TRÍ TUỆ, KIỂM SOÁT, LÝ TRÍ - TƯ DUY NHANH VÀ CHẬM - DANIEL KAHNEMAN(Giải Nobel Kinh Tế)

TRÍ TUỆ, KIỂM SOÁT, LÝ TRÍ

TƯ DUY NHANH VÀ CHẬM - DANIEL KAHNEMAN(Giải Nobel Kinh Tế)

-----o0o-----

Các nhà nghiên cứu đã áp dụng rất nhiều phương pháp để kiểm tra mối liên hệ giữa tư duy và sự tự kiểm soát. Một số người đã đặt ra câu hỏi so sánh như sau: Nếu một người được xếp hạng bởi khả năng tự kiểm soát và trực giác của mình, thì liệu người đó có thể đạt đến cùng một vị trí ở cả hai bảng xếp hạng hay không?

Một trong những thí nghiệm nổi tiếng nhất của lịch sử ngành Tâm lý học là của Walter Mischel và các sinh viên của mình. Họ nghiên cứu dựa trên một tình huống điển hình đối với những đứa trẻ bốn tuổi. Chúng được lựa chọn, hoặc là nhận một phần thưởng nhỏ (một chiếc bánh Oreo) luôn, hoặc một phần thưởng lớn hơn (hai chiếc bánh) nếu chúng chịu khó đợi 15 phút. Cụ thể là lũ trẻ sẽ ở một mình trong một căn phòng, trước mặt là một chiếc bàn với hai vật

Một chiếc bánh và một cái chuông dùng để gọi các nhân viên làm thí nghiệm. Thí nghiệm được mô tả như sau: “Trong phòng không có đồ chơi, không có sách, tranh hay bất cứ thứ gì có khả năng làm phân tán bọn nhóc. Những người thực hiện thí nghiệm bỏ ra ngoài và chỉ quay trở lại sau 15 phút, hoặc khi đứa trẻ rung chuông, ăn bánh, đứng dậy, hoặc khi trẻ có biểu hiện mệt mỏi.”

Những đứa trẻ tham gia thí nghiệm được quan sát qua chiếc gương một chiều, đoạn phim quay lại những hành vi của chúng trong suốt thời gian chờ đợi ấy luôn khiến người xem phải bật cười. Khoảng một nửa số trẻ em tham gia thí nghiệm có khả năng đánh bại sự nôn nóng, chờ đủ 15 phút, chủ yếu là vì các em biết hướng sự chú ý của mình khỏi ham muốn có được phần thưởng. 10 đến 15 năm sau, khoảng cách giữa những đứa trẻ cưỡng lại được sự ham muốn và những đứa trẻ không có khả năng ấy là rất lớn. Những em cưỡng lại được sự ham muốn có khả năng kiểm soát nhận thức tốt hơn, đặc biệt là có khả năng định hướng sự chú ý của bản thân một cách hiệu quả. Khi trưởng thành, tỷ lệ các em này dùng ma túy cũng thấp hơn. Một sự khác biệt đáng kể trong khuynh hướng trí tuệ cũng xuất hiện: Những đứa trẻ thể hiện khả năng kiềm chế bản thân tốt hơn khi mới chỉ bốn tuổi về cơ bản sẽ đạt được những thành tích cao hơn trong các bài kiểm tra trí tuệ.

Một nhóm nghiên cứu của Đại học Oregon đã khám phá ra mối liên hệ giữa kiểm soát nhận thức và trí tuệ theo nhiều cách khác nhau, trong đó bao gồm cả nỗ lực nuôi dưỡng trí tuệ bằng cách nâng cao khả năng kiểm soát sự tự chủ. Trong năm phiên học, mỗi phiên kéo dài 40 phút, họ trình chiếu cho trẻ em từ bốn đến sáu tuổi vài chương trình trò chơi điện tử được thiết kế đặc biệt,...
TRÍ TUỆ, KIỂM SOÁT, LÝ TRÍ - TƯ DUY NHANH VÀ CHẬM - DANIEL KAHNEMAN(Giải Nobel Kinh Tế)

Một nhóm nghiên cứu của Đại học Oregon đã khám phá ra mối liên hệ giữa kiểm soát nhận thức và trí tuệ theo nhiều cách khác nhau, trong đó bao gồm cả nỗ lực nuôi dưỡng trí tuệ bằng cách nâng cao khả năng kiểm soát sự tự chủ. Trong năm phiên học, mỗi phiên kéo dài 40 phút, họ trình chiếu cho trẻ em từ bốn đến sáu tuổi vài chương trình trò chơi điện tử được thiết kế đặc biệt, đòi hỏi sự tập trung và kiểm soát. Một trong số những bài tập, đó là các em sử dụng một chiếc cần lái để điều khiển một chú mèo hoạt hình, di chuyển chú mèo này đến khu vực bãi cỏ và tránh những bãi sình lầy. Những người hướng dẫn nhận thấy rèn luyện sự tập trung không chỉ nâng cao khả năng kiểm soát; các điểm số ghi được trong những bài thi trí tuệ cũng được nâng cao và sự tiến bộ này được duy trì trong vài tháng. Một nghiên cứu khác cũng do nhóm này thực hiện đã xác định được những gen đặc biệt tham gia vào quá trình kiểm soát này, cho thấy các kỹ năng nuôi dạy con cái cũng bị ảnh hưởng rất lớn đến khả năng này, nghiên cứu cũng cho thấy có mối liên hệ mật thiết giữa khả năng kiểm soát sự chú ý của trẻ và khả năng kiểm soát tâm trạng của chúng.

