TẠI SAO CHÚNG TA LẠI KHÔNG NHẬN RA TRẠNG THÁI MỘNG? - TUỆ ĐĂNG PHỔ CHIẾU: BÌNH GIẢNG VỀ BA LỜI TUYÊN THUYẾT CỦA ĐẠI VIÊN MÃN DZOGCHEN - ĐẠI SƯ GARCHEN TRIPTUL RINPOCHE

TẠI SAO CHÚNG TA LẠI KHÔNG NHẬN RA TRẠNG THÁI MỘNG?

TUỆ ĐĂNG PHỔ CHIẾU: BÌNH GIẢNG VỀ

BA LỜI TUYÊN THUYẾT CỦA ĐẠI VIÊN MÃN DZOGCHEN - ĐẠI SƯ GARCHEN TRIPTUL RINPOCHE

Trần Thị Lan Anh dịch – NXB Hồng Đức 2019

--o0o--

Tánh quang minh căn bản tựa hư không, siêu vượt ba trạng thái dao động...
TẠI SAO CHÚNG TA LẠI KHÔNG NHẬN RA TRẠNG THÁI MỘNG? - TUỆ ĐĂNG PHỔ CHIẾU: BÌNH GIẢNG VỀ BA LỜI TUYÊN THUYẾT CỦA ĐẠI VIÊN MÃN DZOGCHEN - ĐẠI SƯ GARCHEN TRIPTUL RINPOCHE

Khenpo Munsel Rinpoche đã xác định những dấu hiệu cụ thể của sự ổn định như sau:

Việc đạt được ổn định, hay mức độ thuần thục của hành giả, có thể được nhận biết thông qua giấc mơ. Khi các hiện tượng ban ngày dần dần tan rã thì tánh quang minh cơ bản tựa hư không, nó giống như mặt trời, siêu vượt ba trạng thái dao động, sẽ xuất hiện trực tiếp. Nếu bạn nhận biết tánh quang minh ấy, bạn là một du-già. Nếu bạn không nhận biết tánh quang minh ấy, bạn sẽ rơi vào trạng thái vô minh, đó là trạng thái tâm nhị nguyên trung tính (neutral state of the dualistic mind).

Ngủ thì cũng tương tự như chết. Trong giấc ngủ sâu và trạng thái mộng sẽ có hai dạng Quang Minh xuất hiện: Quang Minh nông của của giấc mộng và Quang Minh sâu của giấc ngủ sâu. Đầu tiên bạn cần thuần thục với sự tỉnh giác của mình trong suốt ban ngày, và giảm thiểu bám chấp vào thực tại của những hiện tượng ban ngày. Khi ấy bạn sẽ coi chúng giống như giấc mơ. Tiếp theo bạn cũng sẽ nhận ra rằng bản thân giấc mơ cũng có bản chất ảo huyễn. Người thường phàm nghĩ rằng giấc mơ là không thực còn các hiện tượng ban ngày là thực. Thực chất thì kể từ ngày bạn được mẹ sinh ra cho đến ngày bạn ra đi khỏi cuộc đời, toàn bộ cuộc đời này chẳng khác gì giấc mơ trong nhận thức của của người đã tỉnh dậy trong thân trung ấm sau khi chết. Toàn bộ cuộc đời quá khứ sẽ xuất hiện như một giấc mơ đêm qua. Hiện tại thì các hiện tượng trông có vẻ thực, nhưng khi bạn nằm mơ thì những hiện tượng trong mơ cũng có vẻ thực. Mỗi tối khi bạn đi ngủ thì bạn trải nghiệm kinh nghiệm như trong thân trung ấm. Quá trình rơi vào giấc ngủ và quá trình chết thì cũng tương tự như nhau. Khi bạn rơi vào giấc ngủ, đầu tiên Quang Minh nông sẽ xuất hiện. Trong lúc nằm mơ, những dấu ấn trong tâm được kích hoạt và xuất hiện dưới dạng các giấc mơ. Nhận ra được trạng thái mộng được gọi là Quang Minh vi tế, đó là kinh nghiệm sáng tỏ của tịnh quang. Điều này cũng được thực hành trong Sáu Pháp Du Già Của Naropa. Sau khi bạn đã nhận ra được trạng thái mộng, bạn có thể làm đủ thứ trong giấc mơ của mình. Bạn có thể làm mọi thứ sinh sôi nảy nở nhiều lần hay có thể làm giảm thiểu chúng, bạn có thể di chuyển đến nhiều cõi tịnh độ khác nhau v.v.

Khi giấc mộng đến hồi kết thúc thì bạn rơi vào trạng thái ngủ sâu, tương tự như lúc bạn chết. Khi bạn chết, giọt tinh chất trắng đi xuống và giọt tinh chất đỏ đi lên, chúng hòa vào nhau tại nơi tim. Khi điều này xảy ra sẽ có tri giác về sắc trắng, sắc đỏ, rồi đến sắc đen. Khi sắc trắng xuất hiện thì mọi khái niệm về ghét bỏ sẽ tan biến, khi sắc đỏ xuất hiện thì mọi khái niệm về bám luyến sẽ tan biến, và khi sắc đen xuất hiện thì mọi khái niệm về vô minh sẽ tan biến. Người thường phàm sẽ rơi vào trạng thái bất tỉnh vào thời điểm sắc đen xuất hiện, nhưng một hành giả đã được chuẩn bị sẽ có kinh nghiệm khác:

Tánh quang minh căn bản tựa hư không, siêu vượt ba trạng thái dao động...

