NHỮNG GÌ BẠN NHẮM ĐẾN SẼ QUYẾT ĐỊNH BẠN NHÌN THẤY GÌ - JORDAN B. PETERSON - 12 QUY LUẬT CUỘC ĐỜI

NHỮNG GÌ BẠN NHẮM ĐẾN SẼ QUYẾT ĐỊNH BẠN NHÌN THẤY GÌ

JORDAN B. PETERSON

12 QUY LUẬT CUỘC ĐỜI

-------o0o-------

Một sự tử tế nho nhỏ khéo léo sẽ mang đến kết quả lâu dài và một phần thưởng khôn ngoan chính là động lực mạnh mẽ.
NHỮNG GÌ BẠN NHẮM ĐẾN SẼ QUYẾT ĐỊNH BẠN NHÌN THẤY GÌ - JORDAN B. PETERSON - 12 QUY LUẬT CUỘC ĐỜI

Đôi mắt của chúng ta luôn hướng đến những thứ mình muốn tiếp cận, hoặc muốn điều nghiên, tìm hiểu hay sở hữu. Chúng ta phải nhìn, nhưng để nhận được thì ta phải nhắm chừng, nên chúng ta luôn nhắm đến thứ gì đó. Bộ não ta được xây dựng trên các nền tảng săn bắt- hái lượm của cơ thể. Săn bắt tức là chọn một mục tiêu cụ thể, theo dõi rồi phóng lao vào nó. Hái lượm nghĩa là chọn mục tiêu và vặt lấy. Chúng ta ném đá, ném thương và boomerang. Chúng ta ném bóng vào rổ, đánh bóng khúc côn cầu vào lưới và đánh bi đá granite vào hồng tâm trên mặt băng. Chúng ta phóng vào mục tiêu bằng cung tên, súng lục, súng trường và tên lửa. Chúng ta la hét, triển khai kế hoạch và đấu giá ý tưởng. Chúng ta thành công khi ghi bàn vào lưới hoặc chinh phục mục tiêu. Chúng ta thất bại hoặc gây nên tội khi không làm được điều ấy(tội lỗi đồng nghĩa với trượt mục tiêu). Chúng ta không thể định hướng nên thiếu mục tiêu để nhắm đến. Mà để tồn tại trên thế giới này, ta luôn phải định hướng.

Chúng ta luôn luôn và đồng thời vừa đứng tại điểm "a" (một nơi kém hấp dẫn hơn), vừa tiến về phía điểm "b" (nơi ta cho là tốt hơn, dựa trên những giá trị rõ ràng và ngầm ẩn của ta. Chúng ta luôn đối mặt với thế giới trong tình trạng thiếu thốn và tìm kiếm sự hiệu chỉnh đúng đắn. Chúng ta có thể hình dung về những cách sắp đặt mới, trong đó mọi thứ được bố trí hợp lý hơn, cải thiện hơn, dù ta đã có tất cả những gì mà ta từng nghĩ rằng mình cần. Dù đang tạm thời thõa mãn, chúng ta vẫn tò mò. Chúng ta sống trong một khuôn khổ định nghĩa rằng hiện tại mãi không đầy đủ và tương lai cứ mãi tốt đẹp hơn. Nếu ta nhìn mọi việc theo chiều hướng ấy, chúng ta sẽ chẳng làm gì cả. Chúng ta thậm chí không thể thấy, vì để thấy thì chúng ta phải tập trung. Và để tập trung thì ta phải chọn lấy một điểm quan trọng trên mọi thứ khác.

