ĐỘNG CƠ CHÂN CHÁNH - NGHỆ THUẬT ĐỂ SỐNG TRỌN VẸN Ý NGHĨA CUỘC ĐỜI  - AKONG TULKU RINPOCHE

ĐỘNG CƠ CHÂN CHÁNH

NGHỆ THUẬT ĐỂ SỐNG TRỌN VẸN Ý NGHĨA CUỘC ĐỜI  - AKONG TULKU RINPOCHE

Người dịch: Nguyễn An Cư

-----o0o-----

Bây giờ có nhiều người quan tâm đến thiền định, nhưng thường vì những động cơ tò mò. Phần còn lại của nhân loại có thể đang sống trong lửa và máu hay chết vì đói, như người bên cạnh của họ đang chết vì cô đơn, họ không cảm thấy quan tâm. Tất cả cái mà họ chờ đợi từ thiền định là một phương tiện để vinh danh hơn cho bản ngã của họ.
ĐỘNG CƠ CHÂN CHÁNH - NGHỆ THUẬT ĐỂ SỐNG TRỌN VẸN Ý NGHĨA CUỘC ĐỜI  - AKONG TULKU RINPOCHE

Bây giờ có nhiều người quan tâm đến thiền định, nhưng thường vì những động cơ tò mò. Phần còn lại của nhân loại có thể đang sống trong lửa và máu hay chết vì đói, như người bên cạnh của họ đang chết vì cô đơn, họ không cảm thấy quan tâm. Tất cả cái mà họ chờ đợi từ thiền định là một phương tiện để vinh danh hơn cho bản ngã của họ.

Mỗi chúng ta vốn có trong mình tinh túy của sự toàn thiện – cái tột bực của trí huệ và tình thương này có thể gọi là “Phật tánh”, “tâm giác ngộ”, hay Chúa Trời bên trong theo quan điểm Thiên Chúa giáo – nhưng chúng ta không biết nó. Chính sự không biết này, cái vô minh này – sự không nhìn ra bản tánh thiết yếu của tâm thức và thực tại – làm cho những tư tưởng, những lời nói, và những hành vi của chúng ta rất thường trái nghịch với thật tánh bên trong của chúng ta và tạo thành một loại sương mù càng lúc càng che mờ nó và ngăn cản nó được tri giác. Vậy thì có một sự tiến hành phải làm để đi từ trạng thái tâm thức hiện thời của chúng ta đến trạng thái “giác ngộ” – sự nhận biết thật tánh của mọi sự. Cuộc du hành có thể dài, có lẽ với một số người hơn là với những người khác, nhưng cái chính yếu là thật sự có những phương tiện cho phép thành tựu một cách trọn vẹn cái tiềm năng của một đời người. Lời cầu nguyện trích ra ở đây chỉ cho chúng ta vừa mục đích của cuộc du hành – trạng thái tâm thức người ta tìm cách trau dồi – và hành trình của nó – những phương tiện để dùng.

Trong thuật ngữ Phật giáo, có một “động cơ đúng” cốt ở mong muốn hạnh phúc và sự tốt đẹp cho tất cả, mong muốn họ tìm thấy bình an và thoát khỏi những nguyên nhân của khổ đau. Đó là một tham vọng cao cả, một nguồn cảm hứng trong những giờ phút tốt đẹp cũng như xấu số. Chắc chắn lời cầu nguyện này nhắm rất cao, nhưng có lợi khi định nghĩa rõ ràng, ngay từ bước khởi hành, những mục tiêu sẽ còn giá trị và phù hợp với mỗi giai đoạn của cuộc du hành.

Bây giờ có nhiều người quan tâm đến thiền định, nhưng thường vì những động cơ tò mò. Phần còn lại của nhân loại có thể đang sống trong lửa và máu hay chết vì đói, như người bên cạnh của họ đang chết vì cô đơn, họ không cảm thấy quan tâm. Tất cả cái mà họ chờ đợi từ thiền định là một phương tiện để vinh danh hơn cho bản ngã của họ : họ muốn trở thành những người có thiên nhãn, xuất hồn đi du hành, có mọi loại thần lực siêu nhiên. Tổng kết : cái ta mập ù ra một cách êm ả trong khi tấm lòng héo úa. Còn về phần trí huệ thì… Sự phát triển cá nhân và tâm linh không cốt tạo ra những kinh nghiệm dị thường, mà ở chỗ học tâm thức mình vận hành như thế nào và ở quan tâm nhiều hơn đến những người khác. Nếu đôi khi người ta có vài kinh nghiệm đến với mình, thì chúng không đáng để người ta lần lựa, chậm trễ với chúng, trong mức độ chúng chỉ là một sự sa ngã của những kỹ thuật điều tâm thức mà không phải là một mục đích tự thân – chưa nói đến chướng ngại trầm trọng mà chúng có thể tạo ra nếu người ta bám luyến quá nhiều vào chúng.

