QUAN NIỆM SAI LỆCH "NGỦ NGẮN" = "KHÔNG TỐT CHO SỨC KHỎE" - NGỦ ÍT VẪN KHỎE – SATORU TSUBOTA

QUAN NIỆM SAI LỆCH "NGỦ NGẮN" = "KHÔNG TỐT CHO SỨC KHỎE"

NGỦ ÍT VẪN KHỎE – SATORU TSUBOTA

–––––o0o–––––

Tiến sı̃ Daniel Kripke thuộc trường San Diego trực thuộc Đại học California, đơn vị tiến hành nghiên cứu thı́ nghiệm đó đã giải thı́ch: "Ngủ cũng giống như cơn thèm ăn. Khi ăn thỏa thı́ch những thứ mà cơn thèm ăn đòi hỏi, bạn sẽ ăn quá nhiều, gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Ngủ cũng vậy, nói là vı̀ buồn ngủ nên ngủ thật nhiều, thật lâu, nhưng điều...
QUAN NIỆM SAI LỆCH

QUAN NIỆM SAI LỆCH "NGỦ NGẮN" = "KHÔNG TỐT CHO SỨC KHỎE"

NGỦ ÍT VẪN KHỎE – SATORU TSUBOTA

–––––o0o–––––

Bằng “luyện tập" có thể rút ngắn thời gian ngủ Giống như tôi vừa trı̀nh bày ở trên, có đến 80 - 90% người Nhật thuộc tip người ngủ biến thiên. Và người ngủ biến thiên có thể trở thành người ngủ ngắn sau khi "luyện tập". Để chứng minh cho điều tôi vừa nói, có kết quả của một cuộc thı́ nghiệm. Cuộc thı́ nghiệm điều tra xem có the giảm bớt thời gian ngủ với đối tượng là những người ngủ khoảng 8 tiếng một ngày. Trải qua 6 tháng, cuộc thı́ nghiệm kết thúc khi đã giảm được thời gian ngủ trung bı̀nh của những người tham gia thı́ nghiệm xuống còn 5 tiếng. Điều thú vị hơn cả, một năm sau khi cuộc thı́ nghiệm kết thúc, khi thử điều tra những người tham gia thı́ nghiệm xem hiện tại họ dành bao nhiêu thời gian cho việc ngủ. Câu trả lời nhận được là tất cả đều có thể duy trı̀ thói quen ngủ trung bı̀nh 6 tiếng một ngày. Một khi đã trở nên quen thuộc với thời gian ngủ ngắn, bạn vẫn có thể duy trı̀ thói quen đó trong suốt một khoảng thời gian dài. Việc đó đã hoàn toàn được chứng minh. Thời gian ngủ trong một ngày càng dài, tuổi thọ sẽ càng ngắn lại. Tuy nhiên, dù nói vậy, phần lớn mọi người vẫn nghi ngờ" Liệu có thể thật sự rút ngắn thời gian ngủ một cách đơn giản đến thế không?". Nói thực là, "không có vấn đề gı̀ hết". Ngủ càng nhiều càng tốt, không phải như vậy. Thậm chı́, ngủ càng nhiều, nguy cơ tuổi thọ bị ngắn lại càng cao. Vào những năm 1980, tại Mỹ đã tiến hành một nghiên cứu quy mô lớn rất thú vị. Các nhà khoa học đã điều tra mối liên hệ giữa thời gian ngủ và tuổi thọ của một triệu người. Kết quả mang lại quả thực ngoài dự tı́nh. Tỉ lệ tử vong thấp nhất nằm ở nhữngngười ngủ khoảng 6,5 đến 7,5 tiếng một ngày. Với những người ngủ trên 7,5 tiếng một ngày, tỉ lệ tử vong của họ cao hơn khoảng 20%.

Tiến sı̃ Daniel Kripke thuộc trường San Diego trực thuộc Đại học California, đơn vị tiến hành nghiên cứu thı́ nghiệm đó đã giải thı́ch: "Ngủ cũng giống như cơn thèm ăn. Khi ăn thỏa thı́ch những thứ mà cơn thèm ăn đòi hỏi, bạn sẽ ăn quá nhiều, gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Ngủ cũng vậy, nói là vı̀ buồn ngủ nên ngủ thật nhiều, thật lâu, nhưng điều đó chắc chắn sẽ không tốt cho cơ thể. "Cuộc điều tra được thực hiện tại Nhật Bản cũng cho ra kết quả tương tự.Giáo sư Ayako Jubori của trường Đại học Hokkaido, Nhật Bản, đã tiến hành cuộc điều tra kéo dài suốt 10 năm trên khoảng một trăm nghı̀n người bao gồm cả nam giới và nữ giới trong độ tuổi từ 30 đến 79 tuổi. Thời gian ngủ trung bı̀nh của nhóm đối tượng là: nam giới - 7,5 tiếng, nữ giới - 7,1 tiếng.

Nhóm có tı̉ lệ tử vong thấp nhất là những người có thời gian ngủ 7 tiếng một ngày, bao gom cả nam lẫn nữ. Những người ngủ nhiều hơn 7 tiếng một ngày có chiều hướng có tı̉ lệ tử vong cao hơn. Nguyên nhân của tı̀nh trạng thời gian ngủ dài, tuổi thọ ngắn lại hiện vẫn chưa được giải thı́ch thỏa đáng. Tuy nhiên, kết quả của cuộc điều tra là không thể phủ nhận tı̉ lệ tử vong ở những người ngủ dài là cao hơn so với những người ngủ ngắn.

–––––o0o–––––

Trích: Ngủ Ít Vẫn Khỏe

Tác Giả: SATORU TSUBOTA

Dịch Giả: Hương Linh

NXB: Lao Động và Cty Thaihabooks

Ảnh: Nguồn Internet

Bài viết liên quan