CÁI ĐẸP - KRISHNAMURTI - KRISHNAMURTI TINH YẾU

CÁI ĐẸP

KRISHNAMURTI - KRISHNAMURTI TINH YẾU

-------o0o-------

Phải chăng cái đẹp đơn thuần là sự mật thiết với tri kiến, hoặc phải chăng cái đẹp là một trạng thái sống trong đó có thể có hoặc không có một hình thức sáng tạo?
CÁI ĐẸP - KRISHNAMURTI - KRISHNAMURTI TINH YẾU

Cái đẹp thuộc phần sự am hiểu này, nhưng cái đẹp không đơn thuần là vấn đề cân đối, hình thức, thị hiếu và phong cách. Cái đẹp là một trạng thái trong đó tâm trí buông bỏ tâm điểm bản ngã bằng sự đam mê cái mộc mạc. Mộc mạc không có cứu cánh; và chỉ có thể mộc mạc khi có sự khắc khổ chân phương, cái vốn không là hệ quả của giới luật và sự từ khước bản thân một cách tính toán. Khắc khổ chân phương là sự tự buông xả mà tình yêu, một mình nó, có thể làm xảy tới. Khi không có tình yêu, chúng ta tạo ra một nền văn minh trong đó tìm kiếm cái đẹp hình thức, không sức sống nội tâm và thiếu sự khắc khổ của sự mộc mạc tự buông xả. Không thể có tự buông xả nếu còn có sự hy sinh bản thân trong các công tác thiện chí, trong các lý tưởng, trong các niềm tin. Những hoạt động như thế có vẻ là giải thoát khỏi bản ngã, nhưng trong thực tế, bản ngã vẫn hoạt động dưới sự che đậy của các nhãn hiệu khác nhau. Chỉ có tâm trí thơ ngây mới có thể tra vấn vào cái vô tri kiến. Nhưng sự thơ ngây có tính toán, có thể khoác áo chùng thâm hoặc áo cà sa của tu sĩ, thì không là sự đam mê tự buông xả mà từ đó xuất hiện sự hòa nhã, dịu dàng, khiêm tốn, nhẫn nại – những biểu lộ của tình yêu.

Hầu hết chúng ta chỉ biết cái đẹp qua những gì chúng ta tạo ra hoặc đặt liều vào nhau – cái đẹp của hình dạng con người hoặc của đền đài. Chúng ta nói là đẹp một cái cây một ngôi nhà hoặc một dòng sông uốn khúc mênh mang. Và qua so sánh chúng ta biết cái xấu là gì – ít nhất chúng ta cũng cho là mình có so sánh. Nhưng phải chăng cái đẹp là cái có thể so sánh? Liệu cái đẹp có là cái được làm ra một cách hiển nhiên và rõ ràng không? Chúng ta cho rằng đẹp một bức tranh, một bài thơ, một khuôn mặt cá biệt vì chúng ta đã hiểu sẵn cái đẹp là gì từ những gì chúng ta được dạy cho hoặc từ những gì chúng ta quen thuộc và từ những gì chúng ta lập thành ý kiến. Nhưng liệu với sự so sánh, cái đẹp có bị chấm dứt không? Phải chăng cái đẹp đơn thuần là sự mật thiết với tri kiến, hoặc phải chăng cái đẹp là một trạng thái sống trong đó có thể có hoặc không có một hình thức sáng tạo?

Chúng ta lúc nào cũng theo đuổi cái đẹp và tránh né cái xấu, và cuộc tìm kiếm sự phong phú hóa này qua cái nọ và tránh né cái kia hẳn phải sinh ra sự không nhạy cảm. Chắc chắn rằng để am hiểu hoặc để cảm xúc cái là đẹp thì phải có sự nhạy cảm đối với cái gọi là xấu lẫn cái gọi là đẹp. Một cảm giác thì không có tính cách xấu hoặc đẹp, nó chỉ là cảm giác. Nhưng chúng ta nhìn nó qua tình trạng bị điều kiện hóa có tính cách tôn giáo hoặc xã hội và gắn cho nó một nhãn hiệu; chúng ta nói nó là cảm giác tốt hoặc cảm giác xấu, và như thế chúng ta xuyên tạc hoặc hủy hoại nó. Khi cảm giác không bị gắn nhãn hiệu, nó giữ cường độ và chính sự cảm xúc đam mê mãnh liệt này là cái thiết yếu để am hiểu cái không xấu cũng không đẹp hiển nhiên. Điều quan trọng nhất là bảo lưu cảm xúc, đam mê không phải là thú vui đơn thuần của sự tự làm vừa lòng mình; vì chính đam mê tạo ra cái đẹp và không có tính cách so sánh, không có cái đối lập.