Một ý tưởng sai lầm khác là thấy trong thiền định một phương tiện, hay một sự biện minh để tự cắt đứt với phần còn lại của xã hội. Một thái độ như vậy cho thấy có cái gì khập khiễng trong động cơ : người ta tìm cách sử dụng thiền định để duy trì và củng cố sự căm hờn của họ đối với xã hội.

Nếu hạnh phúc là một trạng thái thường hằng và người ta không bao giờ cảm nghiệm những khó khăn hay khổ đau, có lẽ người ta không cần tiến bộ về tâm linh. Thực ra, những vấn đề và những khó nhọc người ta chạm mặt hết ngày này qua ngày khác là hậu quả của vô minh chúng ta về những cơ cấu vận hành của tâm thức và về bản tánh của nó. Chính vì thế người ta cần một con đường, một hành trình, và trong nhận định này mà chúng ta phải phát động lực dấn thân vào chiều hướng này.

Hiếm khi người ta hành động mà không có động cơ : chính sự phát động của chúng ta thúc đẩy chúng ta hành động. Nếu trời lạnh, người ta đốt lửa để sưởi ấm, rõ ràng người ta không khó nhọc như vậy nếu người ta không lạnh. Trong chiều hướng này, người muốn tìm ra một công việc tốt sẽ không ngần ngại theo đuổi một sự huấn luyện lâu dài và khó khăn để đạt được. Và cũng như thế trong mọi lĩnh vực : trước hết phải cảm thấy có động lực để có ý định hành động và để sẵn sàng nỗ lực. Điều này cũng đúng với với thiền định. Phải được phát động một cách nghiêm túc để phóng mình vào một công việc đòi hỏi nỗ lực khổng lồ về phần mình : phải có một lý do thật sự xứng đáng với khó nhọc. Đó là trường hợp mà chúng ta trù định ở đây : người ta sẽ không tự giới hạn vào một dự định cá nhân, mà thấy những sự việc lớn lao hơn. Vào cuộc chơi, người ta hiến mình trong mục tiêu chính là giúp đỡ những người khác : người ta muốn chế ngự con cọp bên trong, không chỉ để tự sống tốt hơn, mà cũng bởi vì một khi người ta làm chủ tốt hơn tâm thức mình, người ta sẽ có thể thật sự ích lợi cho những người khác – giúp đỡ theo nhu cầu đích thực của họ mà không phải theo những phóng tưởng ích kỷ của chúng ta. Người ta đặt thanh ngang rất cao, nhưng tốt hơn luôn luôn nhắm cao hơn một chút, phải tính đến sự yếu sức của chúng ta. Một khi mục tiêu này được xác định rõ ràng và được chấp nhận, nó sẽ định hướng tất cả cuộc đời chúng ta, hơi giống như một từ trường tổ chức, sắp xếp những yếu tố phân biệt thành một toàn thể cố kết. Một ý tưởng như vậy sẽ thổi sức mạnh của nó vào tất cả những gì người ta sắp suy nghĩ, nói hay làm. Chỉ giữ trong tâm ý định ban đầu cũng đủ để cho những lo toan bận rộn nhỏ nhất hàng ngày của chúng ta góp phần hòa vào mục tiêu của chúng ta. Khi động cơ này rất mạnh, biên giới giữa cái thường tục và cái thiêng liêng tan biến và không còn sự phân tán năng lực nữa : dù người ta làm việc, chăm sóc con cái hay thiền định, từ nay tất cả đều góp phần vào sự thực hiện mục đích của chúng ta.

Người ta có thể cảm thấy những lý tưởng vừa được gợi ra đó là hơi vượt cao : “Ích gì khi thử rút cái gì đó từ tâm thức mình ? Làm sao tôi sẽ có thể hy vọng thay đổi khi tôi có tham và sân chốt cứng trong thân ?” Trái lại, đó là lý do hơn nữa để triệt để tận cùng. Nếu người ta có thể nhìn thấy những sự vật theo cách trong sáng và tích cực, mở mình ra với những người khác và luôn luôn hành động trong ích lợi của họ, người ta sẽ ở trong trạng thái đại bi tự nhiên vốn có và người ta không cần tập sự. Khi một thái độ như vậy chưa là tự phát, phải làm việc trên động cơ của nó, động cơ này là nền tảng cần thiết của nó. Người có thái độ tự lo cho mình trước hết thì không luôn luôn tự nhiên nghĩ đến những người khác. Vậy thì một phản xạ cần phải được giáo dục và nuôi dưỡng, dầu cho ban đầu nó có vẻ hơi giả tạo. Khác đi, ích gì nói đến lòng bi nếu ít ra người ta không có ý muốn giúp đỡ những người khác ? Chính điểm khởi hành cần thiết này mà người ta nói là “động cơ đúng” : có ý định giúp đỡ những người khác, không phải chỉ những người mà ta yêu mến.

