ĐẠO ĐỨC HỌC VÀ PHÁP LUẬT - CẨM NANG TƯ DUY ĐẠO ĐỨC – RICHARD PAUL & LINDA ELDER

ĐẠO ĐỨC HỌC VÀ PHÁP LUẬT

CẨM NANG TƯ DUY ĐẠO ĐỨC – RICHARD PAUL & LINDA ELDER

–––––o0o–––––

Bất kỳ ai quan tâm phát triển các năng lực lập luận đạo đức của mình đều phải học cách phân biệt đạo đức học với pháp luật.
ĐẠO ĐỨC HỌC VÀ PHÁP LUẬT - CẨM NANG TƯ DUY ĐẠO ĐỨC – RICHARD PAUL & LINDA ELDER

Bất kỳ ai quan tâm phát triển các năng lực lập luận đạo đức của mình đều phải học cách phân biệt đạo đức học với pháp luật. Những điều phạm pháp có thể hoặc không liên quan gì đến đạo đức. Những gì mang tính nghĩa vụ đạo đức cũng có thể là phạm pháp. Những gì vô đạo đức có thể là hợp pháp. Không có sự nối kết bản chất nào giữa đạo đức học và pháp luật.

Các luật thường nảy sinh từ các qui ước và cấm kị xã hội. Và, vì ta không thể xem các qui ước xã hội là đạo đức, nên ta cũng không thể xem các luật của con người là đạo đức. Hơn nữa, hầu hết luật xét cho cùng đều do các chính trị gia tạo ra, mà họ thì thường xuyên lẫn lộn các giá trị xã hội với các nguyên tắc đạo đức. Như chúng tôi đã nói, động cơ chính của họ, trừ trong những trường hợp đặc biệt, là quyền lực, lợi ích vị kỷ, hay động cơ cá nhân. Chẳng hạn, (từ năm 1900 đến 1930), các chính trị gia Mỹ, khi phản ứng trước một khu bầu cử do những tín đồ tôn giáo phái bảo căn thống trị, đã thông qua các luật khiến bất kỳ ai, kể cả bác sĩ, cũng đều bị coi là phạm pháp nếu truyền bá bất kỳ thông tin gì về việc kiểm soát sinh đẻ. Ta có thể đoán được kết quả: hàng trăm ngàn người nghèo và phụ nữ thuộc giai cấp lao động đã phải chịu những vết thương nghiêm trọng hoặc chết vì tác này của thuốc bất hợp pháp và nạn nạo phá thai thiếu vệ sinh. Biến hành vi đi ngược lại các qui ước xã hội thành tội một trong những cách được kính trọng lâu đời để các chi trị gia được tái đắc cử.

Những ví dụ về việc Đạo đức học bị lẫn lộn với Pháp luật:

• Nhiều thực hành tính dục (như đồng tính) đang bị trừng phạt bất công bằng án chung thân hay án tử hình (theo pháp luật của xã hội này hay xã hội khác).

• Nhiều xã hội đang áp đặt những luật bất công dựa trên những quan điểm phân biệt chủng tộc.

• Nhiều xã hội đang áp đặt những luật phân biệt đối xử phụ nữ.

• Nhiều xã hội đang áp đặt những luật biến những niềm tin không phổ biến thành tội.

• Nhiều xã hội đang biến sự tra tấn và/hay sự nô lệ trở thành hợp pháp.

• Nhiều xã hội đang tăng cường các luật tùy tiện trừng phạt người sử dụng thuốc này thay cho thuốc kia.

Những hành vi tự nó-và-vì nó là vô đạo đức

Để bất kỳ hành động nào là vô đạo đức, nó phải cố hữu phủ nhận một số quyền bất khả chuyển nhượng của người hay sinh vật khác. Những loại hành vi dưới đây tự nó-và-vì nó là vô đạo đức. Bất kỳ người hay nhóm nào phạm vào chúng đều bị lên án chính đáng từ một góc nhìn đạo đức.

• NÔ LỆ: Nô dịch con người, hoặc cá nhân hoặc nhóm.

• DIỆT CHỦNG: Giết chóc một cách có hệ thống nhằm tiêu diệt toàn bộ một dân tộc hay một nhóm tộc người.

• KHỦNG BỐ: Tiến hành chiến tranh chống lại dân thường.

• TRA TẤN: Gây ra sự đau đớn tàn khốc để trả thù hay để đạt được thông tin từ một người nào đó.

• PHÂN BIỆT GIỚI TÍNH: Đối xử bất bình đẳng (và gây hại) với người khác vì giới tính của họ.

• PHÂN BIỆT CHỦNG TỘC: Đối xử bất bình đẳng (và gây hại) với người khác và chủng tộc hay sắc tộc của họ.

• SÁT NHÂN: Giết người có suy tính để trả thù, vì vui sướng hay để đạt được lợi ích.

• HÀNH HUNG: Tấn công một người vô tội với ý đồ gây tổn hại cơ thể nghiêm trọng.

• HIẾP DÂM: Cưỡng ép một người giao hợp một cách bắt buộc.

• LỪA GẠT: Gian dối có chủ tâm nhằm khiến người khác từ bỏ tài sản hay quyền hạn nào đó.

• DỐI TRÁ: Làm cho điều gì đó trông có vẻ đúng đắn nhưng mình biết là sai để đạt được một mục đích tư lợi gây tổn hại đến người khác.

• ĐE DỌA: Cưỡng ép một người thực hiện hành vi đi ngược lại với lợi ích của họ hay không thực hiện hành vi hợp lợi ích của họ bằng những sự dọa nạt hay bạo lực.

• Bỏ tù người khác mà không cho họ biết họ bị kết tội gì hay cho họ cơ hội hợp lý để tự biện hộ.

• Bỏ tù hay trừng phạt người khác chỉ vì những quan điểm chính trị hay tôn giáo của họ.

–––––o0o–––––

Trích: “Cẩm Nang Tư Duy Đạo Đức”

Tác giả: Richard Paul & Linda Elder

Việt Dịch: Hoàng Nguyễn Đăng Sơn

NXB Tổng Hợp TP.HCM, 2016

Ảnh nguồn: Internet

Bài viết liên quan