CĂN BẢN: PHẬT TÁNH - TULKU URGYEN RINPOCHE - AS IT IS

CĂN BẢN: PHẬT TÁNH

TULKU URGYEN RINPOCHE

AS IT IS (những bài pháp trong 2 năm cuối cùng 1994, 1995)

Việt dịch: BBT Tại đây và Bây giờ

---o0o---

Chỉ có trạng thái đích thực của samadhi mới có thể tịnh hóa hay làm sạch sự mê lầm tự tạo này. Nhiều hơn những hiện tướng và trụ thêm sẽ không phá hủy được nó. Trạng thái sâu xa này đang hiện diện trong mỗi cá nhân chỉ nếu họ biết nó! Bản tánh tối hậu đã vốn hiện diện đầy đủ. Nó được cho những cái tên như pháp thân, báo thân và hóa thân. Trạng thái mê lầm của chúng ta...
CĂN BẢN: PHẬT TÁNH - TULKU URGYEN RINPOCHE - AS IT IS

Hình ảnh chính của pháp giới là không gian – “không gian của mọi sự” trong đó mọi hiện tượng biểu lộ, ở đó và tan lại vào đó. Nó tương tự với không gian vật lý, giống như một bình chứa trong đó có bốn nguyên tố xuất hiện, ở lại và tan biến. Bốn nguyên tố đất nước lửa gió này không đến từ nguồn nào khác; chúng khởi từ chính bản thân không gian. Chúng không ở đâu khác ngoài không gian, chúng không đi đâu ngoài không gian. Cũng như vậy, pháp giới là môi trường căn bản của tất cả hiện tượng, dù chúng thuộc về sanh tử hay niết bàn. Nó bao trùm bất cứ cái gì xuất hiện và hiện hữu, gồm những thế giới và tất cả chúng sanh. Mọi sự xảy ra trong và tiêu tan lại vào trạng thái của pháp giới. Pháp giới bao trùm mọi cái của sanh tử và niết bàn – nó không chỉ bao gồm niết bàn và trục xuất sanh tử; nó không phải như vậy.

Những hiện tượng bên ngoài xuất hiện trong không gian, ở lại đó và biến mất trở lại trong không gian. Đất, nước, lửa, gió đâu còn ở chỗ nào khác ngoài không gian? Có phải chúng luôn luôn ở trong không gian? Khi chúng ta rả, có phải chúng luôn luôn tan rả trong không gian? Có chỗ nào cho chúng đi ngoài không gian, có nơi nào khác ngoài không gian? Xin hãy hiểu kỹ sự giống nhau tượng trưng giữa pháp giới và không gian vật lý này.

Sự tương quan giữa pháp giới, pháp thân và trí huệ pháp giới thì giống như tương quan giữa một nơi chốn, một người và tâm của con người. Nếu không có nơi chốn, thì không có môi trường cho người ấy hiện hữu, và không có người trừ phi người ấy có một tâm trong thân thể. Theo cùng cách, trường hay cõi chính yếu được gọi là pháp giới có bản tánh pháp thân. Pháp thân có phẩm tính trí huệ pháp thân, nó giống như phương diện tâm.

Chúng ta cũng cần hiểu rõ từ “sanh tử” và “niết bàn” là gì. Niết bàn nghĩa là Phật tánh được chứng ngộ hoàn toàn, gồm cả ba phương diện Thân, Ngữ, và Tâm. Thân là tinh túy đơn giản như nó là. Ngữ là bản tánh của nó, phẩm tính biết luôn luôn hiện diện sống động. Và Tâm là khả năng, luôn luôn rạng rỡ. Ba phương diện này bao gồm sự hiện diện căn bản của tất cả chư Phật. Chúng không khác gì tinh túy, bản tánh và khả năng của các vị. Tất cả các Như Lai đều cùng phẩm tính này. Trong cùng cách, sanh tử là thân, ngữ, tâm của tất cả chúng sanh, chúng là những biểu hiện mê lầm của tinh túy, bản tánh và khả năng của họ. Trong cách này, pháp giới bao gồm tất cả sanh tử và niết bàn.