Nếu hành giả đã thực hành việc duy trì chánh niệm trong suốt ban ngày thì sau đó vào thời điểm sắc đen xuất hiện, khi mà một người thường phàm sẽ rơi vào trạng thái bất tỉnh, thì hành giả sẽ đến bản tâm nguyên sơ và sẽ nhận biết nó. Một người nếu không thực hành thì sẽ không thể nhận biết bản tâm nguyên sơ ấy mà lúc đó sẽ bị bất tỉnh. Vì vậy nếu hành giả thuần thục với chánh niệm thì sẽ không rơi vào trạng thái bất tỉnh mà sẽ kinh nghiệm được sáng tỏ và Tịnh Quang.

Ba điều kiện của hư không là sự vắng mặt của mặt trời, mặt trăng, và các đám mây. Chỉ có hư không, giống như bầu trời tinh khôi buổi sáng trước khi mặt trời mọc. Bản tâm an trụ như thế, cho nên trước khi một người rơi vào bất tỉnh, người đó đến được tánh Quang Minh cơ bản của tâm. Những pháp tu cùng với sự nhận biết về Quang Minh trong suốt cuộc đời của hành giả được gọi là Quang Minh của Con Đường. Quang Minh Nền Tảng và Quang Minh Con Đường về bản tánh là giống nhau – chỉ có một Quang Minh. Khi không có bám chấp thì hành giả sẽ hòa nhập với Quang Minh vào khoảnh khắc hành giả đến được bản tánh này sau khi chết. Khi ấy hành giả sẽ đạt được giác ngộ trong Pháp thân của giai đoạn trung ấm đầu tiên.

Ngay khi tỉnh dậy khỏi giấc ngủ bạn nên nhớ ngay đến cái thấy, là bản tâm, và ngay lập tức đưa tâm mình vào thiền định mà không cho phép bất kỳ niệm tưởng nào khác xen vào. Nếu bạn có thể thực hành được như thế thì bạn sẽ đạt được giác ngộ trong trung ấm đầu tiên. Đây chính là những lời dạy từ Khenpo Munsel Rinpoche.

Nếu bạn nhận biết được bản tánh này vào lúc sau khi chết và tiếp tục an trú trong đó thì bạn sẽ không bao giờ còn bị mê lầm nữa. Nhưng nếu bạn không nhận biết nó – nếu vào buổi sáng hoặc sau khi đã chết, bạn tỉnh dậy với những suy nghĩ xuất hiện như: “điều gì đã xảy đến với tôi?” hay “tôi đã ngủ” thì tức là bạn đã lại bám chấp trở lại. Bám chấp đã quay trở lại và bạn sẽ tiếp tục lang thang trong luân hồi trong nhiều kiếp nữa. Vì thế rớt vào trong luân hồi hay đạt được giải thoát chỉ cách nhau một khoảnh khắc duy nhất. Ngã ba của việc đi lên hay đi xuống nằm ở khoảnh khắc duy nhất của sự nhận biết nếu bạn nhận biết nó khi chết thì bạn sẽ được giải thoát. Nếu bạn không nhận biết nó, bạn sẽ tiếp tục trôi lăn trong luân hồi. Và phụ thuộc vào cảm xúc tiêu cực nào là mạnh nhất trong sáu cảm xúc tiêu cực mà bạn sẽ lại tái sinh ở một trong sáu cõi luân hồi mà không hề có tự do.

Bây giờ chúng ta là con người cho đến tận ngày chúng ta ra đi khỏi cuộc đời này. Khoảnh khắc của cái chết mang tính quyết định, đó là ngã rẽ ngắn nhưng quan trọng. Làm sao chúng ta nhận biết nó và thực hành lúc này? Chừng nào bạn vẫn đang sống, mỗi khi bạn đi ngủ là một cái chết nhỏ. Bạn nên thực hành đi vào giấc ngủ với chánh niệm. Bản văn nói rằng:

Nếu bạn nhận biết tánh quang minh ấy, bạn là một du già. Nếu bạn không nhận biết nó, bạn sẽ rơi vào trạng thái vô minh, đó là trạng thái trung tính của tâm nhị nguyên.

