CÁC NGÀY QUAN TRỌNG TRONG NĂM THEO PHẬTGIÁO TÂY TẠNG

CÁC NGÀY QUAN TRỌNG TRONG NĂM THEO PHẬTGIÁO TÂY TẠNG

-Sonam Jorphel Rinpoche

-----o0o-----

Về các ngày thiêng trong năm, Mật giáo có truyền thống rất phong phú và được duy trì không gián đoạn. Mỗi dòng truyền thừa có hàng trăm, hàng ngàn vị đại đạo sư (các ngài chính là các bậc Bồ Tát). Do đó có rất nhiều ngày đặc biệt liên quan đến ngày các ngài sinh, các ngài nhập Niết-bàn. Hầu như tất cả các ngày đều có liên hệ đến một sự kiện đặc biệt nào đó. Chính vì vậy...
CÁC NGÀY QUAN TRỌNG TRONG NĂM THEO PHẬTGIÁO TÂY TẠNG

Các ngày sau đây là những ngày quan trọng trong năm, cần cúng và tu tập, vì vào những ngày đó công đức được tăng trưởng lên gấp một triệu lần (theo lịch Tây Tạng):

1. Tháng đầu tiên: ngày mồng một cho đến ngày 15 của tháng là 15 ngày đức Phật phô diễn thần thông. Đây là những ngày cần cúng để Phật tử phát triển tín tâm và tăng trưởng công đức. Ngày 15 là ngày quan trọng nhất.

2. Tháng thứ tư - tháng của đức Phật Sakyamuni: Ngày 15/04 có ba sự kiện trùng nhau: Phật đản sinh, Phật thành đạo và Phật nhập Niết bàn.

3. Tháng thứ 6, ngày thứ 4: Đức Phật chuyển Pháp luân lần đầu tiên tại vườn Lộc Uyển.

4. Tháng thứ 9, ngày 22: Đức Phật từ cõi trời Đao-lợi của vị Đế-thích xuống trần sau ba tháng thuyết pháp cho mẹ. Sau khi đức Phật ra đời được một tuần thì mẹ Ngài mất được tái sinh lên cõi trời Đao-lợi của Đế-thích. Đức Phật lên cõi trời Đao-lợi thuyết pháp cho mẹ trong ba tháng giúp cho bà đạt được chứng ngộ. Ngày 22/9 là ngày đức Phật trở xuống trần. Đây là ngày rất quan trọng, công đức tăng trưởng rất lớn, do đó chúng ta nên tinh tấn tu tập cả tháng 9, nếu không thì cũng phải tu tập chăm chỉ vào ngày 22/9.

5. Các ngày 8, 10, 15, 25, 30 của mỗi tháng cũng là những ngày công đức tu tập được tăng trưởngnhiều lần:

– Ngày 08: ngày vía Phật Dược sư.

– Ngày 10: ngày vía Guru Rinponche (đức Liên Hoa Sinh)

– Ngày 15: ngày vía Phật A-di-đà.

– Ngày 25: ngày vía Dakini.

– Ngày 30: ngày của Đức Phật Sakyamuni.

Về các ngày thiêng trong năm, Mật giáo có truyền thống rất phong phú và được duy trì không gián đoạn. Mỗi dòng truyền thừa có hàng trăm, hàng ngàn vị đại đạo sư (các ngài chính là các bậc Bồ Tát). Do đó có rất nhiều ngày đặc biệt liên quan đến ngày các ngài sinh, các ngài nhập Niết-bàn. Hầu như tất cả các ngày đều có liên hệ đến một sự kiện đặc biệt nào đó. Chính vì vậy các vị thầy của chúng ta ngày nào cũng phải tu tập. Chúng ta nếu cũng thực hiện tu tập đều đặn được như vậy thì rất tốt. Nếu không thì cũng phải tu tập vào những ngày quan trọng là những ngày liên quan đến đức Phật và những ngày đã kể ở trên, vì vào những ngày đó công đức tăng lên hàng trăm, hàng triệu lần.

Phật pháp không biết đến sự phân biệt dòng phái, có sự phân biệt là do tâm con người mà thôi. Tất cả mọi hành trì đúng cách đều nhận được sự gia trì như nhau. Khi chúng ta quán tưởng, người truyền lực gia trì là Bổn sư (Root Guru). Thực chất năng lực gia trì mà Guru truyền xuống là hiệp hội của lực gia trì, bảo hộ của tất cả chư Phật, chư Bồ Tát, chư Tổ sư, chư vị Đại đạo sư của tất cả các dòng truyền thừacủa Kim Cương thừa. Do đó năng lượng nhận được là tổng hợp của tất cả; không nên sinh tâm phân biệt giữa các dòng truyền thừa.

Khi chúng ta tụng chú, chúng ta thường cầu nguyện “Chư Phật mười phương, chư Bồ Tát mười phương gia trì, gia hộ” và sự thật đúng là như vậy. Vị Bổn sư của mình giống như một thấu kính hội tụ, Ngài quy tụ tất cả năng lượng của vô số chư Phật, chư Bồ Tát, chư đạo sư của các dòng truyền thừa từ vô thủy đến nay. Chính vì vậy Kim cương thừa mới có sự thống nhất, không có sự phân biệt. Sự phân biệt là do tâm đệ tử, còn đối với các bậc Đạo sư thì - không bao giờ có sự phân biệt. Khi đệ tử có lòng tin mãnh liệt vào Guru rồi thì có nghĩa là người đó kết nối được với tất cả các dòng truyền thừa của Mật giáo.

Chúng ta cúng dường ba thời, mười phương chư Phật thì công đức có được ấy so với cúng dường Bổn sư cũng chỉ như một lỗ chân lông so với toàn bộ cơ thể mà thôi. Vì vậy, trong pháp tu Ngondro có pháp Bổn sư Du-già rất quan trọng.

-----o0o-----

Trích: “Tâm Yếu Đường Tu”

Tác giả: Sonam Rinpoche & Garchen Ripoche

Dịch giả: Hiếu Thiện - Tâm Bảo Đàn, NXB Tôn Giáo

Ảnh: nguồn Internet

Bài viết liên quan