Trong khi tìm kiếm để làm xảy tới sự phát triển mọi mặt con người, rõ ràng là chúng ta phải quan tâm đến tâm trí vô thức cũng như tâm trí có ý thức. Đơn thuần giáo dục tâm trí có ý thức mà không am hiểu cái vô thức thì sẽ đưa sự tự kỷ mâu thuẫn vào trong cuộc sống con người với tất cả những thất vọng và khốn khổ của nó. Tâm trí mặt chìm này sống động hơn rất nhiều so với tâm trí mặt nổi. Hầu hết các nhà giáo dục chỉ quan tâm sửa soạn cho nó kiếm được việc làm và tự nó thích nghi với xã hội. Như thế, tâm trí mặt chìm không bao giờ được chạm đến. Toàn bộ cái gọi là giáo dục đó làm là chồng chất thêm một lớp kiến thức và kỹ thuật, và một năng lực nhất định để thích ứng với môi trường.

Tâm trí mặt chìm tác động hiệu nghiệm hơn hẳn tâm trí mặt nổi tuy cái mặt nổi được giáo dục kỹ lưỡng và có năng lực điều chỉnh; và điều này chẳng có gì bí nhiệm. Tâm trí mặt chìm hoặc vô thức là chỗ chứa các ký ức dòng giống. Các tôn giáo, những mê tín, những biểu tượng, các truyền thống riêng biệt của một chủng tộc riêng biệt, ảnh hưởng của văn học và cả thiêng liêng lẫn riêng và những đa dạng của thực phẩm – tất cả những cái đó cắm rễ trong vô thức. Những dục vọng công khai và thầm kín, với những động cơ, hi vọng và sợ hãi của chúng, những khổ não và khoái lạc của chúng, và những niềm tin được bảo lưu qua sự dồn nén tìm kiếm an toàn, tự chúng niềm tin được bảo lưu qua sự dồn nén tìm kiếm an toàn, tự chúng diễn dịch thành những cách thức muôn hình muôn vẻ - tất cả những cái ấy đều được chứa đựng trong tâm trí mặt chìm là phần tâm trí không chỉ có khả năng dị thường nhằm giữ lại phần cặn bã của quá khứ mà còn có khả năng tác động lên tương lai. Toàn bộ cái đó đưa những gợi ý của nó ra cho tâm trí mặt nổi qua các giấc mơ và bằng những cách thức đa dạng khác khi tâm trí không bị xâm chiếm bởi các sự việc hằng ngày.

Tâm trí mặt chìm không cò gì là thiêng liêng và không có gì phải sợ hãi nó, nó cũng không đòi hỏi phải có nhà chuyên môn để phô bày nó lên tâm trí mặt nổi. Nhưng vì tác động hiệu nghiệm sâu xa của tâm trí mặt chìm nên tâm trí mặt nổi không đối phó được cái mặt chìm một khi cái mặt chìm muốn. Tâm trí mặt chìm của chính nó. Tuy thế, nó có thể dùng hết sức để chế ngự, uốn nắn hoặc kiểm soát cái mặt chìm vì nhu cầu tức thời của xã hội và những theo đuổi của nó; cái mặt nổi chỉ có thể làm xây xát cái mặt chìm; và như thế, giữa hai cái đó có sự chẻ đôi hoặc sư mâu thuẫn. Chúng ta rán sức hàn gắn lằn nứt này qua rèn luyện, qua những thực hành đa dạng, giới luật, và vân vân; nhưng vẫn không thể hàn gắn được nó.