Pháp giới được trang hoàng với pháp thân, cái này được phú bẩm với trí huệ pháp giới. Đây là một nhận định ngắn nhưng rất sâu xa, bởi vì “pháp giới” cũng ám chỉ Như Lai tạng hay Phật tánh. Phật tánh bao gồm tất cả: điều này có nghĩa nó đang hiện diện, là căn bản cho mọi trạng thái, bất kể chúng thuộc về sanh tử hay niết bàn. Hãy nhớ, “niết bàn” ám chỉ Thân, Ngữ và Tâm của tất cả các bậc giác ngộ. Thân là tinh túy thường trụ, Ngữ là bản tánh hiện tiền sống động, và Tâm là khả năng rạng rỡ. Ba cái này, Thân, ngữ, Tâm của tất cả chư Phật, cũng được biết là ba kim cương.

Phật tánh hiện diện như mặt trời chiếu sáng hiện diện trong bầu trời. Nó không thể phân chia khỏi ba kim cương của trạng thái giác ngộ vốn không hư hao, biến đổi. Thân kim cương là phẩm tính bất biến, Ngữ kim cương là phẩm tính không mê mờ, sai lầm. Như thế, Phật tánh hay pháp giới là ba kim cương; đồng thời, sự biểu hiện của nó biểu lộ là thân, ngữ, tâm mê lầm của tất cả chúng sanh.

Trong nghĩa bình thường, “thân” ám chỉ cái gì có thể chết, hợp tạo từ thịt và máu. “ngữ” ám chỉ những lời không liên tục, đến rồi đi và cuối cùng tắt mất. Và “tâm” ám chỉ những trạng thái ý tưởng và cảm xúc đến và đi, đến và đi, dưới sức mạnh của nhị nguyên, sống như những hạt của một xâu chuỗi. Những trạng thái tâm thức này cũng không thường còn. Mọi người đều chấp nhận rằng thân, ngữ, tâm của chúng sanh thì thường thay đổi, liên tục đến và đi. Hơn nữa, căn bản của thân, ngữ, tâm bình thường của chúng ta là Phật tánh, pháp giới bao trùm tất cả sanh tử và niết bàn. Không có một chúng sanh nào không là như vậy.

Nhìn từ góc độ thanh tịnh, Phật tánh này đang có mặt trong mỗi chúng sanh, sự biểu hiện của những bậc chiến thắng, như những tia sáng đang có mặt từ mặt trời. Tương tự, nguồn gốc của thân, ngữ, tâm của chúng sanh là sự biểu hiện của Phật tánh tràn ngập khắp cả sanh tử và niết bàn.

Có nói rằng tất cả chúng sanh là những vị Phật, nhưng họ còn bị che phủ bởi những che ám tạm thời của họ. “Những che ám tạm thời này” là sự suy nghĩ của chính chúng ta. Pháp giới bao trùm tất cả sanh tử và niết bàn – không chỉ trạng thái giác ngộ của niết bàn, mà tất cả mọi sự, mọi vật đơn lẻ. Thân, khẩu, tâm của chúng sanh tạm thời sanh khởi từ sự biểu hiện những phẩm tính của thân, khẩu, tâm giác ngộ. Như không gian tràn ngập khắp, thế nên tánh giác tràn ngập khắp. Nếu không như vậy, thì không gian tràn ngập khắp mà rigpa (tánh giác) lại không. Giống như không gian, rigpa thì bao trùm và thấm nhuần tất cả: không có gì ở ngoài. Cũng như những sự vật và chúng sanh đều được không gian thấm nhuần khắp, rigpa thấm nhuần khắp những tâm của chúng sanh. Pháp giới thấm nhuần khắp tất cả sanh tử và niết bàn.

Thiết yếu khi bắt đầu với một hiểu biết căn bản và sâu thẳm điều được nói ở đây để có thể chính thức thực hành giáo lý Đại Toàn Thiện. Trừ phi chúng ta biết cái đó là gì, ít nhất ở cấp độ trí thức, thì hình như đối với chúng ta, những chúng sanh là những thực thể ngoại lai, không kết nối, và chúng ta không biết họ từ đâu tới, thuộc về đâu hay họ thực sự là gì. Họ hoàn toàn không liên hệ, không kết nối chút nào. Sự khác biệt giữa chư Phật và chúng sanh nằm ở phạm vi và thái độ chật hẹp của chúng sanh. Chúng sanh tự giới hạn trong mảnh đất nhỏ hẹp của sanh tử bằng thái độ và suy nghĩ của riêng họ.