Nếu bạn nhận biết nó thì bạn sẽ đạt được giải thoát sau khi chết. Nhưng nếu bạn tỉnh dậy khỏi giấc ngủ và nghĩ rằng “tôi vừa ngủ” và bắt đầu nghĩ về những thứ khác thì một chuỗi các niệm tưởng sẽ xuất hiện. Và sau cùng thì bạn cũng nghĩ về việc thực hành nhưng lúc đó tâm đã trở nên bị che chướng. Các niệm tưởng khởi sinh càng nhiều thì tâm càng bị che chướng. Như được đề cập trong Bài Nguyện Phổ Hiền Như Lai, có vô minh gán đặt, nó chấp trước vào ta và người. Bài Nguyện Phổ Hiền Như Lai thật sự rất quan trọng và trong đó giải thích toàn bộ ý nghĩa của Đại Viên Mãn.

Tại sao chúng ta lại không nhận ra trạng thái mộng? Chủ yếu là do bởi ban ngày chúng ta coi những hiện tượng là chắc thực. Để vượt qua được sự chấp trước này, đầu tiên chúng ta cần nghĩ rằng thực chất thì mọi hiện tượng và các quan niệm trong suốt ban ngày mang bản chất của giấc mộng. Sau đó dần dần bạn sẽ có thể nhìn thấy chúng thực sự là như thế. Khi ấy bạn có thể nhìn thấy được cả cuộc đời này cũng giống như giấc mơ. Và sẽ không có bám chấp vào thực tại của bất cứ thứ gì khởi hiện. Nếu ban ngày không có sự bám chấp vào thực tại của bất cứ thứ gì khởi hiện thì bạn sẽ dễ dàng hơn để nhận ra trạng thái mộng vào ban đêm. Ví dụ, giấc mơ đêm

rời khỏi thân thể, chúng ta sẽ tỉnh dậy vào trong thân trung ấm, và vào khoảnh khắc đó cuộc đời đã qua của bạn sẽ xuất hiện chẳng khác gì giấc mơ đêm qua, và rồi trạng thái trung ấm lại trở thành thực tế của chúng ta. Cuộc đời đã biến mất và chẳng có một hiện tượng nào của nó là còn lưu lại – chúng trở nên như một giấc mơ nhạt phai.

Thật sự không có sự khác biệt giữa cuộc đời này và giấc mơ. Sau khi chúng ta chết đi và đi vào giai đoạn trung ấm, chúng ta không còn thân vật lý nữa. Chừng nào thần thức chưa có thân mới thì nó vẫn có bốn uẩn còn lại, đó là thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn. Do bởi các dấu ấn nghiệp trong tâm, thần thức kinh nghiệm khổ đau to lớn bởi vì nó bám chấp vào cái tôi. Bốn uẩn kia lúc đó cũng giống hệt như chúng lúc bây giờ mặc dù chúng ta lúc đó đã không còn thân vật lý, nhưng vẫn có sự bám chấp vào thân.

Hãy liên tục nhắc nhở mình rằng cuộc đời này cũng giống như giấc mơ, rồi bạn sẽ có được sự thấu hiểu, và chỉ cần hiểu được như vậy cũng rất lợi lạc. Đức Jigten Sumgon đã nói rằng “Ta là hành giả du già nhận ra được rằng cuộc đời này, các cuộc đời vị lai và trung ấm chỉ là một”. Nó thực chất là như thế. Tâm luôn luôn là như vậy, như đúng bản chất của nó, dù đang ở cuộc đời này, ở các cuộc đời vị lai hay trong trung ấm. Cuộc đời này và các giấc mơ chỉ là sự phóng chiếu của các dấu ấn nghiệp của chúng ta. Thiền định chuẩn bị cho chúng ta có được kinh nghiệm tâm tự nhiên là điều thiết yếu.

Về thiền định này, chỉ khi các điều kiện thuận lợi cho việc nhập định được trọn vẹn thì kinh nghiệm chân thực mới sinh khởi.

Một số bình giảng liên quan của ngài Tenpe Nyima như sau:

Các điều kiện thuận lợi cho nhập định gồm có: từ bỏ thế gian, từ bỏ suy nghĩ thường phàm, sống ở nơi ẩn cư, và tuân thủ giới luật.

Việc ẩn cư cũng có thể là ẩn cư ngắn hạn, thậm chí chỉ một ngày hoặc một tuần. Dù là trường hợp nào đi nữa thì ẩn cư có nghĩa là ở một mình để thiền định, kể cả đó có thể là nhà của bạn. Đó là ẩn cư bên ngoài. Tuy nhiên quan trọng hơn ẩn cư bên ngoài là ẩn cư bên trong tâm. Nếu chúng ta không từ bỏ sự bám chấp trong tâm, nếu chúng ta liên tục suy nghĩ về thế giới này, về những trò giải trí của nó, cùng các trò tiêu khiển thì khi đó ẩn cư của thân vật lý cũng chẳng mang lại lợi lạc gì. Khi hành giả tách biệt mình khỏi sự tiêu khiển thế gian, hành giả nhận ra rằng những sự vụ thế gian không có thực chất. Cả cuộc đời này không có thực chất. Khi nhận ra điều này thì hành giả ngay lập tức có thể dừng mọi lại suy nghĩ. Điều quan trọng là chúng ta phải tách tâm mình khỏi suy nghĩ và bám chấp.

Ảnh: nguồn internet

Bài viết liên quan