Nhưng chúng ta có thể nhìn. Thậm chỉ ta có thể nhìn thấy những điều không hiện hữu trước mắt. Chúng ta có thể hình dung mọi thứ tốt đẹp hơn theo một cách khác. Chúng ta có thể xây dựng những thế giới mới, dù là giả định, nơi những vấn đề mà ta thậm chí chưa từng ý thức giờ đây tự lộ rõ và được giải quyết. Những điểm lợi của việc này rất rõ ràng. Chúng ta có thể thay đổi thế giới, để thực trạng quá thể chịu đựng ở hiện tại có thể được sửa chữa trong tương lai. Bất lợi của toàn bộ sự sáng tạo và thấu thị này chính là cảm giác lo lắng và khó chịu triền miên. Bởi ta luôn đối chiếu giữa "cái hiện tại” với "cái có thể”, và ta phải nhắm đến “cái có thể”. Tuy nhiên, chúng ta lại đặt mục tiêu quá cao. Hoặc quá thấp. Hoặc quá hỗn loạn. Nên chúng ta thất bại và sống trong thất vọng, dù trong mắt mọi người ta lại đang sống tốt. Làm sao ta có thể hưởng lợi từ trí tưởng tượng, khả năng cải thiện tương lai của mình mà không tiếp tục xem nhẹ cuộc sống chưa đủ thành công và kém giá trị trong hiện tại?

Bước đầu tiên có lẽ là định giá toàn diện. Bạn là ai? Khi bạn mua một ngôi nhà và chuẩn bị đến sống ở đó, bạn sẽ thuê một chuyên gia giám định để liệt kê mọi sai sót- những sai sót trong thực tế chứ không phải do bạn muốn có. Bạn thậm chí phải trả tiền cho người này để nghe tin xấu. Bạn cần được biết. Bạn cần khám phá những khiếm khuyết tiềm ẩn trong ngôi nhà. Bạn cần biết liệu có còn những chỗ chưa hoàn thiện cần được cải tiến hay thiếu sót nào trong cấu trúc hay không. Bạn cần biết những điều đó, vì bạn sẽ không thể sửa chữa được nếu không hề biết rằng nó bị hỏng – và bạn sẽ tiêu tùng Bạn cần một nhà giám định. Sự chỉ trích nội tâm có thể đảm nhận vai trò đó, nếu bạn dẫn nó đi đúng hướng, cũng như nếu bạn cùng hợp tác với nó. Nó có thể giúp bạn đánh giá toàn diện. Nhưng bạn phải bước qua "ngôi nhà tâm lý” cùng với nó và lắng nghe nó nói một cách sáng suốt. Có thể bạn đang sống trong giấc mơ đích thực của người thợ xây. Một ngôi nhà cần được sửa chữa. Làm thế nào để bắt đầu tân trang mà không bị mất tinh thần, thậm chí suy sụp bởi “bản cáo trạng” dài thượt từ sự chỉ trích nội tâm và đầy đau xót về các thiếu sót của mình?.

Đây là gợi ý: Tương lai cũng giống quá khứ. Nhưng có một điểm khác biệt tối quan trọng giữa hai mặt. Quá khứ là bất di bất dịch, nhưng tương lai sẽ có thể trở nên tốt đẹp hơn. Nó có thể tốt lên ở một mức độ xác định – mức độ mà ta có thể đạt được, có thể là trong một ngày, với sự cam kết rất nhỏ nào đó. Hiện tại thì mãi mãi thiếu sót. Nhưng bạn bắt đầu từ đâu không quan trọng bằng bạn đang đi theo hướng nào. Có lẽ hạnh phúc luôn luôn được tìm thấy ở hành trình lên đèo vượt dốc, chứ không phải ở cảm giác thõa mãn thoáng qua chờ đợi trên đỉnh núi tiếp theo. Phần lớn hạnh phúc đến từ hy vọng, bất kể hy vọng đó được hình thành từ nơi sâu thẳm đến thế nào.