Vào lúc này, chắc chắn có một điều làm chúng ta lưu ý : thoát khỏi những khổ đau riêng của chúng ta – một tình cảm rất tự nhiên. Vả lại người ta có thể đến đó không cần thiền định, ít ra với danh nghĩa tạm thời. Nhưng ở đây chúng ta nói tới một tham vọng lớn lao hơn rất nhiều : thay vì chỉ lo cho những tham muốn riêng của chúng ta, sự an vui hạnh phúc cá nhân của chúng ta, không lưu tâm gì đến cái có thể xảy ra cho những người khác, người ta sắp tìm cách khai triển nơi bản thân một tình cảm đích thực của sự nhân từ và bi mẫn đối với tất cả mọi người. Người ta sẽ thử trau dồi nuôi dưỡng thái độ tích cực này bằng mọi phương tiện và trong mọi cơ hội, và vẫn chú ý “không bước nhanh quá trước âm nhạc”. Mỗi sự có lúc của nó : một khi có thể có một thái độ tích cực hơn đối với chính mình, người ta sẽ có thể trải rộng ra đến những người thân cận, rồi dần dần càng lúc càng đến những người khác.

Tất cả tiến bộ tâm thức thật ra bắt đầu bằng một công việc trên chính mình, và quan trọng phải biết công việc đó. Trước tiên phải học tập trở nên tự chủ, tự đảm đương chính mình để không là gánh nặng cho những người khác. Những trách nhiệm và những khó khăn của họ sẽ nhẹ bớt bao nhiêu, và họ sẽ có một không gian nào đó của tự do cho chính họ. Dù sao, không ích gì khi đặt cái cày trước con trâu : người ta có thể làm nhiều cái xấu hơn cái tốt khi tìm cách giúp đỡ một ai trước khi đã hiểu biết một ít người ta tự vận hành mình như thế nào – một người mù dẫn dắt một người mù khác. Đó là cái người ta gọi là lòng bi trói buộc, giới hạn, nó không được nuôi dưỡng bởi trí huệ. Rõ ràng phải biết bơi để có thể cứu người sắp chết đuối, còn không thì tai hại cho cả hai. Cũng thế, người ta chỉ có thể giúp đỡ thật sự những người khác – hơn những việc phục vụ nhỏ nhặt đơn giản hàng ngày – khi người ta đã thuần hóa tâm thức mình và biết quản lý khổ đau cũng như hạnh phúc.

Cũng phải biết tỏ ra một cảm thức lành mạnh nào đó để không rơi vào sự sốt sắng thái quá. Rất tốt khi muốn giúp đỡ những người khác, nhưng như thế không có nghĩa là phải không ngừng quấy rối họ để ép buộc họ nhận sự giúp đỡ bằng tất cả sức mình, dù họ có muốn hay không. Ngược lại, cũng không phải khó nhọc đợi đạt được sự toàn thiện rồi mới có ích. Đó là vấn đề của cảm thức lành mạnh, của lương tri : người ta phải tìm một biện pháp trung đạo, biết đầu tư năng lực của mình với sự tinh tế và thông minh. Người ta không cần phải là một đại thánh để có thể mang giùm những cái bao bị của một bà già đi đứng khó khăn, hay giúp bà bước lên xe buýt hay để biết rằng tốt hơn là không dự phần vào những cãi lộn của những người hàng xóm. Với một chút trông nom cẩn thận, người ta có thể có ích, khi chờ đợi một ngày người ta sẽ biết hành động một cách hoàn toàn trong sạch và tất cả điều người ta làm sẽ tự động tốt đẹp cho những người khác. Trong thời gian đó, người ta có thể ít ra thử làm ở mức độ tốt nhất, nhờ những khả năng hiện thời của họ. Dầu việc đó không rốt ráo, đó là một phương tiện để làm sâu thêm sự hiểu biết những sự vật và những con người và làm vững chắc động cơ của họ – ít ra đó là một thái độ nó sẽ đổ ra lòng bi đích thực về sau.