Có nói rằng sự khác biệt giữa chư Phật và chúng sanh giống như giữa sự bó hẹp và mở rộng của không gian. Chúng sanh giống như không gian trong một bàn tay nắm chặt, trong khi chư Phật thì hoàn toàn mở trống, trùm khắp. Không gian căn bản và tánh giác vốn trùm khắp. Không gian căn bản là sự vắng mặt của những tạo dựng của tâm thức, trong khi tánh giác là cái biết sự vắng mặt của những tạo dựng, nhận biết sự trống không hoàn toàn (tánh Không) của tinh túy tâm. Không gian và tánh giác thì không thể phân chia một cách bẩm sinh. Có nói rằng, “Khi mẹ, không gian căn bản của pháp giới, không lạc khỏi đứa con tánh giác của bà, thì không nghi ngờ gì họ không bao giờ phân cách”.

Pháp tối hậu là sự thấu hiểu, thành tựu chứng ngộ sự không thể phân chia của không gian căn bản và tánh giác. Đó là điểm bắt đầu, và đó là cái được chỉ ra để bắt đầu với nó. Thiết yếu là phải hiểu điều này; nếu không, chúng ta sẽ có cảm giác rằng Samantabhadra và phối ngẫu của ngài là một ông già màu xanh và người phụ nữ đã sống những niên kỷ trước. Hoàn toàn không sống giống như thế! Samantabhadra và phối ngẫu là nhất thể không thể phân chia của không gian và tánh giác.

Như bạn biết, chín thừa thứ lớp và bốn trường phái triết học – Vaibhashika, Santrantika, Duy Tâm, và Trung Đạo – được định ra thích hợp với những khả năng tâm thức khác nhau của những người khác nhau. Từ Đại Toàn Thiện, mặt khác, hàm ý rằng mọi sự được bao gồm trong Đại Toàn Thiện; rằng mọi sự là toàn thiện, hoàn hảo, viên mãn. Đại Toàn Thiện được nói là vô song, nghĩa là không có cái gì cao hơn nó. Tại sao thế? Bởi vì nó là biết cái thực sự là như nó là – trạng thái trần trụi tối hậu của pháp thân. Nó có phải là tối hậu thực sự không? Xin hãy cẩn thận hiểu điều này.

Đại Toàn Thiện thì hoàn toàn vượt khỏi bất kỳ thứ chuồng chim bồ câu nào trong bất kỳ cách nào. Nó hoàn toàn mở trống, vượt khỏi những phạm trù, giới hạn và ranh giới của những giả định và niềm tin. Mọi đường lối khác diễn tả những sự vật thì bị giới hạn bởi những phạm trù và ranh giới. Chỗ đến tối hậu trong Dzogchen là cái thấy những thân và những trí huệ. Hãy nghe trích dẫn này: “Dù mọi sự là trống không, phẩm tính đặc biệt của Phật pháp thì không phải trống không những thân và trí huệ”. Mọi hệ thống khác trình bày rằng mọi sự là trống không, nhưng thực ra, ý định của đức Phật là dùng từ “tánh Không” hơn là “trống không”. Đây là một điểm rất quan trọng.

Chẳng hạn, trong những kinh điển Bát nhã ba la mật chúng ta thấy những nhận định, “Những sự vật bên ngoài là tánh Không, những sự vật bên trong là  tánh Không, tánh Không là tánh Không, cái bao la là tánh Không, cái tối hậu là tánh Không, cái bị điều kiện hóa là tánh Không, cái không bị điều kiện hóa là tánh Không…” Tánh Không ở đây cần được hiểu là “cái biết trống không”. Xin hãy hiểu điều này. Tiếp vĩ ngữ “ness” trong emptiness (tánh Không) hàm ý phẩm tính biết. Chúng ta cần hiểu từ này trong sự nhấn mạnh đúng đắn của nó.

Nếu không, có vẻ bất đoạn kiến, hư vô chủ nghĩa khi nói đơn giản rằng những sự vật bên ngoài là trống không. Nếu chúng ta hiểu “tánh Không” là trống không, trống rỗng, thay vì “cái biết trống không”, chúng ta đang nghiêng về đoạn kiến, ý tưởng rằng mọi sự là một cái không trống rỗng lớn lao. Đây là một lạc lối trầm trọng.

Ban đầu đức Phật dạy rằng mọi sự là trống không. Điều này thì không tránh được; thật vậy, nó hợp lý, bởi vì chúng ta cần gỡ sự trụ chấp vào tính thường còn của điều chúng ta kinh nghiệm. Một người bình thường bám vào những nội dung của kinh nghiệm như là cứng chắc, như là “cái đó” – chứ không phải chỉ là “kinh nghiệm”, nhưng như cái gì cứng chắc, thật, cụ thể và thường còn. Nhưng nếu chúng ta nhìn một cách thành thực và sát gần cái xảy ra, thì kinh nghiệm chỉ là kinh nghiệm, và nó không được làm từ cái nào cả. Nó không có sắc, không âm thanh, màu sắc, mùi vị và không có kết cấu; nó chỉ là kinh nghiệm – một cái biết trống không.