Nếu được hiệu triệu đúng cách, sự chỉ trích nội tâm sẽ gợi ý cho bạn thứ cần được lập lại trật tự, thứ bạn có thể lặp lại trật tự và thứ mà bạn sẽ làm thế- một cách tự nguyện, không oán giận mà thậm chí còn vui vẻ. Hãy tự hỏi: Có điều gì hoặc tình huống nào tồn tại vô mất trật tự trong cuộc sống hoặc hoàn cảnh của bạn mà bạn có thể và sẽ chỉnh đốn lại? Bạn có thể, và sẽ sửa chữa thứ đang khẽ mách với bạn rằng nó cần được sửa chữa? Bạn có thể làm ngay bây giờ không? Hãy hình dung bản thân là người bạn cần đàm phán. Hãy hình dung xa hơn nữa rằng bạn là kẻ lười nhác, hay tự ái, hay oán giận và khó kết giao. Với thái độ ấy, bạn sẽ không dễ gì bước tiếp. Bạn có thể phải vận dụng chút duyên dáng và tính khôi hài. “Xin lỗi, bạn có thể tự nhủ bằng giọng điệu không chút châm biếm mỉa mai. "Tôi đang cố gắng giảm bớt vài phần đau khổ không cần thiết. Tôi cần chút trợ giúp. Hãy cố không tỏ ra nhạo báng "Tôi đang tự hỏi có điều gì khiến bạn sẵn lòng ra tay giúp đỡ không? Tôi sẽ rất biết ơn nghĩa cử của bạn. Hãy nhờ vả một cách chân thành và khiêm tốn. Và đó không phải chuyện đơn giản.

Bạn có thể sẽ phải đàm phán xa hơn, phụ thuộc vào trạng thái tâm thức của mình. Có thể bạn không tin tưởng chính mình. Bạn nghĩ mình sẽ hỏi xin bản thân một điều, để rồi sau khi nhận được điều đó, bạn lại lập tức đòi hỏi thêm. Cũng có lúc bạn sẽ hằn học và tổn thương vì điều đó. Và bạn sẽ hạ thấp những gì mình đã được nhận. Ai lại muốn bắt tay với một kẻ bạo ngược như thế? Không phải bạn. Đó là nguyên nhân bạn không làm những gì bạn muốn bản thân mình làm. Bạn là một nhân viên tệ hại, nhưng làm sếp còn tệ hơn. Có lẽ bạn cần nói với bản thân: "Được rồi. Tôi biết chúng ta không hòa hợp với nhau lắm trong quá khứ. Tôi rất tiếc vì điều đó. Và tôi đang cố gắng cải thiện. Có lẽ tôi sẽ phạm thêm nhiều sai lầm trong quá trình này, nhưng tôi sẽ cố lắng nghe bạn nếu bạn phản đối. Tôi sẽ cố học hỏi. Giờ tôi mới nhận ra, ngay hôm nay, rằng bạn đã không thật sự nắm lấy cơ hội giúp đỡ khi tôi nhờ vả. Có điều gì tôi có thể làm để đổi lấy sự hợp tác của bạn không? Nếu bạn đã rửa chén bát xong thì chúng ta có thể đi uống cà phê. Bạn thích món espresso mà. Vậy một ly expresso thì sao- hay hai ly nhé? Hay bạn có mong muốn gì khác?". Và rồi bạn có thể nghe thấy. Có thể bạn sẽ nghe thấy một giọng nói bên trong (thậm chí có thể là giọng của một đứa trẻ bị lãng quên từ lâu trong bạn). Có thể nó sẽ trả lời:” Thật ư? Bạn thực sự muốn làm điều tốt cho tôi ư? Bạn sẽ làm thật chứ? Không lừa tôi đấy chứ?

Đây là lúc bạn phải cẩn thận.