Lòng nhân ái chỉnh tề bắt đầu từ chính mình, người ta trước tiên học biểu lộ lòng bi đối với chính mình, trước khi có thể áp dụng nó cho những người khác. Có lẽ vài người cho rằng người ta có thể miễn giai đoạn trung gian này nếu người ta đã tự cảm thấy có thể thương yêu và nhân từ với những người khác. Nhưng nếu quả đúng là đôi khi có những liên hệ sâu xa và mãnh liệt giữa vợ chồng, anh em hay giữa bạn bè, thì tình thương đích thực chúng ta nói ở đây nhằm khiến cho chúng ta có thể thương yêu mạnh mẽ bất kỳ ai. Những xã hội hiện đại có một quan niệm kỳ quặc về thương yêu : người ta dễ dàng yêu – bạn bè, tình nhân, hay thậm chí những vật người ta có – nhưng tình thương yêu này có cái gì chật hẹp và giới hạn, bởi vì căn bản là ích kỷ và sở hữu. Hẳn rằng không có gì xấu khi yêu thương bạn bè và gia đình mình, trái lại đó luôn luôn là điều tốt, vì đó là điểm khởi hành để khai triển tình thương thật sự. Nhưng nếu người ta giữ sự đặc biệt của những yêu mến của mình cho những người đó, người ta sẽ chỉ rèn thêm những xiềng xích. Những mối liên hệ của người đó luôn luôn có hai mặt : chúng có thể làm ngạt thở cũng như khích lệ.

Thế nên tốt đẹp là thử không giới hạn tình thương và lòng bi vào một phạm vi những người nào, vì sẽ thiệt hại cho tất cả những người khác. Dễ dàng để cho mình xúc động bởi những người nghèo và người đói, nhưng có lẽ người ta sẽ khó cảm thấy lòng bi đối với những người sung túc và được nuôi dưỡng no đủ. Vậy mà những người này cũng có khổ đau riêng phần họ, có lẽ kém rõ ràng hơn, vì khổ đau ấy thuộc về tâm thức hơn là thân xác, nhưng không hề kém nặng nề khổ nhọc : những lo âu, những căng thẳng, sợ hãi mất mát sụp đổ chẳng hạn.

Điều đó đơn giản muốn nói rằng mỗi người đều có những vấn đề riêng và những khổ đau riêng của mình, và phải học cảm thấy cùng phẩm chất lòng bi cho tất cả, giàu hay nghèo, trắng hay đen – bất cứ ai. Một con đường tiến bộ như vậy có thể chuyển hóa cuộc đời chúng ta : người ta sẽ cảm thấy sung sướng hơn và quân bình hơn, và tất cả những ai bao quanh chúng ta cũng sẽ được thọ hưởng một cách tự động sự bừng nở trong chúng ta một lòng bi hiến tặng rộng rãi cho tất cả. Cái gì đến trong một người trong chúng ta sẽ tự động ảnh hưởng mọi người khác. Về cá nhân, người ta sẽ thấy tiềm năng và những năng lực của mình tăng trưởng : người ta sẽ đến chỗ tự đầy đủ với chính mình hơn và ít cần đi kiếm sự trợ giúp và an ủi của những người khác. Nhưng chú ý không bị cái đầu cứng lừa gạt và rơi vào cái bẫy của kiêu ngạo !

Người ta có thể bị thử thách nghĩ rằng một sự dấn thân tâm linh như vậy đưa chúng ta vào một giới thượng lưu – những người hơi tách biệt một tí, hơi cao hơn cộng đồng người thường. Vậy chớ bỏ quên cái thấy rằng nếu chúng ta tiến hành một bước đường như vậy, đó chính là để chúng ta phụng sự cho những người khác, mà không phải để cho chúng ta được họ phụng sự : điều này đã được xác định lúc khởi hành. Không phải vì người ta thử làm nảy sinh nơi mình lòng bi mà phải tự cho mình là một loại vua chúa hay hoàng hậu nào đó xứng được nằm dài nghỉ ngơi và để người khác nuông chiều. Sự kiêu mạn thực là một chướng ngại tệ nhất mà người ta có thể gặp trên con đường phát triển bên trong. Tại sao tự tin là mình cao hơn những người khác, với lý do người ta đã tiến hóa một chút, và coi thường những người khổ đau hay đang trong mê lầm, như thể họ mắc bệnh dịch hạch. Sự hạ cố này trái lại là bằng chứng chúng ta còn rất nhiều khoảng đường để đi ! Khiêm hạ là một đức hạnh cốt yếu ; hơn nữa, không thể có lòng bi chân chính nếu không có nó. Nếu người ta thành thật trong đường đi tâm linh của mình, người ta phải sẵn sàng chứng tỏ nó bằng những hành động, không ngần ngại trả bằng giá của con người mình.

