ĐỂ XUA TAN NỖI SỢ - 10 BƯỚC ĐỂ CÓ CUỘC SỐNG TRỌN VẸN - DALE CARNEGIE

Thật vậy, niềm tin vào chính mình và tin vào khả năng của chúng ta làm dịu nỗi sợ hãi. Một trong những dạng tồi tệ nhất của sự sợ hãi là cứ mải miết suy nghĩ về thất bại. Nó làm lụi tàn hoài bão, làm suy yếu ý chí phấn đấu của chúng ta và dẫn tới sự thất bại.
ĐỂ XUA TAN NỖI SỢ - 10 BƯỚC ĐỂ CÓ CUỘC SỐNG TRỌN VẸN - DALE CARNEGIE

ĐỂ XUA TAN NỖI SỢ

10 BƯỚC ĐỂ CÓ CUỘC SỐNG TRỌN VẸN - DALE CARNEGIE

---oOo---

Trên thực tế, sự sợ hãi là thói quen về mặt tinh thần mà chúng ta có thể vượt qua bằng cách thay đổi lối suy nghĩ. Niềm tin chính là liều thuốc hoàn hảo. Trong khi nỗi sợ hãi khiến người ta chỉ thấy sự tối tăm, ảm đạm, thì niềm tin tạo nên hy vọng và ánh mặt trời sau đám mây. Nỗi sợ hãi khiến người ta nhìn xuống và nghĩ tới điều tồi tệ, còn niềm tin làm người ta hướng lên và mong mỏi điều tốt nhất. Sợ hãi là bi quan, trong khi niềm tin là sự lạc quan. Nỗi sợ hãi khiến người ta đoán trước thất bại, còn niềm tin thì tiên đoán sự thành công. Khi tâm trí gồm toàn niềm tin và sự lạc quan, người ta không sợ nghèo đói hoặc không thành công. Và khi đó, không có chỗ cho thái độ hoài nghi.

Thật vậy, niềm tin vào chính mình và tin vào khả năng của chúng ta làm dịu nỗi sợ hãi. Một trong những dạng tồi tệ nhất của sự sợ hãi là cứ mải miết suy nghĩ về thất bại. Nó làm lụi tàn hoài bão, làm suy yếu ý chí phấn đấu của chúng ta và dẫn tới sự thất bại.

Một cách để vượt qua nỗi sợ hãi là viết ra mọi thứ mà chúng ta cho rằng sẽ trở thành tồi tệ và sau đó, hãy bỏ danh sách này qua một bên. Sau một thời gian, chúng ta lấy nó ra, xem lại và nhận thấy rằng chỉ một tỷ lệ nhỏ những chuyện tồi tệ từng xảy ra. Chúng ta cần nỗ lực xua đi những suy nghĩ sợ hãi giống như từ bỏ một thói quen xấu làm mình khổ sở. Chúng ta cần lấp đầy tâm trí bằng niềm hy vọng, sự can đảm và sự quả quyết. Và đừng đợi tới khi nỗi sợ hãi cố thủ sâu trong tâm trí và sự tưởng tượng của mình.

Khi chạm trán với nỗi sợ, hãy sớm áp dụng liều thuốc này và kẻ thù sẽ chạy trốn. Chẳng có sự sợ hãi nào quá lớn hoặc bám chặt trong tâm trí tới nỗi không bị vô hiệu hóa hoặc nhổ tận gốc bằng niềm tin.

Chính niềm tin sẽ diệt trừ nỗi sợ hãi. Hãy nhớ câu nói của Franklin D. Roosevelt: “Thứ duy nhất mà chúng ta phải sợ là chính thái độ sợ hãi.”

Sợ hãi là kẻ bắt nạt và tên nhút nhát. Ðiều chúng ta phải làm để chế ngự nỗi sợ hãi là quên nó đi. Và chúng ta hoàn toàn có thể làm được.

Dale Carnegie, diễn giả và tác giả

Để làm được, trước tiên chúng ta cần hiểu mình sợ cái gì. Nó thường là thứ chưa xảy ra hoặc không tồn tại. Sự bất ổn là do chúng ta tưởng tượng ra và tự làm mình sợ hãi vì khả năng xảy ra của nó.

Để có thể vượt qua sự sợ hãi, hãy tìm hiểu căn nguyên của nó và thuyết phục chính mình rằng ở thời điểm hiện tại, những thứ chúng ta sợ không hiện hữu để giải tỏa sự tưởng tượng vô căn cứ của mình. Cho dù nó có xảy ra trong tương lai hay không, nỗi sợ hãi chỉ làm hao phí thời gian, sinh lực, sức mạnh tinh thần cũng như thể xác.

Ngoài việc thuyết phục chính mình rằng điều chúng ta sợ chỉ là tưởng tượng, chúng ta cần huấn luyện tâm trí mình tống khứ những suy nghĩ gây nên nỗi sợ. Tức là chúng ta phải cảnh giác và thường xuyên theo dõi tâm trí mình. Khi suy nghĩ về điềm gở hoặc lo lắng vừa chợt xuất hiện, chúng ta đừng dung dưỡng hay để nó phát triển, mà hãy thay đổi suy nghĩ và tập trung tâm trí vào hướng tích cực.

Nếu lo sợ về thất bại của cá nhân, thay vì nghĩ chúng ta yếu kém và nhỏ bé, chuẩn bị không tốt đối với dự án lớn sắp tới, chắc chắn sẽ thất bại, chúng ta nên nghĩ mình mạnh mẽ và có năng lực, từng thành công trong những dự án tương tự và sẽ tận dụng kinh nghiệm trước đây cho dịp này. Sau đó, chúng ta sẽ hoàn thành dự án một cách đắc thắng và thậm chí sẵn sàng đối mặt với những thách thức khác. Với thái độ như vậy, chúng ta sẽ vươn tới những tầm cao mới.

Nguyên tắc tống khứ nỗi sợ hãi này bằng suy nghĩ lạc quan, hy vọng và sự tự tin có thể được áp dụng cho nhiều loại sợ hãi khác nhau vây quanh chúng ta hàng giờ, hàng ngày. Ban đầu, sẽ rất khó khăn để thay đổi dòng tư duy nhằm cắt đứt những suy nghĩ u sầu và chán nản. Hãy thay đổi hoàn cảnh, môi trường, công việc hiện tại để chuyển sang hoàn cảnh, môi trường, công việc mới nhằm thay đổi cách suy nghĩ của chúng ta.

Chính vì sợ hãi nên chúng ta không còn tinh thần tranh đấu mạnh mẽ, thay vì cố gắng vượt qua nó. Nỗi sợ này đến từ niềm tin sai lầm rằng không thể đối chọi với nó, chẳng hạn nỗi sợ rằng người ta không thể lo liệu cho chính mình hoặc gia đình mình. Hãy biến nỗi sợ thành niềm tin và chúng ta sẽ thành công.

Khi can đảm đối diện trực tiếp với nó, nỗi sợ hãi sẽ tiêu tan, như Ralph Waldo Emerson đã nói: “Hãy làm việc mà bạn sợ phải làm và nỗi sợ hãi sẽ thuyên giảm.” Ngoài ra, khi thay đổi thói quen tư duy, ám ảnh về nỗi sợ hãi – kẻ thù không đội trời chung của nhân loại – có thể bị diệt trừ hoàn toàn.

---oOo---

Trích: “10 Bước Để Có Cuộc Sống Trọn Vẹn”

Tác giả: Dale Carnegie

Người dịch: Hoàng Huấn

Nhà Xuất Bản Lao Động

Ảnh: Nguồn internet

Bài viết liên quan