Giọng nói nhỏ bé ấy - là tiếng nói của một người từng bị "thiêu đốt” một lần và nhút nhát gấp đôi. Do vậy, bạn có thể nói thật thận trong "Thật đấy. Có lẽ tôi đã không cư xử tốt và có lẽ tôi không phải một người bạn đồng hành tuyệt vời, nhưng tôi sẽ đối xử tốt với bạn Tôi hứa" Một sự tử tế nho nhỏ khéo léo sẽ mang đến kết quả lâu dài và một phần thưởng khôn ngoan chính là động lực mạnh mẽ. Sau đó, bạn có thể bỏ ra chút công sức để làm công việc rửa chén chán ngắt. Và tiếp theo, tốt nhất bạn không nên tiếp tục đi dọn phòng tắm mà quên luôn chuyện thưởng thức cà phê, xem phim hoặc uống bia, nếu không sẽ khó kêu gọi được các phần bị lãng quên từ các ngóc ngách và kẽ nứt u tối trong bạn hơn nữa.

Bạn có thể tự hỏi: "Tôi có thể nói gì với người khác – bạn bè, anh trai, sếp, trợ lý – để mọi chuyện giữa chúng ta suôn sẻ hơn vào ngày mai? Tôi có thể dọn dẹp mớ hỗn độn nào tại nhà, trên bàn làm việc, trong bếp ngay hôm nay, để sân khấu này được chuẩn bị tốt hơn cho cuộc chơi. Tôi nên tống khứ loài “rắn độc” nào từ tủ quần áo - và tâm trí mình?" 500 quyết định nhỏ, 500 hành động nhỏ sẽ góp phần tạo nên một ngày của bạn hôm nay và mỗi ngày tiếp đến. Bạn có thể nhắm đến kết quả tốt đẹp hơn cho một hoặc hai hành động này không?. Bạn có thể so sánh ngày hôm nay cụ thể với ngày hôm qua cụ thế của chính mình không?. Bạn có thể vận dụng chính sự đoán định của mình và tự hỏi một tương lai tốt đẹp hơn sẽ như thế nào?.

Hay nhắm vào mục tiêu nhỏ. Bạn sẽ không muốn gánh vác quá nhiều khi mới bắt đầu do những biệt tài bị giới hạn, khuynh hưởng lừa dối, nỗi oán giận chất chứa và khả năng trốn tránh trách nhiệm ở bạn. Vậy nên, bạn cần đặt mục tiêu như sau: Vào cuối ngày, mình muốn mọi điều trong cuộc đời mình tốt hơn đôi chút so với sáng hôm ấy. Và bạn tự hỏi: "Mình có thể làm gì để đạt được điều ấy và mình muốn nhận lại phần thưởng là những điều nhỏ bé nào”. Tiếp đến, hãy làm điều bạn đã quyết định làm dù bạn làm rất tệ. Rồi hãy tưởng thưởng cho mình ly cà phê chết tiệt ấy trong niềm hân hoan. Có lẽ bạn cảm thấy chuyện này hơi ngốc nghếch, nhưng hãy cứ làm. Rồi bạn sẽ tiếp tục làm điều tương tự vào ngày mai, ngày tiếp theo và ngày tiếp theo nữa. Qua từng ngày, vạch chuẩn so sánh của bạn sẽ ngày càng cao hơn và điều ấy thật kỳ diệu. Nó bao hàm sự hứng thú trong đó. Hãy làm điều ấy trong ba năm và cuộc đời bạn sẽ khác hoàn toàn. Giờ bạn đang nhắm đến điều gì đó cao hơn. Giờ bạn đang nguyện ước với một vì sao. Giờ đây tia sáng đó đang biến mất khỏi tầm mắt và bạn đang học cách nhìn thấy nó. Và những điều bạn nhắm đến sẽ quyết định bạn nhìn thấy gì. Điều này đáng để bạn lặp lại. Những điều bạn nhắm đến sẽ quyết định bạn nhìn thấy gì.

-------o0o-------

Trích: 12 Quy Luật Cuộc Đời

Tác giả: Jordan B.Peterson

Dịch: Bùi Cẩm Tú, hiệu đính: Vũ Thái Hà

NXB SaigonBooks - NXB Thế Giới

Ảnh nguồn internet

Bài viết liên quan