TÔI CŨNG KHỔ CỰC LẮM ĐÂY - KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM CỦA NGƯỜI NHẬT – HIDEHIKO HAMADA

TÔI CŨNG KHỔ CỰC LẮM ĐÂY

KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM CỦA NGƯỜI NHẬT – HIDEHIKO HAMADA

-----o0o-----

Tôi cũng khổ cực lắm đây. “Sếp thì có gì mà cực khổ đâu cơ chứ.”
TÔI CŨNG KHỔ CỰC LẮM ĐÂY - KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM CỦA NGƯỜI NHẬT – HIDEHIKO HAMADA

Tôi cũng khổ cực lắm đây.

“Sếp thì có gì mà cực khổ đâu cơ chứ.”

“Cấp trên đã nói như vậy thì đừng có mà càm ràm.”

Nếu bạn nghe sếp nói câu này thì ắt hẳn bạn sẽ nghĩ “Sếp thì có gì mà đáng thương cơ chứ." Rõ ràng là sếp đang cố gắng mua lấy sự thương hại của bạn. Có lẽ lúc đó bạn cho rằng mình không thể nào thông cảm với sếp được.

Tuy nhiên, cũng có những lúc bạn nên thông cảm với sếp.

Khó khăn trong công việc quản lý làm cho sếp ở trong thế “tiến thoái lưỡng nan”. Đó là khi họ nhận được chỉ thị từ cấp trên, đôi khi bản thân họ sẽ thấy không hài lòng thế nhưng họ cũng không thể nào làm ngược lại chỉ thị đó được. Và rồi khi họ bị chỉ thị cho cấp dưới thì cấp dưới của họ lại phản bác…

Do ngay cả bản thân những người cấp trên đó cũng cảm thấy không hài lòng nên cho dù có cố gắng giải thích đến mấy đi chăng nữa, họ cũng không thể thuyết phục người khác được. Nếu như làm công tác quản lý, chắc chắn bạn sẽ phải đối mặt với những tình huống như vậy.

Những vị cấp trên thốt ra câu “Tôi cũng cực khổ lắm đấy” không có nhiều và ít ai biết rằng họ thật sự rất vất vả. Với tư cách là một cấp dưới, bạn hãy nghĩ xem nên đối phó tình huống đó như thế nào. Với những trường hợp như vậy thì công tác quản lý được chia làm ba loại như sau.

Thứ nhất là những vị cấp trên khi nhận được lời chỉ thị của cấp trên cao hơn nữa sẽ truyền lại cho cấp dưới của mình một cách có chọn lọc. Đó là những vị cấp trên xuất sắc. Cấp dưới sẽ nghĩ xem nên làm thế nào dựa trên lời chỉ thị đó. Những vị cấp trên này sẽ không bao giờ nói: “Tôi cũng cực khổ lắm đấy!”.

Thứ hai là những vị cấp trên có suy nghĩ “Dù gì đi nữa thì đầu tiên cứ nhờ cấp dưới làm đã.” Đây là những người sếp sẽ nói câu “Tôi cũng cực khổ lắm đấy!” Chính vì thế, nếu như bạn bị nói câu đó, cho dù bạn có càm ràm thì cũng vô ích thôi. Những vị cấp trên này sẽ hiểu rõ sự không hài lòng của cấp dưới. Trong khả năng có thể thì bạn cũng nên có cách để ứng phó.

Thứ ba là những vị cấp trên có ý định sẽ bắt cấp dưới của mình làm hết tất cả những lời chỉ thị nhận được từ phía trên. Đây là những người sếp sẽ khiến bạn phiền não nhất. Tuy họ không điều hành được nhưng vẫn cứ ra lệnh cho cấp dưới dù còn mâu thuẫn. Những người đó sẽ không nói là “Tôi cũng cực khổ lắm đấy!” mà thay vào đó là thông báo mang tính công việc.

Với tư cách là cấp dưới, nhất thời bạn phải chấp nhận một sự thật rằng mình sẽ làm việc theo như chỉ thị của cấp trên và chỉ còn cách là cố gắng vượt qua nó.

Với lối suy nghĩ này thì dù bạn không thể thông cảm với câu nói “Tôi cũng khổ lắm chứ” của sếp, song những vị sếp nói ra câu này vẫn không phải là dạng tồi tệ nhất. Điều quan trọng ở đây không phải là việc bạn phản ứng lại câu nói đó của sếp, mà là việc bạn sẽ ứng phó ra sao khi bạn nhận được một loạt chỉ thị kèm theo câu nói đó.

Nếu như sếp bạn nói “Tôi cũng cực khổ lắm đấy, hãy chấp nhận rằng “Không còn cách nào cả.”

-----o0o-----

Trích: “Kỹ Năng Làm Việc Nhóm Của Người Nhật”.

Tác giả: Hidehiko Hamada.

Người dịch: Anh Việt.

NXB Thế Giới – 2019.

Ảnh nguồn: Internet.

Bài viết liên quan