LẮNG NGHE! HÃY THẬT SỰ LẮNG NGHE! - 10 BƯỚC ĐỂ CÓ CUỘC SỐNG TRỌN VẸN - DALE CARNEGIE

LẮNG NGHE! HÃY THẬT SỰ LẮNG NGHE!

10 BƯỚC ĐỂ CÓ CUỘC SỐNG TRỌN VẸN - DALE CARNEGIE

Người dịch: Hoàng Huấn

NXB Lao Động – Phương Nam Book

––o0o––

Giả sử có người nêu ra một tình huống trục trặc và nhờ chúng ta góp ý. Chúng ta có thể bắt đầu chú tâm lắng nghe, nhưng trước đó, chúng ta có thể không tập trung lắm vì bận suy nghĩ về chồng hồ sơ ở bàn làm việc, cuộc điện thoại định gọi hoặc cuộc tranh cãi với đứa con gái khi chúng ta chở nó đi học vào sáng nay. Tuy rằng tai có nghe tiếng nói, nhưng chúng ta không thật sự lắng...
LẮNG NGHE! HÃY THẬT SỰ LẮNG NGHE! - 10 BƯỚC ĐỂ CÓ CUỘC SỐNG TRỌN VẸN - DALE CARNEGIE

Trò chuyện giống như con đường hai chiều. Một bên là chúng ta nói và bên kia là người khác nói. Thông thường chúng ta nghĩ về điều mình đang hoặc sắp nói và đôi khi không thật sự chú ý tới điều người kia nói.

Giả sử có người nêu ra một tình huống trục trặc và nhờ chúng ta góp ý. Chúng ta có thể bắt đầu chú tâm lắng nghe, nhưng trước đó, chúng ta có thể không tập trung lắm vì bận suy nghĩ về chồng hồ sơ ở bàn làm việc, cuộc điện thoại định gọi hoặc cuộc tranh cãi với đứa con gái khi chúng ta chở nó đi học vào sáng nay. Tuy rằng tai có nghe tiếng nói, nhưng chúng ta không thật sự lắng nghe.

Những chuyện trên đều xảy ra với tất cả chúng ta. Tại sao vậy? Trí óc có thể xử lý những ý tưởng nhanh hơn nhiều so với việc nói chuyện. Khi ai đó đang nói chuyện với chúng ta, trí óc mình có khuynh hướng “chạy” trước nên chúng ta có thể đoán trước câu nói của họ, đôi khi là chính xác, nhưng thường là có khác với nội dung họ nói. Tức là chúng ta nghe trí óc đọc trước câu nói dù không phải lúc nào cũng đúng.

Đây là bản năng con người. Nhưng đó không phải là lý do để chúng ta trở thành người không chú ý lắng nghe. Hãy làm bài trắc nghiệm sau đây để tìm hiểu thói quen lắng nghe của chúng ta.

 

Bài viết liên quan