Sự phô diễn sống động nhiều màu sắc bạn thấy với đôi mắt mở không phải là tâm, mà là ‘vật chất được soi sáng’. Tương tự, khi nhắm mắt và thấy cái gì tối, nó không phải là tâm mà là ‘vật chất tối’. Trong cả hai trường hợp, vật chất chỉ là một sự có mặt, một kinh nghiệm về cái gì. Chính tâm kinh nghiệm những nguyên tố bên ngoài và mọi thứ khác.

Một xuất hiện, một hiện tướng chỉ hiện hữu nếu có một tâm thấy nó. Cái ‘thấy’ hiện tướng ấy không gì khác hơn kinh nghiệm; đó là cái thực sự xãy ra. Không có một người tri giác, làm sao một hiện tướng có thể là một hiện tướng? Nó không hiện hữu ở đâu cả. Những tri giác được kinh nghiệm bởi tâm; chúng không được kinh nghiệm bởi nước hay đất. Mọi nguyên tố được phân biệt rõ ràng chừng nào tâm trụ vào chúng. Nhưng chúng không gì khác hơn ngoài chỉ là một sự có mặt, một hiện tướng. Chính tâm nắm hiểu sự chỉ có mặt này. Khi tâm này không nắm hiểu, giữ lấy hau trụ vào cái được kinh nghiệm – nói cách khác, khi samadhi của tánh Như chính thức, đích thực hiện lên trong dòng hiện sinh của bạn – ‘thực tại’ mất đi phẩm tính cứng đặc, ngăn ngại của nó. Đó là tại sao những thiền giả (yogi) thành tựu không thể bị cháy, bị chìm hay bị gió làm hại. Trong kinh nghiệm của các vị ấy mọi hiện tướng chỉ là một sự có mặt, bởi vì sự chấp trụ đã tan rã từ bên trong. Tâm là cái đang kinh nghiệm, cái mà trong nó kinh nghiệm khai mở. Có cái nào khác đang kinh nghiệm? Tâm nghĩa là kinh nghiệm cá nhân. Mọi kinh nghiệm đều là cá thể, cá nhân.

Chẳng hạn, sự kiện sự mê lầm của một thiền giả tan biến không có nghĩa là sự mê lầm của mọi người khác cũng tiêu tan. Khi người nào đó chứng ngộ thì cá nhân ấy chứng ngộ, không phải mọi người khác. Khi một thiền giả vượt khỏi trụ chấp, chỉ kinh nghiệm mê lầm thuộc cá nhân của người ấy tiêu tan. Xin hãy nghĩ về điều này. Tuy nhiên, có phương diện khác gọi là "kinh nghiệm của người khác" hay "kinh nghiệm chung" của chúng sanh.

Tất cả thực tại có vẻ cứng chắc này [Rinpoche gõ vào cái giường gỗ của ngài], không có một vật nhỏ nào là không thể hủy hoại. Bất kể vật chất nào trong thế giới này đều bị thiêu hủy trong lửa vào lúc kết thúc đại kiếp, không riêng cái gì. Rồi lửa tự tiêu tan. [Rinpoche cười tủm tỉm]

Hãy để một số thời gian tu hành Nanjang, và bạn sẽ khám phá rằng mọi thứ của thực tại là không có chất thể và không thực. Nhờ thực hành Nanjang, chúng ta khám phá rằng mọi kinh nghiệm là kinh nghiệm cá nhân, và mọi kinh nghiệm cá nhân được thấy là không thực và không có chất thể khi không trụ vào đó. Trong toàn thế giới này không có một hiện tướng được tạo ra nào mà có thể tồn tại cho đến cuối cùng. Những sắc tướng có vẻ thấy được ngoài kia không thực sự tồn tại ở đâu cả. Những tri giác ấy là những kinh nghiệm tương thuộc của nghiệp. Tất cả thực tại tương đối được định nghĩa là tùy thuộc vào cái khác, vào những nguyên nhân và những điều kiện, phải thế không? Khi giải thích những hiện tượng tương đối, bạn phải nói đến những nguyên nhân và những điều kiện của chúng; không có cách nào đi vòng quanh nó.Cuối cùng, chúng ta thấu hiểu rằng bản tánh của chúng rốt cuộc vượt khỏi những nguyên nhân và những điều kiện. Cái "tối hậu" không thể làm từ những nguyên nhân và những điều kiện.

