TỪ THIỆN THỰC SỰ LÀ Ở TRÁI TIM - TỪ HẠT CÁT ĐẾN NGỌC TRAI- MARCUS AURELIUS

TỪ THIỆN THỰC SỰ LÀ Ở TRÁI TIM

TỪ HẠT CÁT ĐẾN NGỌC TRAI- MARCUS AURELIUS

Người dịch: Nguyễn Lệ Thu; NXB Thanh Niên

––o0o––

Từ thiện thực sự là ở trái tim, không phải ở đồng tiền thế nào là Thiện? Marcus Aurelius không chỉ một lần nhắc đến khái niệm này, ông cho rằng Thiện chính là làm những chuyện phù hợp với lợi ích cộng đồng, hành thiện cũng chính là trao phần thưởng cho bản thân mình. Vậy, ý nghĩa của Thiện là gì? Tại sao xã hội ngày nay lại có vô số nhà từ thiện đang cống hiến hết mình, không...
TỪ THIỆN THỰC SỰ LÀ Ở TRÁI TIM - TỪ HẠT CÁT ĐẾN NGỌC TRAI- MARCUS AURELIUS

“Ta đã bao giờ làm được việc gì vì lợi ích cộng đồng hay chưa? Phải, ta có được sự khen ngợi nhờ chính bản thân mình. Hãy để tâm hồn ta luôn nhớ về điều ấy, đừng bao giờ ngừng lại hành động thiện nghĩa ấy.”

LỜI VÀNG Ý NGỌC

Từ thiện thực sự là ở trái tim, không phải ở đồng tiền thế nào là Thiện? Marcus Aurelius không chỉ một lần nhắc đến khái niệm này, ông cho rằng Thiện chính là làm những chuyện phù hợp với lợi ích cộng đồng, hành thiện cũng chính là trao phần thưởng cho bản thân mình. Vậy, ý nghĩa của Thiện là gì? Tại sao xã hội ngày nay lại có vô số nhà từ thiện đang cống hiến hết mình, không biết mệt mỏi?

Xã hội loài người từng tồn tại “giai cấp” trong suốt một thời gian dài. Ví dụ, hoàng đế thường tự xưng là “Thiên tử”, sinh ra đã có đặc quyền đặc lợi, ngự trên ngôi cao, nắm quyền thống trị muốn dân. Những điều cực đoan tồn tại trong chế độ đó có thể dễ dàng thấy được, bởi sự bất bình đẳng tồn tại dai dẳng, đeo bám con người ta từ khi sinh ra đời cho đến tận khi chết đi. Nếu có huyết thống hoàng tộc, dù năng lực có tầm thường đến đâu đi nữa cũng vẫn có thể thăng quan tiến chức, nhưng nếu gia cảnh bần hàn thì dù tài hoa đến mấy cũng chỉ đành sống hèn mọn cho đến hết đời, sự bất bình đẳng này là nguyễn nhân chính gây ra khoảng cách giàu nghèo trong xã hội phong kiến thời bấy giờ. Trong thời đại ngày nay, tuy về mặt hình thức, sự bất bình đẳng đã được cải thiện, song con người ta vì nhiều lí do như năng lực bản thân, cơ hội thăng tiến… nên vẫn tồn tại khoảng cách giàu nghèo. Từ góc độ xã hội thì mục đích ra đời của từ thiện chính là làm hết sức mình để xóa bỏ khoảng cách giàu nghèo. Cách thức thường thấy nhất của hoạt động từ thiện là quyên góp tiền của, có nhiều người coi việc quyên tiền và từ thiện ngang hàng với nhau, đó là cách nghĩ sai lầm.

Ở Hàn Quốc có một cán bộ cấp cao trong một công ty, nhờ những nỗ lực của bản thân mà ông trở thành cổ đông quan trọng của công ty, tài sản cá nhân lên đến hàng tỉ đô la Mĩ. Một lần đi công tác ở châu Phi, sau khi sống vài tuần ở một ngôi làng nhỏ ở Congo, ông về nước và kiên quyết từ bỏ công việc, mang hết gia sản cùng người nhà sang Congo. Trước tiên, ông xây nhà ở cho người dân bản địa, hơn nữa còn quyền tặng đồ dùng sinh hoạt cho họ. Sau này, ông nhận ra việc làm của mình cũng chỉ như muối bỏ bể, tài sản của mình chẳng mấy chốc rồi sẽ tiêu hết. Ông nghĩ đến vấn đề cơ bản nhất – Giáo dục, thế là ông liền cho xây dựng trường Tiểu học và Trung học, giúp người dân bản địa tiếp thu kiến thức. Đồng thời, ông tìm cách thu hút nhân tài về kĩ thuật nông nghiệp từ nước ngoài để dạy cho người dân bản địa cách nâng cao sản lượng lương thực. Nhiều năm sau, ông không còn là tỉ phú, cũng chẳng còn những đồ dùng xa xỉ nữa. Khi được phóng viên phỏng vấn, ông nói:

“Giàu có chẳng có ý nghĩa gì cả, khi nhìn thấy những đứa trẻ nở nụ cười vì được ăn no, được học hành, ấy chính là niềm vui lớn nhất của tôi”. Có thể thấy rằng, ông đã tìm được chân lí của cái Thiện – đó chính là Nhân ái.

