NHÓM VÀ CÁCH LÀM VIỆC THEO NHÓM - GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT TRONG CUỘC SỐNG - DALE CARNEGIE

NHÓM VÀ CÁCH LÀM VIỆC THEO NHÓM

GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT TRONG CUỘC SỐNG - DALE CARNEGIE
-------o0o-------

Trong cuộc sống cá nhân, chúng ta cũng có nhiều cơ hội để hợp tác với nhau. Để có thể cộng tác tốt, các bên có thể bắt đầu từ mối quan tâm chung và sử dụng nó làm bệ phóng nhằm giải quyết những vấn đề trong cuộc sống.
NHÓM VÀ CÁCH LÀM VIỆC THEO NHÓM - GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT TRONG CUỘC SỐNG - DALE CARNEGIE


Nhóm theo kiểu cũ hoàn toàn khác với nhóm kiểu mới. Nhóm truyền thống gồm những thành viên và do trưởng nhóm giám sát. Trong đó, các thành viên chỉ làm mỗi việc mà họ được phân công và được đánh giá trên phần công việc của mình. Còn trong nhóm theo kiểu mới, trưởng nhóm hướng dẫn, cũng như tạo điều kiện để các thành viên làm việc và họ chia sẻ trách nhiệm thực hiện công việc chung của nhóm.

Các nhóm theo kiểu mới cũng khác nhóm truyền thống ở chỗ họ đòi hỏi cao trách nhiệm của từng cá nhân và trách nhiệm với nhau. Điều này làm cho hiệu quả thực hiện của nhóm lớn hơn tổng mức độ thực hiện của những cá nhân riêng lẻ ngay cả khi ở mức độ tối ưu.

Mặc dù hoạt động theo nhóm kiểu mới hứa hẹn mang lại hiệu quả lớn hơn đối với các thành viên, nhưng nó cũng có khuyết điểm. Với nhóm truyền thống, họ không bận tâm tới việc lập kế hoạch bởi vì sếp thường phụ trách công việc này. Các thành viên sẽ tự thực hiện công việc của mình qua sự phân công của trưởng nhóm. Và nếu chỉ nhìn theo phương diện này, làm việc theo nhóm truyền thống tiện lợi, ít rủi ro, ít tốn thời gian và ít bị trục trặc hơn so với cách làm việc của nhóm kiểu mới.

Tuy nhiên, nếu cơ quan, tổ chức hướng tới phương pháp làm việc sáng tạo, đòi hỏi hiệu qua cao và cơ hội để nhân viên có thể phát huy năng lực của mình, họ nên làm việc theo nhóm kiểu mới.

Dưới đây là bảng so sánh giữa nhóm truyền thống và nhóm theo kiểu mới:

1. Nhóm Truyền Thống:

- Sếp chi phối và điều khiển nhóm

- Mục tiêu do cơ quan, tổ chức ấn định

- Sếp đóng vai trò chủ trì trong những buổi họp

- Sếp đích thân phân công công việc

- Coi trọng việc thực hiện của từng cá nhân

- Các thành viên cạnh tranh với nhau

- Việc truyền đạt thông tin bắt đầu từ trên xuống, kể từ sếp

- Nhân viên ít chia sẻ thông tin

- Sếp là người đưa ra quyết định

2. Nhóm Hiện Đại:

- Sếp là người tạo điều kiện và hướng dẫn cho nhóm

- Mục tiêu do nhóm đưa ra

- Các buổi họp mang tính chất thảo luận

- Nhóm tự phân chia công việc cho nhau

- Coi trọng việc hoàn thành của cả nhóm

- Các thành viên hợp tác với nhau

- Việc truyền đạt thông tin theo hai chiều: từ trên xuống và từ dưới lên

- Nhân viên chia sẻ thông tin với nhau

- Nhóm đưa ra quyết định

Để có thể tạo nên bầu không khí hợp tác, hãy liên tục hỏi các thành viên: “Bạn sẽ làm gì?” Lắng nghe câu trả lời, cũng như khuyết khích họ suy nghĩ về vấn đề và đề nghị giải pháp.

Arthur R.Pell (Chuyên gia tư vấn nhân sự)


TÓM TẮT:

- Bằng cách cộng tác với những người trong và ngoài cơ quan, tổ chức của mình, chúng ta có thể tận dụng kinh nghiệm, chuyên môn, sự sáng tạo và giá trị của họ để biến vấn đề đang tranh chấp thành một giải pháp thành công.

- Chúng ta cần sự hợp tác khi:

• Cần nhiều kinh nghiệm hơn trong lĩnh vực liên quan

• Cần nhiều kỹ năng hơn.

• Cần nhiều cách nhìn khác nhau.

• Cần sự sáng tạo và cải tiến.

• Cần nhiều nhân lực hơn.

• Cần thêm không gian làm việc.

• Cần sự đánh giá khách quan.

- Chúng ta xây dựng sự đồng tâm hiệp lực thông qua các giá trị chung. Các giá trị chung rất có ý nghĩa đối với mối quan hệ của chúng ta và hình thành nền tảng để tìm ra giải pháp cho vấn đề.

- Để hợp tác hiệu quả, chúng ta cần:

• Xác định mục tiêu

• Thu thập tất cả chi tiết của tình hình đó.

• Thông báo tình hình cho tất cả các bên.

• Yêu cầu sự cộng tác.

• Cân nhắc các chọn lựa khả dĩ.

• Áp dụng

• Theo dõi

• Đánh giá

- Cùng với sự hợp tác trong công việc, chúng ta còn cộng tác với người khác.

• Trong cộng đồng

• Trong các hoạt động xã hội

• Trong việc học tập

• Trong các hoạt động tâm linh

Trong cuộc sống cá nhân, chúng ta cũng có nhiều cơ hội để hợp tác với nhau. Để có thể cộng tác tốt, các bên có thể bắt đầu từ mối quan tâm chung và sử dụng nó làm bệ phóng nhằm giải quyết những vấn đề trong cuộc sống.

-------o0o-------

Trích “Giải Quyết Xung Đột Trong Cuộc Sống”

Tác giả: Dale Carnegie

Dịch giả: Hoàng Huấn

NXB Lao Động - Cty Sách Phương Nam, 2018.

Ảnh: Nguồn internet

Bài viết liên quan