PHÁP ĐÀM - THÍCH NHẤT HẠNH - GIEO TRỒNG HẠNH PHÚC

PHÁP ĐÀM

THÍCH NHẤT HẠNH - GIEO TRỒNG HẠNH PHÚC

-------o0o------

Pháp đàm là cơ hội để chúng ta học hỏi tuệ giác, kinh nghiệm thực tập của người khác, và cũng là cơ hội để chúng ta chia sẻ những kinh nghiệm, những niềm vui, những khó khăn, những vấn đề liên quan đến sự thực tập chánh niệm của mình. Trong khi một người chia sẻ thì những người khác thực tập lắng nghe sâu.
PHÁP ĐÀM - THÍCH NHẤT HẠNH - GIEO TRỒNG HẠNH PHÚC

Pháp đàm là cơ hội để chúng ta học hỏi tuệ giác, kinh nghiệm thực tập của người khác, và cũng là cơ hội để chúng ta chia sẻ những kinh nghiệm, những niềm vui, những khó khăn, những vấn đề liên quan đến sự thực tập chánh niệm của mình. Trong khi một người chia sẻ thì những người khác thực tập lắng nghe sâu. Thực tập lắng nghe sâu trong khi người khác đang chia sẻ, chúng ta sẽ tạo được một bầu không khí yên tĩnh, gây nhiều cảm hứng cho người nói. Tập chia sẻ những hạnh phúc, khó khăn trong sự thực tập, chúng ta sẽ đóng góp vào tuệ giác và sự hiểu biết chung của tăng thân.

THỰC TẬP

Chúng ta chỉ chia sẻ dựa trên những kinh nghiệm thực tập của chính mình mà không chia sẻ lý thuyết hay những ý niệm trừu tượng. Chúng ta có thể chia sẻ cho nhau những khó khăn hay nguyện ước của mình. Ngồi lắng nghe và chia sẻ với nhau, chúng ta sẽ thấy được sự tương quan mật thiết giữa mình và mọi người. Mỗi người sẽ lần lượt chia sẻ. Trong khi người đó chia sẻ, những người khác theo dõi hơi thở, thực tập lắng nghe sâu mà không phán xét, không phản ứng và cũng không cắt ngang lời người đang chia sẻ hay đưa ra lời khuyên bảo.

Chúng ta nên nhớ rằng những điều được chia ở trong suốt buổi pháp đàm có thể là những bí mật riêng tư. Nếu có một người chia sẻ về những khó khăn mà người đó đang đối diện, chúng ta hãy tôn trọng người đó, rằng có thể người đó không muốn người khác bàn tán về những vấn đề riêng tư của mình sau buổi pháp đàm.

Pháp đàm trong bản môn

Ta nhìn nhau mỉm cười

Em và ta đã khác

Nghe và nói không hai.

-------o0o-------

Trích: “Gieo Trồng Hạnh Phúc (Tái bản lần 8)”

Tác giả: Thích Nhất Hạnh

Chân Hội Nghiêm – Chân Duyệt Nghiêm chuyển ngữ

NXB: Lao Động – Thaihabooks, 2018

Ảnh: nguồn internet

Bài viết liên quan