Khi chúng ta nhìn thấy những người gặp bất hạnh, khó tránh khỏi thấy xót xa trong lòng, hãy rộng lượng chia sẻ tiền bạc của mình. Đồng thời, hãy nhớ lấy câu nói “Thiện vì Thiện”, khi có ý định làm việc thiện, trước tiên hãy hỏi bản thân: Mình có thực sự có một trái tim từ thiện?

Ý NGHĨA CỦA TỪ THIỆN

Số 1 – Từ góc độ vi mô, có thể giúp đỡ người khác, khơi dậy tình yêu thương của chính mình.

Mục tiêu đầu tiên của từ thiện chính là giúp đỡ người khác, thông qua những hành động từ thiện để giúp những người gặp khó khăn thoát khỏi cảnh khốn cũng sử cho đi này thường không đòi hỏi được đền đáp. Từ thiện là một hành động vô tư tự nguyện, là sự phát triển của tình yêu thương, là bàn đạp thúc đẩy sự hài hòa giữa người với người, là kết quả tất yếu của sự phát triển trong xã hội văn minh.

Tháng 12 năm 2006, chủ tịch tập đoàn Microsoft Bill Gates tuyên bố, trong vòng 50 năm sau ngày ông mất, sẽ đem quyền tặng toàn bộ 60 tỉ đô la Mĩ của quỹ từ thiện Gates, trong đó hạn mức quyên góp của cá nhân ông lên đến 24 tỉ đô la. Ngoài ra, ông còn đích thân đến các quốc gia nghèo đói hoặc đang phát triển để triển khai các hoạt động từ thiện, ông đã cống hiến rất nhiều tâm sức cho sự nghiệp phòng tránh HIV/AIDS và giải quyết nạn đói nghèo.

Số 2 – Từ góc độ vĩ mô, có thể thúc đẩy xã hội phát triển cân bằng

Xét từ góc độ xã hội, ý nghĩa của từ thiện chính là cải thiện khoảng cách giàu nghèo. Cho dù tài sản quyên góp là ít hay nhiều, hình thức quyên góp có thay đổi ra sao thì những người nhận được quyên góp vẫn có được sự giúp đỡ nhất định. Đừng coi thường sức mạnh của mỗi cá nhân, chỉ cần mỗi người trên thế giới này quyền tặng một đồng thì cũng sẽ tạo nên được khối tài sản vô cùng to lớn.

Quỹ từ thiện do diễn viên nổi tiếng Lí Liên Kiệt thành lập đã quyên được số tài sản rất lớn từ xã hội, mỗi khi có thiên tai, quỹ đều cố gắng đóng góp hết sức mình. Ý nghĩa của Quỹ từ thiện nằm ở chỗ, sức mạnh của một người là có hạn, nhưng nếu tập hợp được sức mạnh của mọi người, tập hợp được tài sản phân tán trong xã hội thì hiệu quả mà nó đem lại sẽ vượt quá sức tưởng tượng của chúng ta.

Bài học quan trọng

Chúng ta đừng bao giờ coi thường sức mạnh của một người, khi sức mạnh của tất cả mọi người được tập hợp lại với nhau thì sẽ sinh ra năng lượng to lớn. Vì vậy, đừng vì sức mình nhỏ bé mà làm ngơ trước việc từ thiện, tôn chỉ của từ thiện không nằm ở số lượng tài sản quyên góp mà ở chỗ liệu ta có một trái tim nhân ái hay không.

Tác giả:

Marcus Aurelius – tác giả của tác phẩm triết học kinh điển Suy ngẫm (Meditations) – là một vị hoàng đế của La Mã cổ đại, đồng thời cũng là một nhà triết học nổi tiếng trong lịch sử. Ngay từ nhỏ, Aurelius được hưởng nền giáo dục toàn diện, tinh thông tiếng La tinh và Hi Lạp, từng học qua triết học, pháp luật, hội họa và là một trong những nhân vật đại diện cho phái Khắc Kỷ (Stoicisme). Năm 161 TCN, ông lên ngôi hoàng đế La Mã ở tuổi 40. Nhờ sự kiên quyết của mình, ông đã cùng với anh trai là Lucius Verus lên ngôi, trở thành vị đồng hoàng đế đầu tiên trong lịch sử La Mã.

 

Bài viết liên quan