NGUYÊN LÝ VÔ SONG MỞ RỘNG - TRẬT TỰ VŨ TRỤ NHỮNG QUY LUẬT XUYÊN SUỐT, CON NGƯỜI , TÂM LINH, XÃ HỘI - GEORGES OHSAWA

NGUYÊN LÝ VÔ SONG MỞ RỘNG

TRẬT TỰ VŨ TRỤ NHỮNG QUY LUẬT XUYÊN SUỐT, CON NGƯỜI , TÂM LINH, XÃ HỘI - GEORGES OHSAWA

Người dịch: Nguyễn Cường

––o0o––

Như tấm bản đồ này đã chỉ rõ, tinh thần chính là vô hạn cho nên nó có mặt ở mọi lúc mọi nơi. Còn thế giới hữu hạn thì quá đỗi bé nhỏ, chỉ như những mảnh vụn vậy. Tinh thần là thứ biết toàn bộ mọi thứ là vì lý do này.
NGUYÊN LÝ VÔ SONG MỞ RỘNG - TRẬT TỰ VŨ TRỤ NHỮNG QUY LUẬT XUYÊN SUỐT, CON NGƯỜI , TÂM LINH, XÃ HỘI - GEORGES OHSAWA

Vài nét về tác giả Georges Ohsawa (1893 – 1966):

Georges Ohsawa, tên thật là Sakurazawa Nyoichi là một triết gia người Nhật Bản, là người truyền bá phong trào thực dưỡng rộng rãi trên thế giới.

Tinh thần biết toàn bộ mọi thứ

Như tấm bản đồ này đã chỉ rõ, tinh thần chính là vô hạn cho nên nó có mặt ở mọi lúc mọi nơi. Còn thế giới hữu hạn thì quá đỗi bé nhỏ, chỉ như những mảnh vụn vậy. Tinh thần là thứ biết toàn bộ mọi thứ là vì lý do này.

“Tôi tồn tại vì tôi suy nghĩ” hay “Tôi suy nghĩ vì tôi tồn tại”?

Tôi luôn suy nghĩ. Vậy liệu có thể nói vì thế mà tôi đang tồn tại? Theo tấm bản đồ thứ ba này thì tinh thần chính là thế giới vô hạn, tinh thần hiện hữu mọi lúc, mọi nơi nên nó là thứ bao trùm toàn thể, biết về mọi vật, mọi việc, biết về cả quá khứ và tương lai. Và quan sát chính là suy nghĩ. Cái tôi “nhìn” này, cái tôi “nghĩ” này chính là vô hạn, là Đại vũ trụ, Đại tự nhiên, là tuyệt đối. Sự thật là có tồn tại cái tôi nghĩ và cái tôi nhìn đó. Tuy nhiên, cái tôi nghĩ chính là vô hạn chứ không phải là cái tôi của thể sống này, của thân xác ngắn ngủi trong thế giới hữu hạn này.

Những đại phát minh tình cờ

Từ xưa tới nay, dường như các phát minh vĩ đại thường xảy đến một cách ngẫu nhiên. Động cơ hơi nước của Watt, định luật hấp dẫn của Newton, phát hiện về dòng điện trong chân ếch của Luigi Galvani, liệu pháp vắc-xin xuất phát từ những câu nói an ủi của nhà hóa học Pasteur, phương pháp trị bệnh đậu mùa của Edward Jenner đến từ lời chỉ bảo của cô gái chăn bò... và còn rất rất nhiều ví dụ khác nữa. Phải nói những phát minh này đến từ sự Vô thức (Vô Tâm) thì đúng hơn là do ngẫu nhiên, tình cờ. Khi chúng ta suy nghĩ thì hầu như là lúc chúng ta đang lần mò theo tri thức của bản thân. Mà tri thức là thế giới hữu hạn, là thế giới của những kinh nghiệm hạn hẹp hữu hạn, không, tri thức chỉ là một phần hữu hạn vô cùng nhỏ bé của thế giới đó mà thôi. Tuy nhiên, khi Vô thức là khi ta được giải phóng khỏi mọi sợi dây trói buộc của thế giới hữu hạn, bước chân vào thế giới vô hạn, rong chơi trong thế giới tinh thần. Và vì thế giới tinh thần là thế giới quan sát bao trùm toàn thể mọi sự nên từ trên cao ta có thể nhìn thấy toàn bộ những con ngõ cụt ta đang gặp phải, toàn bộ khu rừng một đi không trở lại (Yawata no Yabushirazu) và như thế sẽ tìm ra ngay lối ra cho hướng giải quyết. Nó cũng tương tự như việc giác ngộ (Satori) trong Đạo và ta nói cảnh giới này là Xuất thần (Thân Tâm Thoát Lạc hay Thoát Lạc Thân Tâm).

Hình thức đối thoại

Việc Socrates và Platon sử dụng hình thức đối thoại là bởi lẽ việc khiến Vấn và Đáp, Âm và Dương hoạt động là cách giải quyết vấn đề tuyệt vời, tuân theo trật tự của Đại vũ trụ. Chúng ta có thể thấy điều nay ngay cả trong phạm trù sinh lý. Có thể lấy ví dụ về hệ tiêu hóa.