Sự tiến bộ cốt ở phát triển cái tiềm năng nó là của riêng chúng ta, trong khi vẫn khiêm tốn và nhân từ. Dĩ nhiên, không có gì hoàn toàn và người ta có thể tự lừa dối mình. Nhưng đó không phải là một lý do để tự trừng phạt mình và để cho mình bị che phủ bởi những sai lầm của mình. Cái cốt yếu là làm hết sức mình, hoàn toàn giản dị, thành thật, nhờ những khả năng của mình. Sự hối tiếc càng có một vai trò tích cực bằng cách giúp chúng ta làm mạnh thêm quyết tâm, thì càng vô ích để mình bị bào mòn bởi những hối hận không ngừng chúng chỉ có thể ngăn trở sự phát triển tốt đẹp của chúng ta.

Việc đầu tiên cần làm khi mở mắt ra vào buổi sáng là nhớ lại sự dấn thân của mình : “Tôi muốn rằng tất cả mọi sự tôi sắp làm, nói hay nghĩ hôm nay phải ích lợi cho những người khác.” Lòng bi phải trở thành sợi dây truyền dẫn và điều khiển cuộc đời chúng ta, vì nếu người ta mất nó, người ta sẽ tự đóng lại con đường của sự tiến bộ đích thực – tâm linh và cá nhân. Lòng bi không phải là sự thương hại hay hạ cố, đấy không phải là một tình cảm nước mắt giả vờ hay nước hoa hồng như một số người tưởng tượng. Đó là tình thương yêu trong tất cả uy quyền của nó, thoát ngoài mọi trói buộc của những biệt đãi và những loại trừ mà bản ngã đặt lên nó. Đó là một sức mạnh vĩ đại có thể làm sập núi, chẳng hạn như câu chuyện một người đàn bà Mỹ đã một mình nâng lên một chiếc xe hơi đang đè đứa con mình chứng tỏ. Khi người ta được phát động bởi lòng bi, người ta mang trong mình một kho tàng năng lượng không hề cạn kiệt. Đó là cái đối trị tuyệt đối đối với sự mệt mỏi và nản lòng : khác với những sức mạnh vật lý và sinh khí dễ dàng cạn kiệt, lòng bi là một nguồn năng lượng thường trực được làm mới lại bởi sự mong muốn giúp đỡ những người khác – “bổn phận trách nhiệm cháy bỏng” này luôn luôn được hừng hừng bởi vô cùng những nhu cầu và khổ đau. Một khi một ngọn lửa như vậy làm bạn sống động, sự năng động của lòng bi nâng đỡ bạn không ngưng nghỉ và không vơi cạn, ngày này sang ngày khác suốt cuộc đời bạn. Quả là hơi khó tưởng tượng, trừ khi người ta có dịp gặp một một ví dụ sống về chuyện đó – và nó luôn luôn có. Ngọn lửa người ta thấy trong mắt mẹ Teresa hay tu viện trưởng Pierre chẳng hạn, vừa là một dấu hiệu vừa là một khích lệ : mỗi chúng ta đều có cái tiềm năng này của tình thương và có thể làm những điều kỳ diệu nhờ nó.

Người ta có thể so sánh động cơ chân chính với một cành cây ghép. Hiếm khi một sự ghép cành thành ngay cú đầu tiên : phải làm nhiều lần để việc đó thành công. Sự làm thử ban đầu có lẽ có những bước giả vờ : làm sao đòi hỏi giúp đỡ những người khác khi phần nhiều những tương quan của chúng ta được gợi thành từ bám luyến hay ghét bỏ ? Tuy nhiên, dù sự dấn thân của chúng ta vẫn còn chỉ trên ngôn từ, ít ra nó cũng có lợi lạc là không làm hại một ai. Nhưng chúng ta chớ quên rằng động cơ này được ghép cành trên cái tiềm năng lòng bi nó luôn luôn ở nơi chúng ta, để cho động cơ đó được biểu lộ qua một khả năng thật sự thương yêu những người khác. Và động cơ chúng ta càng mạnh, năng lực của lòng bi càng dẫn nước tưới cho cuộc đời chúng ta. Cho đến khi trở thành hoàn toàn tự nhiên và luôn luôn sẵn sàng vận động – một bản chất thứ hai.

-----o0o-----

Trích “Nghệ Thuật Để Sống Trọn Vẹn Ý Nghĩa Cuộc Đời”

Tác giả: Akong Tulku Rinpoche
Người dịch: Nguyễn An Cư

Nhà xuất bản Thiện Tri Thức, 2001.

 

Bài viết liên quan