Chỉ có trạng thái đích thực của samadhi mới có thể tịnh hóa hay làm sạch sự mê lầm tự tạo này. Nhiều hơn những hiện tướng và trụ thêm sẽ không phá hủy được nó. Trạng thái sâu xa này đang hiện diện trong mỗi cá nhân chỉ nếu họ biết nó! Bản tánh tối hậu đã vốn hiện diện đầy đủ. Nó được cho những cái tên như pháp thân, báo thân và hóa thân. Trạng thái mê lầm của chúng ta che dấu chúng ta cái này, nhưng thực ra chính cái này phá hủy mê lầm. Đây không phải thực sự là kỳ diệu sao! [Rinpoche cười tủm tỉm]

Mọi khi chúng ta đạt an định trong samadhi, mê lầm bị phá hủy, bởi vì samadhi tháo bỏ toàn bộ màn kịch của mê lầm. Nói cách khác, tâm nào tạo ra mê lầm một cách căn bản, nhưng bằng cách nhận biệt bản tánh của tâm này, chúng ta làm sạch tan mê lầm của chúng ta, bởi vì vào lúc đó không mê lầm nào có thể tái tạo. Nếu ai cũng có thể hiểu chính xác điều này! Thật kỳ diệu! [Rinpoche cười]. Chính tâm này tạo ra toàn bộ mê lầm này, những cũng chính tâm này có thể khiến toàn bộ mê lầm sụp đổ [Rinpoche lại cười]. Ngoài Phật tánh, có cái gì khác có thể thoát khỏi mê lầm? Phật tánh là căn bản mê lầm. Nó cũng là cái giải tan mê lầm. Xin cẩn thận cố gắng hiểu điều này! Đây là cái bạn có thể hiểu!

Mê lầm có vẻ tách lìa tất cả chúng sanh với Phật tánh của họ. Nhưng chính Phật tánh này xóa sạch mê lầm. Nó là cái căn bản để nhận biết nó hay không. Chúng ta nói đến những người không bao giờ mê lầm: chư Phật và một trăm gia đình cao cả của chư Như Lai hiền hòa và hung nộ, gồm Phật Phổ Hiền Samantabhadra. Khi không nhận biết, người ta mê lầm. Mê lầm ta biến ngay khi bạn nhận biết bản chất của cái bị mê lầm.

Mê lầm giống như bị một hồn ma chiếm lấy trong một buổi gọi hồn, khi người ta bắt đầu đột nhiên đi quanh và làm mọi thứ điên cuồng. Đây chính xác là điều xảy ra cho tất cả chúng ta. Chúng sanh bị “hồn ma” vô minh và 84.000 phiền não chiếm cứ, và họ nhảy nhót loanh quanh, làm những điều không thể tin nổi. Họ chịu mọi loại khổ đau khác nhau rất lâu dài những kiếp này qua những kiếp khác. Nhưng đó chỉ là một "bị nhập" do tự tạo lấy. Nó không thực sự là một cái gì ở ngoài. Phật tánh đã mất dấu bản thân nó và tạo ra sanh tử, những cũng chính Phật tánh, khi nhận biết chính nó, xóa sạch mê lầm của hiện hữu sanh tử. Giây phút nhận biết giống như khi hồn ma bỏ đi. Thình lình việc bị ma nhập biến mất. Thậm chí chúng ta không thể nói nó đã đi đâu. Điều này được gọi là ‘sự sụp đổ của mê lầm’.

Chúng ta đã trải qua quá nhiều khốn khổ - ôi trời! Quay tròn theo bánh xe sanh tử luân hồi, chúng ta đã chịu đựng quá nhiều rắc rối! Lang thang rong ruổi trong sáu loại chúng sanh, hẳn là chúng ta đã khổ đau! [Rinpoche cười]. Một thiền giả giống như người bị nhập nói ở trên mà hồn ma đã bỏ đi. Khi ‘bị nhập’, tâm này suy nghĩ và hành động trong mê lầm, nhưng ngay khi bạn nhận biết bản tánh của tâm này – rigpa- việc bị nhập lập tức biến mất. [Rinpoche cười].

Bài viết liên quan