Nước bọt, dịch vị hay những en-zim có trong đó đều là chất kiềm (alkali) và axit. Phương pháp này còn được sử dụng nhiều ngay cả trong phân tích hóa học hay nhiều ngành công nghiệp chế tạo khác. Từ việc tôi luyện thép, sản xuất đá viên đến chế tạo không khí lỏng hay ni-tơ… dù biết hay không biết, đều mô phỏng các quy luật của Đại vũ trụ.

Tự do của ý chí

Người ta nói trật tự thế giới đặt nền móng của nó vào tự do của ý chí nhưng cái tự do ý chí ở đây là tự do của tinh thần, mà tinh thần lại chính là vô hạn, do đó đương nhiên nó cũng tự do. Tuy nhiên, việc những trật tự thế giới mới thường xuyên nhanh chóng biến mất là vì người ta lầm tưởng rằng tự do của ý chí thuộc về con người, là thứ tồn tại trong sự gò bó, bó buộc của thế giới hữu hạn. Vì thế giới hữu hạn có giới hạn nên tất nhiên không thể có cái gọi là tự do.

Chiến tranh có phải là Ác không?

Chiến tranh là Ác, là xấu xa. Điều này không sai. Bởi lẽ sẽ có rất nhiều người phải bỏ mạng. Tuy nhiên, trong thế giới hữu hạn luôn tồn tại sự lên xuống, nhấp nhô, dập dờn của trật tự Âm Dương nên ở nghĩa này, chiến tranh là biểu hiện của Âm Dương, là con số của tự nhiên, là hiện tượng tất yếu xảy ra. Mặt khác, nếu không có chiến tranh thì sẽ không có hòa bình. Khi Dương và Dương gặp nhau thì giống như những gì các định lý của nguyên ly vô song đã chỉ ra, đầu tiên chúng sẽ đẩy nhau, rồi sau đó do dần trở nên đồng nhất (đồng tính) nên chúng sẽ dung hòa vào nhau. Khi Âm và Âm gặp nhau thì trước tiên chúng sẽ hút nhau do tính chất tương phản nhau, nhưng sau đó do chúng sẽ trở nên khác nhau (dị tính) nên sẽ dẫn tới tương khắc và đấu tranh. Khi dung hòa thì không có tiến bộ hay sáng tạo, chỉ có sự trì trệ hay cố định, hiện tượng hóa thạch (cốt hóa) bắt đầu, còn khi đấu tranh tương khắc thì sẽ có sự sáng tạo hay tiến triển mạnh mẽ. Chiến tranh là Thiện hay là Ác, điều đó tùy thuộc vào nội dung của quan niệm về cái Thiện và cái Ác đó. Tùy thuộc vào cách nhìn nhận. Nếu cả chiến tranh và hòa bình, cả Thiện và Ác đều là sản phẩm của thế giới tương đối, hữu hạn thì dù nói là Thiện hay là Ác, điều đó chỉ tùy thuộc vào lập trường và cách nhìn nhận mà thôi. Nhìn từ phía thế giới tuyệt đối vô hạn thì chiến tranh chỉ là một trong những gợn sóng lăn tăn xảy ra nhiều không đếm xuể trong thế giới con người hữu hạn. Chúng ta nhìn thấy đầu hay thấy chân của những ngọn sóng nhỏ đó sẽ là sự phân biệt về Thiện và Ác. Theo cách nhìn nhận của thế giới hữu hạn tương đối, chiến tranh là bào thai (nguồn gốc) của văn hóa.

Sống là đấu tranh

Điều này cũng nhìn nhận sự giao cảm, thịnh suy của Âm Dương như một cuốc chiến tranh và đây là sự thật. Tuy nhiên, vì chỉ là phán đoán của riêng con người - thế giới hữu hạn nên không có giá trị gì đặc biệt. Nếu nó có thể trở thành sức mạnh, nguồn động viên đối với những người yếu đuối thì quá tốt. Thế nhưng, trong thế giới hữu hạn, những thứ trở thành sức mạnh, nguồn động viên mà đi quá giới hạn, quá mức độ thì sẽ đem đến sự bi quan và tuyệt vọng (ít nhất là cho những kẻ yếu hèn).

Quan hệ nhân quả và Phán đoán giá trị

Khoa học là thứ hệ thống hóa quan hệ nhân quả, còn đạo đức là thứ quyết định phán đoán giá trị. Khoa học là ngành học về sự tồn tại, còn triết học hay tôn giáo dạy cho ta về những điều nên có, nên làm (Đương Vi - Sollen). Khoa học là môn học của thế giới hữu hạn, thế giới tương đối, còn đạo đức là trật tự của thế giới tuyệt đối. Vì vậy, tuyệt đối không thể quyết định khoa học từ đạo đức. Ngược lại, quyết định đạo đức từ khoa học là điều đương nhiên.

Tuy nhiên, nếu là quan hệ nhân quả rộng lớn, bao gồm tới cả thế giới vô hạn, tuyệt đối thì tất nhiên nó sẽ trở thành nền tảng, tiêu chuẩn của phán đoán giá trị.

 

Bài viết liên quan