SỐNG BẰNG ĐỜI SỐNG CỦA TỰ NGÃ - Thiền Sư Đạo Nguyên - Bạn Nấu Ăn Cuộc Đời Bạn Như Thế Nào?

SỐNG BẰNG ĐỜI SỐNG CỦA TỰ NGÃ

Thiền Sư Đạo Nguyên

Trích: Bạn Nấu Ăn Cuộc Đời Bạn Như Thế Nào? Từ Thiền Nấu Bếp Đến Giác Ngộ - Giáo Huấn Điển Tọa; NXB Thiện Tri Thức.

---o0o---

Chúng ta đã bàn, chúng ta phải sống đời sống của chính chúng ta, và học cách gặp gỡ bất cứ cái gì xảy ra mà không tránh né những khó khăn. Đây là tinh thần của sự lớn lao mà Đạo Nguyên đã nói trong dashin, hay Đại Tâm. Và, gặp gỡ tất cả những kinh nghiệm của đời sống chúng ta với đôi mắt mở, và hành động với một nghĩa chân thật chăm sóc tất cả chúng được nói là roshin, hay...
SỐNG BẰNG ĐỜI SỐNG CỦA TỰ NGÃ - Thiền Sư Đạo Nguyên - Bạn Nấu Ăn Cuộc Đời Bạn Như Thế Nào?

Chúng ta đã bàn, chúng ta phải sống đời sống của chính chúng ta, và học cách gặp gỡ bất cứ cái gì xảy ra mà không tránh né những khó khăn. Đây là tinh thần của sự lớn lao mà Đạo Nguyên đã nói trong dashin, hay Đại Tâm. Và, gặp gỡ tất cả những kinh nghiệm của đời sống chúng ta với đôi mắt mở, và hành động với một nghĩa chân thật chăm sóc tất cả chúng được nói là roshin, hay Tâm Cha Mẹ, Lão Tâm.

Đạo Nguyên đã viết khá chi tiết về tinh thần này. Hai trong những thí dụ ngài dùng được lấy từ sự du hành của ngài qua Trung Hoa. Một cái liên quan đến điển tọa ở núi Ngũ Đài, và cái kia, điển tọa ở núi A Dục Vương.

Trước hết, tôi muốn bàn luận về điển tọa ở núi Ngũ Đài. Cốt lõi của câu chuyện này nằm ở hai câu: “Người khác không phải là tôi” và “Nếu tôi không làm công việc của tôi bây giờ thì khi nào khác tôi có thể làm nó?”

Tôi có thể minh họa rất tốt thái độ này đàng sau những câu ấy bằng một lá thơ tôi mới nhận từ một người già đã vào bệnh viện và phải có ai viết thơ cho ông. Ông ấy đau khổ vì bại liệt nửa thân người, và thêm nữa, hầu như tạm thời bị mù do đục thủy tinh thể. Ông viết rằng trong thời gian rất ngắn ông không ngờ bị mù hoàn toàn và thậm chí có thể chết. Nhưng khi nghĩ đến cái chết, ông trở nên rất đổi sợ hãi. Ông không hy vọng hay vui gì trong cuộc đời và hoàn toàn hoang mang làm sao đương đầu với hoàn cảnh của ông.

Tôi có thể nói khác gì hơn hoàn cảnh của ông là thực sự đáng thương. Nhưng, ngoài điều đó, tôi có thể nói gì hay làm gì cho người ấy? Điều tôi nói với ông liệu có đem đến sự an ủi nào không? Thời gian không xa khi tôi cũng sẽ trong một hoàn cảnh tương tự, và rồi, ai có thể đến và chịu thay cho tôi? Uchiyama đã bị bệnh lao trong hai năm cuối ở chùa Antai, kéo dài vài năm sau đó nữa – chú thích của người dịch tiếng Anh. Có lẽ một trong những tôn giáo hậu chiến bây giờ có thể xoa dịu những sợ hãi của người ấy một thời gian ngắn, nhưng sự trống rỗng của những hứa hẹn rồi sẽ đưa ông vào thất vọng sâu hơn.

Điều duy nhất tôi có thể nói chắc chắn là không có khả năng trao đổi một động tác nhỏ nhặt nào với người khác trong đời sống này. Thế nên, bất kể chúng ta rơi vào hoàn cảnh nào, chúng ta không có lựa chọn gì khác ngoài việc sống xuyên qua nó bằng chính chúng ta. Tính chất tuyệt đối của đời sống là cái chúng ta phải nhận biết triệt để: “Không có cách gì để có được giải thoát qua người khác” (Suttanipata,773).

“Không có cách gì tôi có thể giải thoát người ta khỏi khổ trong thế giới này. Cách duy nhất cho bạn có thể vượt qua dòng những khổ đau của bạn là biết chân lý cao nhất của đời sống” (Suttanipata,1064).

Mọi người đã quá quen thuộc sống trong một xã hội buôn bán và thỏa thuận, nên về chính đời sống của họ, họ luôn đi quanh trong một thế giới tưởng tượng để hỏi có ai đưa họ bàn tay. Chúng ta có thể gọi loại triển hạn thực tại này bằng cái gì khác hơn là sự tưởng tượng?

Vấn đề dung dưỡng loại tưởng tượng này là một cách tránh né thực tại của những hoàn cảnh bất hạnh mà chúng ta gặp. Đồng thời chúng ta phát triển một cảm giác là chúng ta đang chiến đấu một cuộc chiến thất bại. Khi chúng ta bắt đầu mong muốn có ai kéo chúng ta ra khỏi sự khó khăn, chúng ta bắt đầu tưởng lượng thêm nữa, và tình huống xem còn tối tăm hơn.

Cuối cùng những sự việc đóng chặt cửa quanh chúng ta, khiến chúng ta cảm thấy loạn thần.

Có vẻ khó khăn, khi chân lý cao nhất, tối hậu trong đời sống đặt nền trên sự kiện là không có những hoàn cảnh thuận lợi hay trái nghịch, không có may mắn hay bất hạnh. Tất cả hiện hữu là đời sống của Tự Ngã.

Khi chúng ta hiểu thấu suốt thái độ ngầm ẩn dưới những nhận xét của điển tọa, “Người khác không phải là tôi”, và “Nếu tôi không làm nó lúc này thì khi nào khác tôi có thể làm”, nghĩa là, khi chúng ta hiểu rằng không có sự vững chắc có thể tìm được trong đời sống ngoài việc sống nó như nó là, chúng ta sẽ có thể hiểu lập luận đàng sau nguyên lý trở nên giải thoát khỏi sự đau khổ bằng cách chỉ quyết định sống xuyên qua nó như nó là.

Những câu, “Người khác không phải là tôi”, và “Nếu tôi không làm nó bây giờ thì khi nào tôi sẽ làm nó?” phản chiếu một chân lý không thể chối cãi. Mức độ tách lìa khỏi thực tại của đời sống xuất hiện như là khổ đau và chiến đấu. Điều chúng ta thực sự biết ơn là bất kể chúng ta đau khổ và lo lắng bao nhiêu, đó chỉ là đau khổ và lo lắng diễn tiến trong tâm thức chúng ta, và khi chúng ta chết, tâm thức ấy cũng chết.

Bất kể điều gì xảy ra với chúng ta trong đời sống của mình, không có sự thay thế thực nào khác hơn là sống xuyên qua nó và đây là một thực tại không thể trốn thoát. Tôi không thể tưởng tượng ra cái gì quan trọng hơn là quyết tâm với bản chất tuyệt đối của chân lý này.

Bài viết liên quan