trong số đó là ngài Honda Soichiro.

Trong cuốn sách đó có trích câu nói của ngài Honda như sau: “Cuộc đời là chuổi tổng hợp những tri thức liên quan đến ba nhân tố quan trọng là quan sát, đánh giá và thử thách, nhưng theo tôi thì điều quan trọng nhất là thử thách. Hầu hết những công ty làm kĩ thuật thường tập trung vào việc quan sát và đánh giá mà không chú trọng vào thử thách. Ngay bản thân tôi cũng luôn quan sát, đánh giá nhưng hơn cả là luôn chấp nhận thử thách. Tuy nhiên nó cũng chứa đựng nhiều thất bại. Nghe có vẻ hiển nhiên nhưng thất bại và thành công luôn song hành với nhau. Hầu như ai cũng thất bại là chủ yếu, cơ hội thành công chỉ chiếm phần nhỏ.”

Thực tế thì chính ngài Honda cũng là một người làm kĩ thuận thuần túy. Ông là người vô cùng yêu nghề nên bản thân luôn “thử thách” và cũng gieo mầm hạt giống “thử thách” vào công ty Honda của mình. Ông trao cho nhân viên cơ hội giống như mình, qua đó vừa nuôi dưỡng ý tưởng và sự khám phá, vừa thúc đẩy họ thử thách với bản thân. Chính những điều này đã tạo nên một cuộc cách mạng kĩ thuật thần kì.

Một nhân vật nữa cũng góp phần xây dựng nên thương hiệu Honda như bây giờ là ngài phó tổng giám đốc Fujisawa Takeo. Ông là người đồng hành đắc lực cho ngài Honda với vai trò quản lý đa dạng, từ quản lý tình trạng kinh doanh của công ty về mảng số liệu cho đến cả định hướng chiến lược marketing cho công ty.

Bằng việc giao phó trách nhiệm cho nhân vật kì cựu như ngài Fujisawa, ngài Honda có thể cống hiến hết mình cho việc phát triển kĩ thuật để tạo nên những sản phẩm mới. Phương châm luôn quan sát, đánh giá, thử thách để khai phá những kĩ thuật mới này không chỉ riêng công ty Honda của ngài Honda và Fujisawa mới áp dụng, mà nó cũng đúng với cả công ty Sony của hai nhà đồng sáng lập là ngài Ibuka Masaru và ngài Morita Akio.

Nói về Honda, không thể không nhắc tới dòng xe Civic với động cơ ít gây ô nhiễm môi trường được phát triển năm 1972. Nó đã tạo ra tiếng vang lớn trong thời kì xã hội đang đau đầu về vấn đề ô nhiễm môi trường. Hay như Sony với thế hệ máy nghe nhạc Walkman được bán ra thị trường năm 1979 hoặc các sản phẩm mới với kĩ thuật mới mang tính lịch sử khác đã được phát triển trước đó, chẳng hạn như đầu video chạy bang Betamax cũng nằm trong danh sách các sản phẩm nổi bật.

Một ví dụ khác, trang chủ của tổ chức giáo dục Sony có nhắc tới, “7. Tin tưởng vào khả năng của đại não phải” hay “8. Thể chất và đại não phải,” được trích trong “Thông điệp của ngài Ibuka Masaru” Ngài Ibuka đã tiến hành những nghiên cứu liên quan đến đại não phải, đại não trái và chính những người con không theo nghiệp kĩ thuật điện tử của ông cũng tiến hành nghiên cứu O-ring. Những nghiên cứu này được tổng giám đốc tập đoàn Hayashibara, ngài Hayashibara Ken, tiếp nhận.

Như vậy có thể thấy rằng ngài Ibuka rất muốn một người cũng vô cùng đam mê nghiên cứu như ngài Hayashibara ủy thác nghiên cứu của chính ông cho mình. Điều đó chứng tỏ cả ngài Honda và ngài Ibuka đều là những nhân vật dành trọn đời mình cho việc đào tạo và khơi nguồn năng lực cho những tài năng có sự sáng tạo dồi dào và lòng quyết tâm đối với công cuộc phát triển kĩ thuật, phát triển nghiên cứu của công ty mình.

-----o0o-----

Trích: Nhân Sinh Duy Tân 

Yoshitaka Kitao

Người dịch: Hồng Ngọc

NXB. Thế Giới In Năm 2016

Ảnh: nguồn Internet

Bài viết liên quan