Tâm trí có ý thức thì bị xâm chiếm bởi cái tức thời, cái hiện tại hữu hạn; ngược lại tâm trí vô thức thì chịu sức nặng của hàng thế kỷ, không thể bị đánh bật hoặc xê dịch bởi nhu cầu cấp thời. Tâm trí vô thức có phẩm chất của thời gian sâu lắng, và tâm trí có ý thức, với nền văn hóa đương thời của nó, không thể ứng xử với tâm trí vô thức theo những cấp bách thoáng qua của nó. Để trừ tiệt sự tự kỷ mâu thuẫn, tâm trí mặt nổi phải hiểu thực tế này, và phải tĩnh lặng, mà không có nghĩa là tạo cơ hội cho vô số dồn nén của tâm trí mặt chìm. Khi không có sự đề kháng giữa cái phơi mở và cái thầm kín thì lúc đó, cái mặt chìm, vì vốn có sự kiên nhẫn của thời gian, sẽ không lấn át cái cấp thời.

Cái mặt chìm, cái tâm trí không thăm dò được và không am hiểu được, với phần mặt nổi “gia giáo” của nó, giao tiếp được với các thách đố và các đòi hỏi của hiện tại cấp thời. Cái mặt nổi có thể đáp ứng thỏa đáng sự thách đố; nhưng vì có mâu thuẫn giữa cái mặt nổi và cái mặt chìm nên bất cứ kinh nghiệm nào của cái mặt chìm. Xung khắc này lại đưa tới thêm kinh nghiệm, nới rộng thêm lằn nứt giữa hiện tại và quá khứ. Tâm trí mặt nổi – trong khi nếm trải cái bên ngoài mà không có sự am hiểu cái bên trong, cái mặt chìm – chỉ có thể sản sinh sự xung khắc sâu hơn và rộng hơn.

Kinh nghiệm không giải phóng hoặc làm phong phú tâm trí như chúng ta thường nghĩ. Chừng nào kinh nghiệm còn củng cố người chứng nghiệm, chừng đó tất nhiên có xung khắc. Bằng việc có các kinh nghiệm, một tâm trí bị điều kiện hóa chỉ củng cố tình trạng bị điều kiện hóa của nó, và như thế, làm cho mâu thuẫn và khốn khổ trở thành vĩnh viễn. Chỉ một tâm trí có khả năng am hiểu toàn bộ những đường lối của chính nó mới có thể dùng hành động chứng nghiệm như một nhân tố giải thoát.

Một khi có nhận thức và am hiểu về uy lực và năng lực của tầng tầng lớp lớp cái mặt chìm thì khi đó có thể nhìn vào tiểu tiết một cách khôn ngoan và trí huệ. Điều quan trọng là am hiểu cái mặt chìm và không chỉ việc đơn thuần giáo dục tâm trí mặt nổi để sở đắc kiến thức, tuy việc ấy cần thiết. Sự am hiểu cái mặt chìm này giải thoát toàn bộ tâm trí khỏi xung khắc, và chỉ lúc đó mới có trí tuệ.

Chúng ta phải đánh thức toàn bộ năng lực của tâm trí mặt nổi đang sống động hoạt động hằng ngày, và cũng phải am hiểu tâm trí mặt chìm. Trong hành động am hiểu cái mặt chìm thì có sự sống toàn bộ trong đó chấm dứt sự tự kỷ mâu thuẫn, cái cùng với nó có sự xem kẽ nhau trong khổ não và hạnh phúc. Điều cốt yếu là làm quen với tâm trí mặt chìm và nhận biết những hoạt động của nó; nhưng điều cũng có tầm quan trọng không kém là không để bị xâm chiếm bởi nó và không gán cho nó ý nghĩa qua đáng. Chỉ khi nào tâm trí am hiểu cái mặt nổi và cái mặt chìm thì lúc đó tâm trí mới có thể đi tới bên kia các giới hạn của nó, và phát hiện ra rằng hạnh phúc thì không thuộc về thời gian.

-------o0o-------

Trích “Krishnamurti Tinh Yếu”

Nguyễn Ước biên dịch

Nhà Xuất Bản Văn học, 2002

Ảnh: Krishnamurti (1895 – 1986) - nguồn internet

Bài viết liên quan