Shane Frederick tiến hành một thí nghiệm “Phản chiếu nhận thức”, trong đó cũng đặt ra vấn đề “gậy và bóng” và hai câu hỏi khác được lựa chọn bởi chúng cũng là những thứ dễ làm nảy sinh những câu trả lời trực giác có vẻ rất đúng nhưng thực tế lại sai (câu hỏi sẽ xuất hiện ở chương 5). Ông nghiên cứu tính cách của các sinh viên đạt điểm rất thấp trong thí nghiệm này, ở những người này, chức năng giám sát của Hệ thống 2 rất yếu và nhận thấy họ có thiên hướng trả lời các câu hỏi bằng các đáp án đầu tiên xuất hiện trong đầu óc, họ cũng không sẵn lòng đầu tư thêm công sức để kiểm tra xem trực giác của mình có đúng hay không. Những người đi theo tiếng nói của trực giác không suy tính trong các câu hỏi đó cũng thường có xu hướng chấp nhận những gợi ý khác từ Hệ thống 1. Đặc biệt, họ thường bốc đồng, thiếu kiên nhẫn và thích nhận được thành quả ngay tức khắc. Ví dụ, 64% những người trả lời phương án trực giác nói họ thích nhận luôn 34.000 đô-la ngay trong tháng hơn là chờ đến tháng sau để nhận được 38.000 đô-la. Chỉ 37% những người trả lời đúng cả ba câu chọn phương án nhận được khoản tiền nhỏ hơn ngay lập tức, thay vì chờ đợi để nhận được khoản tiền lớn hơn. Khi được hỏi họ sẵn lòng chi bao nhiêu tiền để có một cuốn sách ngay trong ngày mà họ vừa đặt hàng, những người điểm thấp trong thí nghiệm “Phản chiếu nhận thức” (Cognitive reflection test) sẵn lòng trả gấp đôi so với những người điểm cao. Phát hiện của Frederick cho thấy trong vở kịch tâm lý này, các nhân vật có những “cá tính” khác nhau. Hệ thống 1 thì bốc đồng và trực giác; Hệ thống 2 thì có khả năng lý trí và rất thận trọng, nhưng ở một số người thì hệ thống này rất lười biếng. Chúng ta nhận thấy sự khác biệt liên quan giữa các cá nhân: Một số người thích Hệ thống 2 của mình hơn, một số người khác lại gần gũi với Hệ thống 1 của mình hơn. Bài thí nghiệm đơn giản này nổi lên như một nhà dự báo chuẩn xác nhất về thói quen lười tư duy ở loài người.

Keith Stanovich và người cộng sự lâu năm của mình, Richard West ban đầu cũng đã nhắc đến khái niệm Hệ thống 1 và Hệ thống 2 (sau đó họ thích gọi là các quá trình Kiểu 1 và Kiểu 2 hơn). Stanovich và đồng sự đã nghiên cứu trong nhiều thập kỷ về sự khác biệt giữa các cá thể khi phải đối diện với một số vấn đề mà cuốn sách này đề cập tới. Họ hỏi một câu hỏi cơ bản theo nhiều cách khác nhau: Điều gì khiến một số người dễ dàng tin tưởng vào các dự đoán sai lệch hơn những người khác? Stanovick đã rút ra kết luận trong một cuốn sách đã được xuất bản có tựa đề “Lý trí và Đầu óc phản chiếu” (Rationality and Reflective Mind), trong đó đề xuất một cách tiếp cận táo bạo và khác biệt đối với chủ đề của chương này. Ông vẽ ra một hình minh hoạ thể hiện sự khác biệt giữa hai phần của Hệ thống 2 - thực tế, sự khác biệt đó sắc bén đến mức ông gọi chúng là những “trí óc” khác biệt. Một trong những trí óc đó (mà ông gọi nó là thuật toán) sẽ đàm phán với sự tư duy chậm và yêu cầu sự tính toán. Một số người giỏi hơn những người khác trong những nhiệm vụ trí óc như thế này, họ thường là những cá nhân xuất sắc trong những bài kiểm tra trí tuệ và có khả năng chuyển nhanh từ một nhiệm vụ này sang một nhiệm vụ khác một cách hiệu quả. Tuy nhiên, Stanovich lập luận rằng trí tuệ thông minh không làm người ta miễn nhiễm với những sai lệch. Còn có một khả năng khác cũng tham gia vào quá trình này, mà ông dán nhãn cho nó là lý trí. Khái niệm của Stanovich về một người lý trí tương tự như người mà lúc trước tôi đã dán nhãn là “bận rộn”. Điểm mấu chốt trong lập luận của ông đó là sự lý trí đó phải được phân biệt với trí tuệ. Theo cách nhìn của ông, tư duy nông nổi hay “lười biếng” là một dòng chảy của trí óc phản chiếu, một sự thất bại của lý trí. Đây quả thực là một ý tưởng hấp dẫn và táo bạo. Để hỗ trợ cho nó, Stanovich và các đồng sự đã tìm ra câu hỏi bẫy “gậy và bóng” và những người khác thích hiểu nó là một dạng chỉ dẫn cho những nhầm lẫn ngớ ngẩn trong tư duy hơn là một thước đo thông thường cho trí tuệ, ví dụ các bài kiểm tra IQ. Thời gian cho chúng ta biết sự khác biệt giữa trí tuệ và lý trí sẽ dẫn dắt ta đến những khám phá mới.

-----o0o-----

Trích “Tư Duy Nhanh Và Chậm”

Tác giả: Daniel Kahneman

Người dịch: Hương Lan – Xuân Thanh

NXB Thế Giới

 

Bài viết liên quan